Mai Hương và Lê Phong

Mai Hương và Lê Phong

[toc]


Giới thiệu ebook

Mai Hương và Lê Phong


“Đọc truyện trinh thám của Thế Lữ có thể thấy tuy mức độ đậm nhạt khác nhau trong từng tác phẩm nhưng chi tiết này, chi tiết khác đều gợi liên tưởng mạnh mẽ đến những truyện tiêu biểu nhất làm nên tên tuổi Edgar Poe…

Mở đầu và chứng cứ cũng như cách phá án đều phảng phất các truyện nêu trên của Poe. Mọi bí mật đều được phanh phui nhờ vào tài quan sát, phán đoán tâm lý nhân vật và những giả thuyết lập luận chặt chẽ logic của nhà thám tử nghiệp dư chứ không phải những thanh tra nhà nước, cảnh sát trưởng chuyên nghiệp. Cuối cùng hung thủ phải lộ mặt đúng như tiên đoán của Dupin, hay Lê Phong. Ở phần kết thúc truyện, việc tập họp đông đủ mọi người để công bố tên hung thủ tương tự như trong Mi cũng là một con người.”

(Hoàng Kim Oanh)

***

Lê Phong một phóng viên chuyên mảng phóng sự của báo Thời thế, có trụ sở tại Hà Nội. Phong là người nhanh nhẹn, vui vẻ, có đôi mắt sáng, linh động, có tài quan sát. Với tài năng đó, Lê Phong thích tham gia vào các vụ án bí ẩn và khám phá các sự thật bị che giấu.

Lê Phong là người hâm mộ Sherlock Holmes và áp dụng phương pháp suy luận của Holmes để suy luận.

Cộng sự với Lê Phong là Văn Bình, là nhân vật đóng vai trò ghi chép lại quá trình điều tra vụ án.

  Với truyện trinh thám, Thế Lữ đã sáng tạo ra cặp nhân vật thám tử Lê Phong và Mai Hương – một chàng và một nàng – được bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích. Họ là những người thông minh, có óc phán đoán và khả năng suy luận cao. Họ say mê nghề nghiệp, họ quyết liệt trong việc truy tìm cái ác để bảo vệ và đề cao cái thiện. Nhưng cũng cần phải nhìn ra rằng, cặp nhân vật Lê Phong và Mai Hương chính là hiện thân cho kiểu con người lãng mạn có tính lý tưởng của Tự Lực văn đoàn: trẻ trung, được giáo dục theo mô hình châu Âu, yêu tự do dân chủ, yêu khoa học và luôn hướng tới sự tiến bộ xã hội. ”

“    Học tập, vay mượn mô hình tiểu thuyết trinh thám phương Tây, cả Thế Lữ và Phạm Cao Củng đều xây dựng những series truyện về các thám tử như thám tử Lê Phong (Thế Lữ), thám tử Kỳ Phát (Phạm Cao Củng). Cả hai thám tử đều thông minh, lý trí, giỏi suy luận, phán đoán và lập luận logic để điều tra phá án. Thông qua hai thám tử, người đọc dễ dàng nhận thấy dáng dấp thám tử Sherlock Holmes của Conan Doyle. Điều này cũng không có gì là lạ, khi mà quá trình hiện đại hóa văn học đòi hỏi mọi thể loại phải diễn ra gấp rút, phải nhanh chóng đưa văn học Việt Nam hiện đại bước vào quỹ đạo của văn học thế giới. Thành công của Thế Lữ và Phạm Cao Củng là điều đáng ghi nhận và trân trọng.

***

Mai Hương và Lê Phong gồm có:

1. Người Phải Chết
2. Người Thiếu Nữ Kỳ Dị
3. Phóng Viên Và Trinh Thám
4. Mỹ Châu Và Trọng Thủy
5. Tin Dữ Trong Giây Nói
6. Ta Còn Gặp Nhau
7. Mặt Đối Mặt
8. Cái Bóng Theo Hình
9. Những Chuyện Kín Của Cô Mai Hương
10. Lê Phong Nổi Giận
11. M.H: Mai Hương
12. Lý Tuyết Loan
13. Năm Bộ Sách Quý
14. Trá Hình
15. Mắc Bẩy
16. Những Phút Cuối Cùng Của Lê Phong
17. Thế Rồi…
18. Những Câu Chuyện Lạ Lùng Của Lê Phong
19. Con Chim Xanh
20. Mai Hương Và Lê Phong

***
Thế Lữ, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và Máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.

