Luật Đầu Tư Việt Nam

Luật Đầu Tư Việt Nam

 

Giới thiệu

Luật Đầu Tư Việt Nam

 

 

Đầu tư là gì?

Đầu tư được định nghĩa là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm mang đến cho nền kinh tế xã hội những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng.

Theo nghĩa rộng hơn, đầu tư còn có thể được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về những kết quả lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã sử dụng.

Nói một cách đơn giản đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ và cả thời gian để đạt được lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

– Định nghĩa theo pháp luật:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 có quy định như sau:

Hình thức đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức cụ thể như: thành lập tổ chức kinh tế; góp vốn, mua cổ phần; đầu tư hợp đồng, dự án…

Đầu tư là một hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại (như tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ, thời gian…), để đạt được lợi nhuận và lợi ích kinh tế lớn hơn trong tương lai so với nguồn lực đã bỏ ra. Để hiểu rõ về đầu tư là gì, chúng ta cần phân biệt rõ:

Đầu tư không đơn thuần là đánh bạc như nhiều người vẫn nghĩ, bằng cách bỏ ra một số tiền và thu về lợi nhuận cho từng thương vụ. Đây là nhận định hoàn toàn sai lầm, bởi cờ bạc dựa vào rất nhiều yếu tố may rủi, còn đầu tư thì không. Một nhà đầu tư thực sự không phải “ném tiền qua cửa sổ”, mà cần rất nhiều thời gian, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đầu tư để đánh giá tiềm năng, lợi ích kinh tế và đo lường rủi ro của một dự án. Tất nhiên, việc phán đoán chính xác là điều không thể, nhưng khi đã trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết thì hoàn toàn có khả năng mang về lợi nhuận từ kênh đầu tư đó.

Mặt khác, đầu tư khác hoàn toàn với đầu cơ. Đầu cơ là tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống hay kỳ vọng một sự kiện có thể gây biến động giá hoặc tạo sự khan hiếm, nhằm tích lũy số lượng lớn một loại tài sản (như cổ phiếu, tiền tệ, bất động sản, hàng hóa…), sau đó bán lại với giá cao hơn để hưởng lợi từ mức chênh lệch trong thời gian ngắn. Trong khi đó, đầu tư là dựa trên nghiên cứu, phân tích về đối tượng đầu tư, đồng thời đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng lâu bền để tích lũy một loại tài sản trong thời gian dài.

Đầu tư có ý nghĩa khác nhau trong tài chính và kinh tế học. Trong kinh tế học, đầu tư có liên quan đến tiết kiệm và trì hoãn tiêu thụ. Đầu tư có liên quan đến nhiều khu vực của nền kinh tế, chẳng hạn như quản lý kinh doanh và tài chính dù là cho hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc chính phủ. Trong tài chính, đầu tư tài chính là đặt tiền vào một tài sản với kỳ vọng của vốn đánh giá cao, thường là trong tương lai dài hạn. Điều này có thể được hoặc không được hỗ trợ bởi nghiên cứu và phân tích. Hầu hết hoặc tất cả các hình thức đầu tư liên quan đến một số hình thức rủi ro, chẳng hạn như đầu tư vào cổ phần, bất động sản và thậm chí các chứng khoán lãi suất cố định mà có thể, ngoài những điều khác, rủi ro lạm phát. Theo pháp luật một số nước hiện nay, việc đầu tư nước ngoài cần phải được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đầu tư, đơn cử ở Việt Nam, việc đầu tư phải được cấp giấy chứng nhận nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.

 Các hình thức đầu tư hợp pháp tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật cũng như trong thực tế thì các nhà đầu tư áp dụng những loại hình thức đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư năm 2020 đã nêu rõ các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, có 4 hình thức đầu tư như sau:

– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

–  Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

– Thực hiện dự án đầu tư.

– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Ngoài ra còn có thể có các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ ban hành.

Thứ nhất, là đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020, Đối với đầu tư trong nước thì pháp luật quy định nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp và áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đó là ngoài đầu tư trong nước thì nhà đầu tư tiếp cận các ngành, nghề và diều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài để phát triển.

Để tiến hành theo đúng quy trình thì trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, là đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, để nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài  thì phải đáp ứng các quy định, điều kiện:

– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 gồm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế. các loại hình thức đầu tư được áp dụng, phạm vi hoạt động của lĩnh vực mà đầu tư…

– Việc mua cổ phần hoặc góp vốn với nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ phát sinh một số yếu tố xâm phạm nên phải bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

– Tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo một trong các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.

– Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

– Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.

– Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

Thứ ba, là thực hiện dự án đầu tư

Để thực hiện một sự án đầu tư thì tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định mở đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Việc lựa chọn hình thức đầu tư thì nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

– Có tổ chức kinh tế quy định trong đó nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Có thể căn cứ theo từng trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam trong thời gian hoạt động nếu có dự án đầu tư mới thì tổ chúc kinh tế tiến hành làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

Thứ tư, là đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh được gọi là hợp đồng BCC là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy, đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới.

Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Như vậy, trong pháp luật Việt Nam về đầu tư thì các hình thức đầu tư được quy định rõ ràng. Tùy vào từng loại hình thức mà nhà đầu tư lựa chọn để xem xét đáp ứng theo đúng điều kiện của nó. Đối với đầu tư có vốn góp của nước ngoài thì cũng phải đảm bảo một số điều kiện liên quan đến Luật đầu tư năm 2020.

Mời các bạn mượn đọc sách Luật Đầu Tư Việt Nam của Nhiều Tác Giả.

 

Download

Luật Đầu Tư Việt Nam

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

  Giới thiệu Luật Đầu Tư Việt Nam     Tweet! Đầu tư là gì? Đầu tư được định nghĩa là những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close