Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam

Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam

[toc]


Giới thiệu ebook

Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam


Từ năm 2007 đến nay, tôi thường xuyên về Việt Nam. Sau 42 năm miệt mài trong môi trường kinh doanh Trung Quốc và trước đó, ở Mỹ, tôi thực sự thấy chán thức ăn và con người Trung Quốc; cũng như lối sống vội vã và sự ngạo mạn của người Mỹ. Tôi muốn tìm một điều gì đó khác hơn và hy vọng Việt Nam sẽ là “quê hương thực sự” cho phần đời còn lại của mình.

Tôi không có nhiều ảo tưởng về đất nước này nên cũng không có những thất vọng gì lớn lao. Những vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa rất giống những gì tôi thấy ở Trung Quốc 15 năm về trước, hay Thái Lan, Mã Lai… 30 năm về trước. Thời đại siêu tốc về thông tin của thế giới Internet đã không đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi quốc gia theo đà tiến hóa của nhân loại.

Tuy vậy, có một điều khác biệt: tôi không sinh ra hay lớn lên tại Trung Quốc hay Thái Lan, Mã Lai… nên tôi chỉ cười với những người nước ngoài khác khi họ phê bình hay giễu cợt điều gì đó nghịch lý và thua kém của dân bản xứ, nhưng với Việt Nam, nơi tôi gọi là “quê hương”, điều này thường làm tôi đau lòng và trăn trở.

Có lẽ trăn trở hơi nhiều, nên tôi mất ngủ thường xuyên. Nhưng cũng nhờ những đêm thiếu ngủ này mà các bạn có cơ hội đọc những suy nghĩ của tôi về Việt Nam qua các bài viết sau đây. Dĩ nhiên, tư duy này rất chủ quan, phiến diện… nhìn từ góc cạnh một anh “Việt kiều” quá già để thay đổi nhiều về tư duy, định kiến, quy tắc, nền tảng luân lý… đã phát sinh trong một môi trường khác hẳn các bạn.

Nhưng tôi lại có một niềm tin mãnh liệt vào “con người” Việt Nam, nhất là khi họ phải đối đầu với nghịch cảnh và thử thách. Tôi nhớ hơn 1 triệu người Việt đã đến Mỹ vào thập niên 1970, không một đồng xu dính túi, không một học thức gì đáng kể, không một giúp đỡ nào từ cộng đồng người Việt (tất cả đều là lính mới). Từ hai bàn tay trắng, trong hơn 10 năm họ đã tiến bộ vượt bậc để bắt kịp các cộng đồng người Hoa, người Ấn, người Phi… đã tồn tại cả trăm năm trước họ. Con cái họ đã làm rạng danh người Việt tại các trường trung học, đại học. Doanh nhân Việt kiều đã đạt những thành tích làm mọi người nể phục. Đó là phẩm chất của con người Việt mà tôi không bao giờ mất niềm tin.

Tập sách này được viết lại để ghi nhận và chia sẻ cùng tất cả người Việt niềm tin đó.

Sau cùng, tôi xin được cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, cùng các bạn bè (quá đông để kể hết tên), những người bạn chân tình đã hỗ trợ và khuyến khích tôi rất nhiều trong những lần về với quê hương. Tôi cũng cám ơn anh Nguyễn Hồ, chị Lê Bình đã giúp tôi hiệu đính và hoàn chỉnh tập sách này. Tôi cũng xin cảm ơn Công ty Sách Thái Hà và tất cả nhân viên đã giúp tôi đưa cuốn sách này đến với độc giả trên toàn quốc. Trên hết, tôi xin cảm ơn mọi người Việt tôi đã gặp trên các nẻo đường của thế giới, dù thân hay sơ, dù tốt hay xấu, dù thành công hay thất bại… đều dạy tôi những bài học quý báu và đáng nhớ. Những bài học giúp tôi trở thành một con người “Alan” ngày nay.

Với tất cả trân trọng cho quê hương chúng ta!

Alan Phan

Sài Gòn, ngày 5 tháng 5 năm 2011

***
Bộ sách Góc Nhìn Alan gồm có:
***

Không có sáng tạo nếu chỉ trông chờ vào nhà nước

Báo Vef.vn, ngày 29/3/2011.

(VEF.VN) – TS. Alan Phan cho rằng, dù Chính phủ có nhiều cơ chế hỗ trợ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đừng quá trông chờ thụ động ở chính sách của Chính phủ, nhất là tiền bạc từ ngân sách. Sức mạnh sáng tạo nằm chính ở tư duy chủ động vươn lên của các doanh nghiệp.

Cần một nền giáo dục để khơi dậy thói quen sáng tạo

Nhà báo Phạm Huyền: Sự sáng tạo có liên quan tới môi trường kinh doanh, đến cơ chế chính sách. Một bạn đọc tên là Đức, kĩ sư công nghệ thông tin của một cơ quan quản lý Nhà nước chia sẻ với Diễn đàn rằng, nhóm kĩ sư của bạn được giao nhiệm vụ nhập khẩu một phần mềm về sử dụng, nhưng sau đó, nhóm phát hiện có lỗi và đã đề xuất tự phát triển một phần mềm thay thế có tính năng nổi trội hơn. Tuy nhiên, đề xuất đã không được cấp trên đồng ý. Bạn đọc này bày tỏ, do cơ chế Nhà nước, sự nỗ lực sáng tạo của nhóm bạn chưa được nhìn nhận. Xin hỏi Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng suy nghĩ sao về câu chuyện này?

TT. Nguyễn Văn Lạng: Tôi cảm thấy rất đáng tiếc với quyết định của ai đó về nhóm chuyên viên này. Bất kì ai cũng có sai sót, kể cả những tập đoàn khổng lồ. Một phần mềm của một hãng rất nổi tiếng vào Việt Nam gặp lỗi là chuyện rất bình thường. Điều đáng hoan nghênh là sự phát hiện ra lỗi đó và thậm chí có ý chí muốn làm ra một sản phẩm ưu việt hơn. Nhưng rất tiếc là hạt giống ươm mầm đó chưa được đặt vào mảnh đất phù hợp để nó thành cây, ra quả.

Tôi mong nhóm bạn đó sẽ tìm tới những nơi có điều kiện cho họ phát triển như các vườn ươm doanh nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm hay những cơ sở có điều kiện sử dụng công nghệ đó. Ở đó, các bạn sẽ thỏa mãn được nguyện vọng của mình.

Xin nói với bạn đọc rằng, bạn hoàn toàn có thể liên lạc với tôi vì hiện tại trên khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng có 28 nhóm như thế. Những trung tâm như thế sẽ giúp các bạn trẻ tạo ra được một môi trường pháp lý, có đầy đủ điều kiện, chính sách hỗ trợ kể cả về mặt tài chính để các bạn phát triển ý tưởng của mình thậm chí tạo nên những doanh nghiệp lớn.

Về lâu dài, cần có một môi trường tốt để kích thích sự sáng tạo, đầu tiên phải nói tới môi trường học tập như phòng thí nghiệm tốt, giảng viên nhiệt tình. Ví dụ như ở Đại học Stanford, họ tạo ra một môi trường mà ai sống trong đó cũng cảm thấy có sự đam mê, muốn làm việc không phải là tám tiếng. Tôi rất mong chúng ta có thể tạo ra được nhiều môi trường như vậy.

Thứ hai là môi trường pháp lý. Các bạn cũng không nên băn khoăn nhiều quá về ý tưởng của mình, nếu nó thực sự tốt thì chắc chắn sẽ trở thành sản phẩm.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, các em bé học sinh lớp 1 của chúng ta thường được dạy rằng, Việt Nam là một quốc gia rừng vàng biển bạc, con người Việt Nam rất thông minh. Nhưng rồi khi trở thành những người trưởng thành, chính những công dân Việt Nam đó đã thấy, nền kinh tế hôm nay của ta vẫn dậm chân ở trình độ công nghệ thấp, lắp ráp, xuất khẩu thô. Vậy trong nền giáo dục của chúng ta cần có sự điều chỉnh như thế nào để khơi dậy những ý tưởng đột phá ngay từ lứa tuổi mầm non, thưa ông?

TT. Nguyễn Văn Lạng: Theo tôi, qua kinh nghiệm của nhiều nước phát triển trên thế giới và ở Việt Nam, với những gì đã trải qua thì cái quyết định vẫn là con người, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần chứ không phải là đủ, là tất cả. Kể cả những quốc gia giàu có cũng có lúc không còn tài nguyên nữa. Rõ ràng tài nguyên lớn nhất là con người.

Dân tộc Việt Nam có đặc thù là những người rất thông minh, cần cù, nhẫn nại, chịu khó và đang trong độ tuổi bình quân trẻ so với thế giới. Nếu chúng ta không chớp thời cơ này thì sẽ có lúc chúng ta trở nên già cỗi.

Nhật, Nga là những quốc gia già, còn Việt Nam là quốc gia trẻ, có 62-63% dân số ở độ tuổi dưới 40. Vấn đề của chúng ta là khai thác có hiệu quả nguồn lực trong đó yếu tố quan trọng là đào tạo.

Chắc chắn chúng ta sẽ phải nghĩ đến chuyện xây dựng những trung tâm, những viện nghiên cứu đẳng cấp ngang hàng với các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Lúc đó chúng ta mới có đội ngũ hàng trăm nghìn kỹ sư đạt những tiêu chuẩn mà chúng ta cần, ví dụ như IT, phần mềm, công nghệ sinh học để Việt Nam giữ vững là cường quốc nông nghiệp thế giới.

Nhà báo Phạm Huyền: Xin hỏi TS. Alan Phan, theo ông, để có một nền kinh tế sáng tạo phát triển thì ngay tại các cơ sở đào tạo của Việt Nam hiện nay cần phải chú ý những điều gì khi thiết kế chương trình giảng dạy?

TS. Alan Phan: Tôi chưa từng giảng dạy ở Việt Nam nên không rõ lắm về môi trường dạy học ở nước nhà, nhưng tôi đã làm việc và giảng dạy nhiều năm tại Trung Quốc. Tôi nghe nói nền giáo dục của Trung Quốc cũng gần giống ta. Khuyết điểm của nền giáo dục nước này là một hình thái và giáo trình rất giáo điều, lý thuyết. Phần lớn tư duy của sinh viên là sao chép và luôn coi những lời giảng của thầy là đúng.

Tôi thấy nền giáo dục của Trung Quốc cũng khập khiễng và tệ hại là vì những thụ động đó. Sinh viên nếu muốn vươn vai tiến bộ cùng với những tầng lớp cao hơn về trí tuệ thì cần phải có tư duy, biết khám phá, biết đặt câu hỏi và nền giáo dục phải được tự do để phát triển đúng mức.

Ví dụ như ở Mỹ, học trình của Havard và Stanford là những học trình tốt nhất nhưng không áp dụng cho toàn nước Mỹ. Có nhiều học trình trái ngược với Havard và không thể nào rập khuôn hay bắt người ta phải theo như vậy dù là mô hình tốt nhất. Đó là sự sáng tạo, là sự tự do mà tôi thấy nền giáo dục của Trung Quốc còn thiếu sót. Và chính điều này làm trì trệ nền kinh tế của họ. Việc họ bỏ hàng nghìn tỷ vào việc khuếch trương công nghệ xanh thì đó chỉ là hình thức phô trương, không có một thực tế rõ ràng. Chính phủ Mỹ đã chẳng giúp ích gì cho sự sáng tạo. Những doanh nghiệp mới hoàn toàn dựa vào những nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của tư nhân, tuỳ thuộc rất nhiều vào thị trường.

Họ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào từ chính phủ Mỹ, cơ quan bỏ tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư vào kinh tế sáng tạo. Tôi rất phản đối và không đồng tình với chính sách này của Mỹ. Mặc dù vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế đột phá và có nhiều khả năng đi xa nhất trên thế giới. Tất cả những nhân tài trên thế giới đều muốn quy tụ về đó để thi thố những kỹ năng của mình thay vì đi qua Trung Quốc chẳng hạn.

Khơi dậy sự sáng tạo ngay từ nông nghiệp

Nhà báo Phạm Huyền: Nếu nhìn theo con mắt của cộng đồng các doanh nghiệp FDI thì chúng ta luôn tồn tại khung pháp lý với nhiều khiếm khuyết. Nếu nhìn từ góc độ doanh nghiệp thì bài toán về vốn luôn là bài toán đau đầu nhất. Và nền giáo dục của chúng ta là như vậy. Vậy xin hỏi TT. Nguyễn Văn Lạng, đâu là thách thức lớn đối với Việt Nam khi phát triển nền kinh tế sáng tạo? Chính phủ nên khuyến khích tư duy sáng tạo bằng cách nào?

Mời các bạn đón đọc Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam của tác giả Alan Phan.

Download ebook

Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Một Tư Duy Khác Về Kinh Tế Và Xã Hội Việt Nam Tweet! Từ năm 2007 đến nay, tôi thường xuyên về Việt Nam. Sau 42…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Trả lời