Truyện của Thế Lữ, theo cách xếp quen thuộc được chia làm 3 thể loại chính: truyện kinh dị (Vàng và MáuBên đường Thiên Lôi), truyện trinh thám (Lê Phong và Mai HươngGói thuốc láĐòn hẹnTay đại bợm…) và truyện lãng mạn núi rừng (Gió trăng ngànTrại Bồ Tùng Linh).

***
Trời lạnh nhưng nắng ráo.

Ánh mặt trời buổi sáng tươi cười gội xuống những chòm lá cây thu, tươi cười chiếu lên các mặt tường cao lộng lẫy, vuốt ve màu áo của những cô nhan sắc đi cạnh những cậu lịch sự, và soi lấp loáng những xe hơi tối tân đang đỗ ở trước Đông Dương đại học đường.

Lớp dinh cơ nghiêm trang yên lặng này hôm đó bỗng như nhuộm màu trai trẻ.

Một người thiếu niên ăn mặc chải chuốt quần áo “flanelle”xám, đầu trần mượt láng, tay đeo một chiếc máy ảnh contax nhỏ, nhanh nhẹn bước lên thềm.

Chàng ta vui vẻ chào bọn người đứng tụ họp ở bên cửa chính, nhẹ nhàng len qua mấy bọn người khác, lúc vào tới”phòng đợi” .-một cái phòng trống trơn rất cao và rất rộng-Chàng ta đứng ghé vào cần bên phảI là cửa giảng đường.

Hai tay xoa vào nhau ra chiều thích ý, người thiếu niên lẩm bẩm:

-Mình đã tưởng đến muộn thế mà chưa có gì.

Ngoắt quay ra, chàng ta nhìn mấy ông giáo sư, mặc áo rộng đen bằng đôi mắt kính cẩn, nhưng hơi có vẻ ranh mãnh khôi hài rồi lại nhìn mấy người sinh viên trường y học đứng gần đấy. Họ đạo mạo trong bộ lễ phục mới và khấp khởi sượng sùng như mấy chú rể đến nhà tân nhân. Đó là mấy ông y khoa bác sĩ mới đỗ kỳ vừa rồi.

Những tiếng nói chuyện vang lên . Câu chuyện phần nhiều nói về cuộc phát bằng long trọng đầu tiên ở nước Việt Nam và về bài luận án rất có giá trị của Trần Thế Đoàn một người đỗ đầu y khoa bác sĩ.

Mấy người trông đây trông đó tỏ ý ngạc nhiên:

– Gần chín giờ rồi. Mà này, anh có thấy Đoàn đâu không?

-Không, có lẽ chưa đến.

-Sao bây giờ chưa đến nhỉ? Anh này có vẻ một danh nhân muốn cho mọi người chờ đợi mình…

Mấy tiếng cười lanh lảnh ở gần đó. Người thiếu niên chú ý thì thấy một cô thiếu nữ đang đọc tấm bảng yết tên những nhà tân khoa.

-Trần Thế Đoàn. Cái tên nghe lạ nhỉ.

Rồi cô hỏi một người bên cạnh:

– Người thế nào anh biết không?

-Biết. Người còn trẻ lắm, giỏi trai nữa. Anh Đoàn không có vẻ một nhà thông thái như các cô tưởng đâu.

– Thế chúng tôi tưởng thế nào? Anh chỉ hay nói mò. Một nhà thông thái cũng như người thường chứ sao? Mà nhà thông thái bây giờ có lẽ lại lịch sự hơn các anh nữa.

Nhưng không để ý đến vẻ náo động ấy, người thiếu niên cứ đi đi lại lại một cách lơ đãng, thỉnh thoảng đứng lại biên mấy chữ lên một cuốn sổ tay. Rồi lại thản nhiên lững thững đi trong phòng như đi giữa chỗ vắng. Tuy vậy, ai nhận kỹ, cũng thấy đôi mắt anh ta vẫn tinh nhanh và quan sát từng cử chỉ của mọi người, quan sát rất chóng nhưng rất chu đáo. Nét mặt linh động với cái miệng mím lại chốc chốc thoáng qua một nụ cười tỏ ra anh đương nghĩ đến một chuyện gì, mà chuyện ấy hẳn là vuilắm.

Đi tới cạnh bọn phóng viên, họ đến đó để làm bài tường thuật, người thiếu niên bỗng trông ra ngoài đường, vẻ mặt sáng hẳn lên, rối vội vã như có việc khẩn cấp vô cùng, anh chàng chạy ra cửa, ở đó, người ta đang dồn lại bắt tay một người mới đến, hấp tấp và lúng túng trong bộ Smoking mới may.

Người thiếu niên đến trước mặt người kia lễ phép nói:

-Thưa ông, nếu tôi không nhầm, ông chính là ông Trần Thế Đoàn?

Người mặc Smoking nhã nhặn thưa:

– Vâng, chính tôi.

– Còn những ba phút nữa mới mở cuộc phát bằng, vậy tôi muốn xin ông ba phút ấy.

– Nhưng…

– Ông đừng từ chối, ông Toàn quyền chưa đến. Tôi có một việc rất quan trọng muốn thưa với ông.

Rồi dìu Đoàn vào một góc phòng, người thiếu niên mỉm cười rút sổ tay đưa mắt nhìn Đoàn và nói:

– Xin ông thứ lỗi cho, tôi biết ông vội lắm, nhưng ông còn đủ thời giờ. Tôi là một người đi nhặt tin cho báo “Thời Thế” và muốn phỏng vấn ông ở đây.

Đoàn có vẻ ngạc nhiên và tỏ ý khó chịu:

-Ông phỏng vấn tôi?

– Vâng, tôi biết ông vẫn khiêm tốn, ông không ưa việc vô ích ấy, và không nhận cho ai phỏng vấn bao giờ. Nhưng báo “Thời Thế” là một báo đứng đắn rất xứng đáng được truyền những lời quý hóa của một nhà thông thái của quốc dân.

Không để Đoàn ngắt lời, người thiếu niên lại nói:

-Vả lại cuộc phỏng vấn sẽ rất nhanh chóng. Hai phút là cùng. Tôi sẽ đề tựa là: “Cuộc phỏng vấn vội vàng hai phút với bác sĩ Đoàn, tác giả tập luận án về những ánh sáng trong sự kinh nghiệm của y học Đông Dương”. Thưa ông, những điều dẫn chứng trong y lý đó là do sách tây dịch hay ông đọc trong nguyên bản?

Giọng nói thành thực và đôi mắt vui vẻ của người thiếu niên, khiến bác sĩ Đoàn không nỡ cự tuyệt. Đoàn ôn tồn đáp:

-Tôi đọc toàn ở các sách Tàu.

-Tôi cũng đoán thế. Nhưng chữ nho ông mới học, hay trước kia ông đã học rồi. . .

Trần Thế Đoàn đáp:

-Tôi tưởng điều đó có quan hệ gì…

– Có chứ, xin ông cứ cho biết…

– Tôi cần phải khảo cứu đến các sách Tàu nên mới để tâm học cẩn thận, trước kia thì không.

-Đó là một điều chưa báo nào biết mà nói đến. Ngoài việc y học, ông còn để tâm đến khoa học nào khác nữa không

-Có,có vật lý học và hóa học tôi vẫn chuyên chú đến, có hai khoa ấy giúp ích cho những cuộc nghiên cứu của tôi sau này rất nhiều, nhưng bây giờ hết giờ rồi, nếu ông muốn, tôi xin đáp sau khi về nhà .

Người thiếu niên bỗng hỏi một câu đột nhiên:

– Lúc nãy ông ở nhà viết một bức thư dài phải không ? Ông cần viết đến nỗi chút nữa thì lỡ mất một việc quan trọng là hôm nay có cuộc phát bằng long trọng.

Đoàn kinh ngạc nhìn người thiếu niên thì anh ta tiếp:

– Mà lại vừa nhận được một bức thư lạ, một bức thư làm cho ông bối rối có phải không?
 

Mời các bạn đón đọc Mai Hương và Lê Phong của tác giả Thế Lữ.

Download ebook

Mai Hương và Lê Phong


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Mai Hương và Lê Phong Tweet! “Đọc truyện trinh thám của Thế Lữ có thể thấy tuy mức độ đậm nhạt khác nhau trong từng tác…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose