Mi Ngôn

Mi Ngôn

Giới thiệu

Mi Ngôn




Bách Dận có gia cảnh tốt, ngoại hình ưa nhìn, từ trước đến nay chỉ làm việc khiến mình vui vẻ. Từ góc nhìn của hắn, trên thế gian này không có việc gì quan trọng hơn chính mình, cũng không có gì cần phải lấy lòng hơn chính mình.

Cho đến khi hắn gặp Ma Xuyên, ngôn quan tiếp theo của tộc Tằng Lộc.

Bách Dận: “Cái tên Ma Xuyên này có ý nghĩa sâu xa gì tại tộc Tằng Lộc của các anh không?”

Ma Xuyên: “Ma Xuyên, âm Phạn là mamaka^ra, nghĩa là “thuộc về tôi’, nghĩa là tất cả mọi thứ ngoài thân thể tôi ra. Tôi và những gì thuộc về tôi là cả thế giới.”

Ban đầu, Bách Dận cảm thấy cái tên này khá ngầu, sau đó mới biết đó chẳng qua là một cái gông xiềng mà người Tằng Lộc dành cho vị thánh tử núi tuyết này.

Tôi và những gì thuộc về tôi, nếu đã có được rồi thì không nên tham nhiều hơn, tận tâm tận lực phụng dưỡng thần linh, truyền đạt thỉnh cầu của tộc nhân, vô dục vô cầu.

Họ gọi anh là “Tần Già”, kính anh yêu anh, tôn anh làm bề trên, nhưng họ cũng buộc lên chân con chim truyền âm này những xiềng xích nặng nề, làm anh có cánh nhưng khó mà bay liệng.

Ngôn quan cấm dục trên núi tuyết x nhà thiết kế trang sức trong thành phố

Ma Xuyên (Tần Già) x Bách Dận

[Dân tộc giả tưởng, bối cảnh giả tưởng]

***

Chiếc xe lắc lư, tôi ngủ mơ màng. Trong lúc nửa mơ nửa tỉnh, suy nghĩ của tôi lại nhảy múa trong các loại cảnh tượng kỳ lạ, một giây trước tôi đang đi tàu lượn siêu tốc trong công viên giải trí, giây tiếp theo tôi đã ở trên bề mặt của mặt trăng.
 
Lại một giây nữa, nóng lạnh giao nhau, tôi đứng trước cửa núi, nhìn “Chùa Kích Trúc” xinh đẹp cổ kính trên tấm bảng trên đầu, bên tai nghe thấy giọng nói đan xen của các nữ tu trong chùa.
 
Những âm thanh đó già trẻ đều có, âm điệu chậm rãi nhưng tất cả đều lặp lại cùng một câu một cách cứng nhắc và thờ ơ: “Sư phụ Huyền Đàm không tiếp khách, mời thí chủ trở về.”
 
Hương nghiêm kích trúc (1), cắt đứt mọi tà kiến (2), do đó có tên là Chùa Kích Trúc.
 
(1) 香严击竹: Hương nghiêm kích trúc: Một điển cố Phật giáo kể về câu chuyện của thiền sư Zhixian của chùa Xiangyan, người đột nhiên giác ngộ Đạo giáo thông qua âm thanh gạch vụn va vào tre.
 
http://thuongchieu.net/index.php/chuyende/thiensutrunghoa/1635-hng-nghiem-tri-nhan
 
(2) Một thuật ngữ Phật giáo, chỉ những cách nhìn nhận thiếu hiểu biết hoặc sai trái.
 
https://baike.baidu.com/item/%E9%82%AA%E8%A7%81/18484595
 
Khi tôi tám tuổi, Giang Tuyết Hàn phá vỡ hồng trần, xuất gia trở thành một ni cô, không còn là một người mẹ, một người con gái mà chỉ là một người xuất gia bình thường trong Chùa Kích Trúc.
 
Trong lòng tôi đã hết hi vọng từ lâu, ngơ ngác quay đầu lại, trong nháy mắt trở lại kỳ nghỉ đông năm tôi mười một tuổi.
 
Trong kỳ nghỉ đông năm đó, tôi và bố con Nghiêm Sơ Văn đi một quãng đường dài, mất trọn hai ngày để đến một nơi gọi là Thố Nham Tung dưới chân núi tuyết Thương Lan.
 
Ở đó ánh nắng lóa mắt, bầu trời trong xanh, tường nhà trắng như sữa, mọi người đều mặc những chiếc áo choàng kỳ lạ hoàn toàn khác với người Hạ, nói một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà tôi không thể hiểu được.
 
Cha của Nghiêm Sơ Văn là giáo sư Đại học Dân tộc, hết lòng nghiên cứu văn hóa dân gian, năm đó ông đưa sinh viên của mình đến Thố Nham Tung để khảo sát, được châu trưởng tiếp đón nồng nhiệt, không chỉ đích thân chào đón chúng tôi mà còn sắp xếp chuyên gia đưa chúng tọi đi đến làng trại của tộc người Tằng Lộc ở Thố Nham Tung để tham quan du lãm.
 
Đối với nhóm khảo sát, đây là một cơ hội hiếm có để tìm hiểu về dân tộc thiểu số Tằng Lộc nên đương nhiên họ rất trân trọng. Một nhóm người tụ tập lại với nhau, tranh dán tường người ta dán trên cửa thôi cũng có thể thảo luận nửa ngày.
 
Từ nhỏ Nghiêm Sơ Văn đã được nghe và tiếp xúc nên cũng thích những thứ này, nghe đến say sưa. Tuy nhiên, tôi thì lại không biết gì về phong tục dân gian, nghe mà nhức đầu. Thấy không có ai để ý đến mình, tôi dứt khoát rời khỏi đoàn, đi lung tung trong thôn.
 
Người hướng dẫn đưa chúng tôi đi tham quan đang sống ở ngôi làng đó sử dụng tiếng Hạ sứt sẹo nói cho chúng tôi biết rằng ngôi làng đó được gọi là “Bằng Cát”, có nghĩa là “nơi gần bầu trời nhất”, là ngôi làng lớn nhất trong tộc Tằng Lộc. Mà điểm cao nhất của ngôi làng, tòa nhà với những bức tường trắng ngói vàng, là “miếu Lộc Vương” của họ, nơi nhiều thế hệ “Ngôn quan” chuyên phụng sự các vị thần đã từng sinh sống.
 
Giáo sư Nghiêm rất quan tâm đến Ngôn quan, hy vọng được gặp người đó để thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn. Nhưng người dẫn đường lại là một người Tằng Lộc sùng đạo, dẫn bọn tôi đi tham quan làng trại thì không sao nhưng lại không dám tùy ý mang người ngoài vào quấy rầy sự thanh tịnh của Ngôn quan. Giáo sư Nghiêm thăm dò mấy lần cũng chỉ được câu trả lời như nhau, cuối cùng đành phải tiếc nuối bỏ cuộc.
 
Khi còn bé, tôi rất nghịch, càng không cho đi tôi càng muốn đi, lắc qua lắc lại trèo lên trên cầu thang thật dài kia.
 
Cả thôn làng đều được xây trên núi, từng lớp từng lớp dốc lên, trên đỉnh núi chỉ có một tòa nhà, chính là nơi của thần miếu.
 
Cổng chính mở, trong viện vắng lặng, không thấy bóng người, tôi chần chừ một chút rồi mới bước vào trong miếu.
 
Tò mò nhìn xung quanh, tôi đi vòng quanh tòa nhà cao tầng, trong lòng phân biệt sự khác biệt giữa nó và chùa Kích Trúc, đột nhiên tôi nghe thấy tiếng gõ cửa trầm đục bên tai.
 
“Cộc! Cộc!”
 
Âm thanh rất kỳ lạ, tôi lặng lẽ tìm kiếm sân sau nơi phát ra âm thanh. Rẽ qua một góc, tôi liền thấy hai bóng người một đứng một quỳ ở dưới gốc cây bách cao ở hậu viện.
 
Người đàn ông đang đứng mặc áo choàng trắng, trông khoảng bốn mươi tuổi, gò má gầy, vẻ mặt giận dữ, trên tay cầm một cây gậy to và dài, giáng vào lưng cậu bé đang quỳ.
 
Cậu bé trạc tuổi tôi, nước da trắng trẻo, nét mặt rắn rỏi không giống người Hạ, chỉ mặc độc một chiếc áo trong mùa đông lạnh giá. Mắt nhắm nghiền, nghiến răng chịu đựng những trận đòn roi liên tục, dù thái dương chóp mũi đều đã rịn mồ hôi mà hắn cũng không thốt ra tiếng nào.
 
Mà hắn càng bướng bỉnh thì khuôn mặt của người đàn ông trung niên càng trở nên lạnh lùng, hung dữ chửi mắng câu gì đó rồi lại quất roi liên tục.
 
Thắt lưng thiếu niên sụp xuống, hai tay chống trên mặt đất, suýt nữa thì bị đánh ngã xuống đất.
 
Tôi là một đứa trẻ thành phố được giáo dục trong thời đại mới, luôn thực hành khái niệm bình đẳng và tự do, có khi nào gặp phải những chuyện này đâu? Tôi không nhịn được hít vào một hơi, lùi một bước trên con đường quay trở lại.
 
Cũng vào lúc này, dường như cậu bé đã cảm nhận được điều gì đó, bất chợt ngước mắt lên nhìn về phía tôi.
 
Ánh mắt đó toát lên vẻ đau đớn không chịu nổi nhưng cũng vô cùng hung dữ, giống như một con sói con vô tình sa vào cạm bẫy, cho dù rơi vào thế bất lợi, bị trọng thương vẫn phải tự trang bị cho mình móng vuốt, răng nanh sắc nhọn, không bao giờ cho phép người khác đánh giá thấp mình.
 
Tôi bắt gặp đôi mắt đen láy ấy rồi trong nháy mắt, từ từ tỉnh lại.
 
Chung quanh đâu còn là thần miếu thần bí trang nghiêm của tộc người Tằng Lộc nữa, rõ ràng là chiếc xe bán tải cũ nát của Nghiêm Sơ Văn.
 
Tôi còn đang mơ màng, thì ra là Nghiêm Sơ Văn vô tình lái xe qua một ổ gà lớn, dưới thân cái xe bán tải bị vấp, dù đã thắt dây an toàn nhưng mông và ghế cũng tách rời nhau được tròn hai giây.
 
Không có gì ngạc nhiên khi tôi lại mơ về tàu lượn siêu tốc…
 
Lần này tôi hoàn toàn tỉnh táo, lặng lẽ nắm lấy tay vịn phía trên.
 
“Không đùa chứ… Bây giờ tớ mở một bài DJ thần khúc là hai đứa mình có thể nhảy được cả bài mà không cần đứng lên luôn đấy, cậu tin không?” Tôi nhìn đồng hồ. Nghiêm Sơ Văn nói rằng từ sân bay Sơn Nam đến Bằng Cát sẽ mất hai tiếng, giờ mới chỉ được nửa lộ trình, tôi không nhịn được hỏi: “Tiếp theo đây chỉ toàn đi con đường này à?”
 
Nghiêm Sơ Văn dành thời gian liếc nhìn tôi: “Bị lắc tỉnh rồi à? Địa phương nhỏ là vậy đấy, chắc chắn không thể so sánh với Hải Thành, nhưng cũng đã rất tốt rồi. Cậu có nhớ lúc còn nhỏ chúng ta đến đây không? Đường xá còn kém hơn nữa, ở trong xe lắc hơn một ngày, nửa số người trong xe đều nôn ra.”
 
Tôi liếc nhìn những tảng đá xám vàng hai bên đường ngoài cửa sổ, giọng ngái ngủ nói: “Quên rồi.”
 
Nghiêm Sơ Văn mỉm cười nói tiếp: “Trước đó kêu cậu tới mà cậu lúc thì đau đầu lúc thì phải ra nước ngoài, tớ còn nghĩ lúc nhỏ cậu bị lắc đến mức sinh ra bóng ma tâm lý rồi, không thích nơi này nữa, không ngờ cậu nói đến là đến, đột nhiên như thế.”
 
Tôi im lặng hồi lâu, xấu hổ không dám nói cho cậu ta biết lý do thực sự, chỉ nói là lâu quá rồi không nghỉ ngơi, muốn có một kỳ nghỉ dài cho bản thân.
 
Nghiêm Sơ Văn là một người thậm chí còn không có cả weibo chứ đừng nói là lướt TikTok, vì vậy cậu ta dễ dàng tin tôi, không hỏi thêm bất kỳ câu hỏi nào.
 
Có rất ít chuyến bay từ Hải Thành đến Sơn Nam nên tôi đặt vé rất gấp, 9 giờ sáng mới đặt được máy bay, 6 giờ đồng hồ báo thức reo, tôi giãy dụa đến 6 giờ rưỡi mới dậy, đổ cho mình một ly Americano không đường rồi kéo hành lý đi ra sân bay. Sau đó ở trên máy bay, tôi bị cơn buồn ngủ nặng nề và cafein trong máu cùng nhau tấn công, ngủ rồi lại tỉnh, không được an bình.
 
Thật vất vả mới đi đến được Bằng Cát, Nghiêm Sơ Văn đậu chiếc xe bán tải của mình bên ngoài Viện Phong tục Dân gian. Tôi xách vali của mình, tất cả những gì tôi muốn là vào phòng rồi nằm xuống ngủ. Nhưng Nghiêm Sơ Văn lại vô cùng nhiệt tình, bắt đầu từ bảng hiệu của “Viện nghiên cứu phong tục dân gian”, đi đến đâu là giải thích đến đó, nghe mà mặt tôi xanh như tàu lá, đầu óc càng ngày càng choáng váng.
 
“Tạm thời ở đây chỉ có tớ và đàn em, thuê thím trong thôn nấu cơm ngày ba bữa, nhưng địa phương nhỏ mà, vật dụng thiếu thốn, món ăn cũng đơn giản, cậu chịu khó nha…”
 
Tường sân làm bằng đá xám nhưng chỉ cao một mét, trong góc có một cái hiên, bên trên có một dây tử đằng rất to, đáng tiếc lúc này đang là mùa đông, thực vật đã ngủ đông từ lâu, chỉ có cành khô chứ không có lá.
 
Con chó nhỏ màu vàng nằm trong sân là do đàn em của Nghiêm Sơ Văn – Quách Thù mang về. Khi cô đến thăm nhà dân làng thì đúng lúc con chó trong gia đình nọ sinh được một lứa chó con tròn trịa dễ thương, dân làng nhìn thấy cô thích bèn cho cô một con.
 
“Nó tên là Nhị Tiền.” Nghiêm Sơ Văn chỉ vào con chó con lười biếng dưới ánh mặt trời: “Lúc đầu nó không được gọi như vậy đâu, sau đó khi nó được ba tháng tuổi, có hôm thừa dịp bọn tớ không để ý đã nhảy lên bàn nuốt hai mao tiền xu do Quách Thù để bên trên. Hai ngày sau đó hai bọn tớ đều phải kiểm tra phân của nó để xem nó có thải dị vật hay không, sau đó đành đổi tên nó thành Nhị Tiền, coi như là một bài học.”
 
Nghiêm Sơ Văn giới thiệu với tôi mọi thứ và dẫn tôi lên tầng hai, mở cửa một căn phòng gần nhất ra cho tôi vào.
 
“Nghỉ ngơi trước đi.” Nghiêm Chu Văn giơ tay liếc nhìn đồng hồ, nói: “Lát nữa có muốn ra ngoài tản bộ không?”
 
Tôi vừa định từ chối lại nghe đầu dây bên kia tiếp tục nói: “Thần miếu cách đây không xa, nếu muốn đi thì chúng tôi có thể đi bộ đến đó.”
 
Tôi mím môi nuốt lại những lời vừa nghĩ ra.
 
“Được, đợi tớ năm phút.”
 
Tôi nhanh chóng rửa mặt bằng nước lạnh, hất tóc trước gương, sau khi thu dọn xong, tôi gặp Nghiêm Sơ Văn ở tầng dưới rồi cùng nhau đi đến thần miếu trên đỉnh núi.
 
Bằng Cát nằm trong núi sâu, lại cao hơn mực nước biển nên lạnh hơn nhiều so với Hải Thành, ngay cả khi tôi quấn khăn quanh cổ và mặc áo khoác dày thì vùng da hở ra ngoài vẫn bị lạnh.
 
“Cậu đến đây đúng lúc thật. Vài ngày nữa sẽ là lễ hội thu hoạch mùa đông, là lễ hội lớn thứ hai ở đây sau sinh nhật Lộc Vương. Cầu mong năm sau mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trước thần miếu sẽ phát cháo, cậu có thể đi đến tham gia náo nhiệt một chút.”
 
“Ăn vào có thể kéo dài tuổi thọ hay là tiêu trừ bách bệnh?” Từ kẽ răng tràn ra sương trắng, tôi lạnh đến không nói nên lời.
 
“Cũng không được đâu, lấy điềm tốt thôi.” Nghiêm Sơ Văn cười nhẹ.
 
Trong những năm đầu, giao thông ở Thố Nham Tung không thuận tiện, nghèo nàn khép kín, trong châu có ít người Hạ, trong những năm gần đây chính phủ đang thực hiện mạnh mẽ công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng đường sá, kết nối Internet và phát triển du lịch, mặc dù số lượng người Hạ đến đây vào mùa đông vẫn chỉ là số ít nhưng đã không còn thu hút ánh mắt kinh ngạc của người Tằng Lộc nữa.
 
Hai cô gái trẻ đeo đủ loại trang sức cườm trên ngực, mặc trang phục nhiều lớp màu đen đi ngang qua chúng tôi, dường như họ có quen Nghiêm Sơ Văn, khi đi ngang qua thì mỉm cười gật nhẹ đầu với cậu ta.
 
Vào mùa đông rất lạnh, họ đội một chiếc khăn choàng dày màu đen trên đầu, hai bên trai phải có thêm hai đầu khăn quàng thật dài vòng quanh cổ rồi rũ xuống sau lưng, khi họ bước đi, những chiếc chuông bạc buộc trên chóp khăn* phát ra âm thanh nhỏ bé.

Mời các bạn mượn đọc sách Mi Ngôn của tác giả Hồi Nam Tước.

Download

Mi Ngôn

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Mi Ngôn Tweet! Bách Dận có gia cảnh tốt, ngoại hình ưa nhìn, từ trước đến nay chỉ làm việc khiến mình vui vẻ. Từ góc nhìn của…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close