Magellan – Stefan Zweig

Magellan – Stefan Zweig

[toc]


Giới thiệu ebook

Magellan – Stefan Zweig


Một quyển sách có thể ra đời từ nhiều tình cảm rất khác nhau: niềm phấn khởi, lòng biết ơn, sự phẫn nộ buồn phiền. Đôi khi vì mục đích tìm hiểu sự kiện và con người mà ta cầm bút. Cũng có khi để kiếm sống, để tự phê bình. Các tác giả cần biết lý do khiến mình chọn đề tài này nọ, riêng về quyển sách này thì tôi biết rõ vì sao tôi viết. Nó sinh ra từ một tình cảm ít có dịp thấy trong đời nhưng rất mãnh liệt, đó là sự xấu hổ.

Câu chuyện là thế này. Cách nay mười tám tháng, tôi có dịp đi Nam Mỹ, đây là chuyến đi từ lâu mong ước. Tôi biết rằng ở Brazin tôi sẽ được viếng thăm vài ba thắng cảnh vào loại đẹp nhất thế giới và ở Achentina, bạn bè đang dành cho tôi những cuộc gặp gỡ thú vị. Chỉ cầu vậy thôi đã thấy dễ chịu lắm rồi, chuyến đi này lại gặp nhiều may mắn: biển thì lặng tờ không sóng gió, con tàu thì nhanh, thênh thang rộng. Chuyến đi thoải mái làm ta quên đi mọi buồn phiền ràng buộc hàng ngày, và tôi đã tận huởng dịp nghỉ ngơi ấy. Nhưng tự dưng, đâu vào ngày thứ bảy thứ tám gì đó, tôi đâm ra bồn chồn sốt ruột. Cứ mãi bầu từ xanh ấy, cứ mãi mặt biển êm ru ấy! Tự dưng tôi cảm thấy thời gian trôi sao mà chậm chạp. Tôi mong đến bến bờ biết bao, và thế là cái thú êm đềm ấm áp làm tôi đâm khó chịu. Tôi thấy mệt, cứ phải nhìn mãi những khuôn mặt quen thuộc, thấy hết chịu nổi cái cung cách phục vụ đều đều chính xác và bình thản trên tàu. Tiến nhanh lên! Nhanh nữa! Con tàu lịch sự tiện nghi ấy lướt sóng nhanh thế mà tôi cứ thấy nó chạy sẽ sàng thế nào ấy!

Nhưng rồi tôi chợt thấy xấu hổ quá. Làm sao mà lại nghĩ như vậy được chứ? Ở đây anh có mọi thứ. Ban đêm nếu thấy lạnh, anh chỉ cần xoay nút điện, cabin lập tức được sưởi ấm. Ban ngày nếu thấy nóng nực, anh chỉ cần bước một bước, mở quạt máy: mươi bước nữa, bể bơi đang đón mời anh. Tới bữa, anh có thể gọi bất cứ món gì, rượu gì, mọi thứ đều ê hề. Khi thích, anh tìm chỗ vắng để đọc sách, còn muốn giải trí thì trò tiêu khiển đấy, bạn bè khách khứa đấy. Anh có mọi tiện nghi, đủ thứ an toàn, anh biết sẽ tới đâu, mấy giờ tới, anh sẽ được đón tiếp ân cần, và từ Luân Đôn Paris, Buenos Aires, và New York, người ta biết chính xác con tàu anh đang có mặt ở điểm nào trên trái đất. Hãy nhớ lại người xưa đi biển như thế nào. Hãy so sánh chuyến đi này với những chuến đi của các nhà hàng hải táo tợn đã tìm ra các đại dương. Hãy hình dung, bằng những chiếc thuyền buồm thảm hại, họ đã lao vào khoảng vô biên như thế nào. Không rõ đường đi, mất hút trong đêm tối, phơi mình giữa hiểm nguy mưa nắng, giữa đói khát bệnh tật. Đêm không có ánh sáng, nước uống mặn chát trong thùng gỗ thức ăn là những mẩu bánh khô cứng như đá với mỡ muối, mà đôi khi cũng chẳng có, phải nhịn đói dài dài. Không giường không đệm, nóng như thiêu, rét như cắt và thêm nữa, cầm chắc rằng mình bơ vơ, hoàn toàn trơ trọi giữa sa mạc nước mênh mông. Năm này tháng khác, người nhà chẳng biết họ đang ở đâu và cả họ nữa họ cũng chẳng biết mình đang tới đâu. Cái đói kề vai họ, cái chết bao quanh họ. Họ biết là không ai có thể tới cứu họ, không có cánh buồm nào tiến về phía họ trên mặt biển xa lạ kia. Không ai đưa họ ra khỏi cơn tuyệt vọng hoặc báo giùm tin họ đã chết. Chỉ cần nhớ lại những chuyến đi ấy thôi, là tôi đã thấy xấu hổ biết chừng nào.

Cái ý nghĩ này ám ảnh tôi suốt chuyến đi. Tôi nghĩ tới các vị anh hùng vô danh ngày ấy. Tôi muốn biết thêm về họ, và những chiến công đã từng làm tim tôi xao động khi tôi còn bé. Tôi tới thư viện dưới tàu tìm đọc vài quyển sách. Trong những thiên anh hùng ca ấy, chuyến đi của Ferdinand Magellan làm tôi xúc động nhất, chuyến đi khởi hành từ Séville trên năm chiếc thuyền buồm với ý đồ đi vòng quanh trái đất, chuyến phiêu lưu huy hoàng vào bậc nhất trong lịch sử loài người, chuyến đi của hai trăm sáu mươi lăm con người quả cảm, khi về chỉ còn mười tám. Mười tám người trên một con thuyền rệu rã nhưng với ngọn lửa chiến thắng chết cao trên đỉnh cột buồm. Những quyển sách trên tàu chẳng cho tôi biết mấy về Magellan, cho nên khi trở về Âu châu, tôi tiếp tục tìm tòi, rất ngạc nhiên về những điều hiểu biết quá ít ỏi chung quanh chuyến đi ấy và nhất là sự bấp bênh của chúng. Tôi nghĩ rằng muốn cắt nghĩa cho mình hiểu rõ điều gì, tốt nhất là hãy tìm cách cắt nghĩa cho người khác hiểu.

Cuốn sách này đã ra đời như vậy, thú thật rằng nó đã làm cho tôi ngạc nhiên. Khi thuật lại chuyến đi một cách chính xác theo tư liệu thu thập được, tôi luôn có cảm giác đang thuật lại một câu chuyện do chính tôi bịa ra, đang thuật lại một trong những giấc mơ lớn nhất của loài người. Bởi, không gì sâu sắc hơn một sự thực có vẻ như là không thực. Trong các sự kiện lớn của lịch sử, vì chúng vượt quá xa tầm cỡ thông thường, chúng luôn chứa đựng một cái gì đó rất khó hiểu, khó tin. Nhưng chính là nhờ những điều khó tin như vậy mà nhân loại tìm tại được lòng tin tưởng nơi mình.

Stefan Zweig

***

Stefan Zweig sinh ra ở Viên (Áo). Cha ông lầ Moritz Zweig (1845–1926), nhà sản xuất dệt may giàu có người Do Thái; mẹ là Ida Brettauer (1854–1938), con gái một chủ ngân hàng người Do Thái. Ông là bà con của nhà văn Tiệp Khắc Egon Hostovský, người này mô tả Zweig là “một họ hàng xa”; có thuyết nói hai người là anh em họ.

Không tìm thấy động lực rõ ràng, ông bỏ học sớm. Việc học của ông chỉ bắt đầu khi ông đi qua nhiều nước ở châu Âu và kết giao với nhiều nhân vật quan trọng vào thời đại của ông. Ông có nhiều chuyến đi đến Ấn Độ, châu Phi, Bắc và Trung Mỹ, cũng như Nga. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì lý do sức khỏe yếu, ông không phải ra mặt trận mà được làm thủ thư, phụ trách quản lý tư liệu chiến tranh. Nhưng chỉ đến khi sống một thời gian ngắn gần trận tuyến, ông mới nhận ra sự điên rồ của chiến tranh, và từ đó trở thành người cổ vũ mạnh mẽ cho hoà bình.

Là một nhà văn có sức làm việc mạnh, ông đã viết nhiều tập tiểu sử (như quyển Ba bậc thầy bàn về Honoré de Balzac, Charles Dickens và Fyodor Dostoyevsky, xuất bản năm 1920), thêm truyện dài và truyện ngắn. Ông được ca ngợi là có óc phân tích tâm lý độc đáo, và có tài chắt lọc bỏ ra những tiểu tiết khiến cho những tập tiểu sử của ông đọc hấp dẫn như tiểu thuyết. Đến thập niên 1930, ông là một tác giả có tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.

Năm 1934, Adolf Hitler lên nắm quyền tại Đức, Zweig rời Áo sang Anh, ban đầu sống ở Luân Đông, đến năm 1939 chuyển đến Bath. Năm 1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức Quốc xã nhanh chóng chinh phục Tây Âu, Zweig và người vợ thứ 2 phải vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ, định cư tại Thành phố New York năm 1940. Hai người có 2 tháng làm khách của Đại học Yale ở New Haven, Connecticut, về sau thuê 1 căn nhà tại Ossining, New York.

Ngày 22 tháng 8 năm 1940, Zweig và vợ di cư tới Brasil, định cư ở Petrópolis, một thị trấn miền núi có đông đảo người Đức sinh sống, cách Rio de Janeiro 68 km về hướng bắc. Tháng 2 năm 1942, trong thời gian lễ hội ở Rio de Janeiro (Brasil), vì tâm trạng cô đơn và mệt mỏi, Stefan Zweig và vợ Lotte cùng nhau tự tử.

Năm 1948, truyện Bức thư của người đàn bà không quen biết đã được dựng thành phim có tựa Letter from an unknown woman, với Joan Fontaine thủ vai cô gái nhân vật chính, Howard Koch viết kịch bản và John Houseman là nhà sản xuất. Howard Koch cũng đã viết kịch bản cho phim Casablanca (1942), và John Houseman là nhà đồng sản xuất của phim “Công dân Kane” (Citizen Kane) (1941) – cả hai phim này được xếp vào nhóm 10 phim hay nhất mọi thời đại. Phim Letter from an unknown woman lấy bối cảnh là thành phố Wien vào khoảng năm 1900. Phim làm rơi lệ nhiều khán giả này nằm trong nhóm 100 phim hay nhất mọi thời đại, được Thư viện Quốc hội Mỹ xếp hạng “có ý nghĩa về mặt văn hóa,” và được tuyển chọn để lưu trữ tại Cơ quan Lưu trữ Phim ảnh Quốc gia của Hoa Kỳ.

Gần đây (2005), một phim khác được thực hiện ở Trung Quốc cũng dựa trên truyện này.

Năm 1968, một truyện khác được chuyển thể thành phim “24 giờ làm phụ nữ” (24 hours in a woman’s life), với nữ diễn viên chính là Ingrid Bergman, cũng khá thành công.

Năm 2014, Bộ phim Khách sạn Đế vương, xây dựng dựa trên cảm hứng từ các công trình ghi chép của ông với nội dung tôn vinh những “tia sáng mong manh của nền văn minh sót lại trong chốn man rợ vốn từng được biết đến là nhân đạo”, ra mắt trong sự ca ngợi của các nhà phê bình phim. Bộ phim dẫn đầu danh sách đề cử giải BAFTA với 11 đề cử, nhiều hơn bất kỳ bộ phim nào khác. Nó cũng giành được Giải Quả cầu vàng cho phim ca nhạc hoặc phim hài hay nhất và chín đề cử giải Oscar, bao gồm cả giải Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất. Bộ phim sau đó đã giành được 4 giải Oscar cho Thiết kế sản xuất xuất sắc nhất, Nhạc phim hay nhất, Thiết kế trang phục và Hóa Trang.

Mời các bạn đón đọc Magellan của tác giả Stefan Zweig.

Download ebook

Magellan – Stefan Zweig


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Magellan – Stefan Zweig Tweet! Một quyển sách có thể ra đời từ nhiều tình cảm rất khác nhau: niềm phấn khởi, lòng biết ơn, sự…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose