Lý Lịch Sự Vụ

Lý Lịch Sự Vụ

Giới thiệu

Lý Lịch Sự Vụ




“Lý lịch sự vụ” được viết từ năm 1822, từ chủ trương của Vua Minh Mạng, cho các quan từng giữ trọng trách trong triều, viết lý lịch sự vụ nạp tại Sử quán để làm tài liệu viết sử. Sách gồm 2 bản, khổ 34 x 28cm, có 148 tờ tức 296 trang. Mỗi trang 12 dòng, mỗi dòng đủ có từ 32 đến 39 chữ, phạm vi ghi chép từ năm 1780 đến 1822. Một bản đã nộp vào Sử quán ngày 22 tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1822), một bản lưu chiếu tại nhà riêng.

Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh, cách viết của tài liệu này là lối viết biên niên theo trình tự năm tháng ngày. Nội dung bao gồm đủ mọi việc liên quan đến công vụ của Nguyễn Đức Xuyên trong suốt 43 năm. Tính chất quan trọng của bản hồi ký này thể hiện trên nhiều mặt, trong đó nổi bật là việc bảo lưu những văn bản chính thức thời Nguyễn vương còn đóng ở Gia Định, và cả những văn bản triều Gia Long.

Tài liệu này cũng bảo lưu những văn thư trao đổi, giao thương giữa các Tổng trấn thành Lữ Tống (Luzon, Philippines), Ma Đa Đạt (Madras, Ấn Độ), Ma Cao, Đông phương Tổng trấn nước Anh, thư của vua Louis nước Pháp với nhà chức trách Việt Nam cũng như phúc tư của Việt Nam. Phần chiếm đa số trong tài liệu là mô tả quá trình chiến đấu của Nguyễn vương, từ năm 1780 cho đến khi chiếm Thăng Long, với những trận chiến cụ thể trên các vùng đất theo cách gọi dân dã ở các địa bàn Nam Bộ, Phú Yên, Diên Khánh, Quy Nhơn, Nam Ngãi…

Nguyễn Đức Xuyên sinh năm 1759 là hậu duệ đời thứ XV của dòng họ Nguyễn, khai canh làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Năm 1780, ông theo tòng quân với Nguyễn Ánh, được làm đội viên đội cấm binh bảo vệ Chúa. 2 năm sau do có chiến công cùng toàn đội cấm binh truy kích quân Tây Sơn ở đồng Long Mạt nên được thăng làm nội đội Đội trưởng tòng quân tước Xuyên Đức hầu.

***

Nguyễn Đức Xuyên (1759-1824) là hậu duệ đời thứ XV của dòng họ Nguyễn, khai canh làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; tổ tiên vốn thừa hưởng được linh khí của núi sông, truyền thống của gia tộc và thời vận của đất nước, đã có nhiều võ công lừng lẫy dưới thời Lê Trung hưng. 

Năm 1822, do chủ trương của vua Minh Mạng, cho các quan từng giữ trọng trách trong triều viết lý lịch sự vụ nạp tại Sử quán để làm tài liệu viết sử, Nguyễn Đức Xuyên đã viết bản hồi ký này, gọi tên là Lý lịch sự vụ… Cách viết của tài liệu này là lối viết biên niên theo trình tự năm tháng ngày. Nội dung bao gồm đủ mọi việc liên quan đến công vụ của Nguyễn Đức Xuyên trong suốt 43 năm. 

Tính chất quan trọng của bản hồi ký này thể hiện trên nhiều mặt: 

Thứ nhất: Trong số các bản Lý lịch sự vụ của các trọng thần thực hiện theo lệnh của vua Minh Mạng, đến nay, chúng ta chỉ mới phát hiện được bản của Nguyễn Đức Xuyên. 

Thứ hai: Việc bảo lưu những văn bản chính thức thời Nguyễn vương còn đóng ở Gia Định, và cả những văn bản triều Gia Long. Đó là những tờ truyền, tờ phó của bộ tham mưu Nguyễn Ánh, những chiếu, hịch, văn thệ sư, điều lệnh quân đội của Nguyễn Ánh, đều được viết hầu hết với lối văn Nôm có pha thành ngữ chữ Hán, vào cuối thế kỷ XVIII… Trong sách có chép lại những mật tấu của các cận thần như Nguyễn Đức Xuyên, Lê Văn Duyệt, những mật chỉ, mật chiếu của Nguyễn Ánh. Điều đó có ích cho việc tiếp cận với sự thực lịch sử khi nghiên cứu về Gia Long và vương triều Nguyễn. 

Thứ ba: Phần chiếm đa số trong tài liệu là mô tả quá trình chiến đấu của Nguyễn vương, từ năm 1780 cho đến khi chiếm Thăng Long, với những trận chiến cụ thể trên các vùng đất theo cách gọi dân dã ở các địa bàn Nam Bộ, Phú Yên, Diên Khánh, Quy Nhơn, Nam Ngã 

Tài liệu này tự nó có giá trị về các phương diện văn học, địa lý, đặc biệt là lịch sử cận đại, về các lĩnh vực quân sự, nội trị, ngoại giao, ngoại thương của buổi đầu thời Nguyễn. 

Mặt khác, sách còn chép lại những văn thư trao đổi, giao thương giữa các Tổng trấn thành Lữ Tống (Luzon, Philippines), Ma Đa Đạt (Madras, Ấn Độ), Ma Cao, Tổng trấn phương Đông nước Anh, vua Louis nước Pháp với nhà Nguyễn. Các văn bản này hầu hết do các viên quan người Pháp trong triều Gia Long dịch ra văn Nôm. Điều đó sẽ góp phần tìm hiểu về phương diện ngoại giao cũng như việc buôn bán với nước ngoài, trang bị quân sự và tình hình quan thuế buổi đầu triều Nguyễn. 

Cuốn sách này sẽ dành cho độc giả quan tâm đến lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam giai đoạn nội chiến giữa Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu. Đặc biệt yêu mến tìm hiểu về lĩnh vực quân sự, nội trị, ngoại giao, ngoại thương của buổi đầu thời Nguyễn. 

Ảnh bìa là một trang trong bản gốc Lý lịch sự vụ của Nguyễn Đức Xuyên. 

+TRÍCH ĐOẠN HAY: 

10. Trong quân không được đánh bạc, uống rượu. Như ở tại đồn mà đánh bạc thời bất luận quý tiện đều đánh 100 roi, lại thu bao nhiêu tiền mà thưởng cho người đứng ra tố cáo. Uống rượu ở đồn sở thì bị đánh 100 roi, lại truất xuống làm lính bếp. Khi lâm trận đối lũy mà đánh bạc, uống rượu thời bất phân quý tiện đều xử theo quân pháp thị chúng. Bằng như lễ ban thưởng trong quân thời cho tướng sĩ yến ẩm. 

11. Gián điệp ở đất địch về, tướng hiệu cũng không được hỏi, gián điệp cũng không được nói, trừ thưa chào mà thôi. Việc không được phép nói mà kẻ ngoại nhân hay đặng, thời gián điệp thám thính đều xử theo quân pháp thị chúng, để nghiêm quân cơ. ” 

Mời các bạn mượn đọc sách Lý Lịch Sự Vụ của tác giả Nguyễn Đức Xuyên & Trần Đại Vinh (dịch).

Download

Lý Lịch Sự Vụ

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Giới thiệu Lý Lịch Sự Vụ Tweet! “Lý lịch sự vụ” được viết từ năm 1822, từ chủ trương của Vua Minh Mạng, cho các quan từng giữ trọng trách…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose