Lôi Vũ – Tào Ngu

Lôi Vũ – Tào Ngu

[toc]


Giới thiệu ebook

Lôi Vũ – Tào Ngu


Chúng tôi bắt đầu dịch tập kịch Lôi Vũ của Tào Ngu từ năm 1943. Bản dịch đầu tiên căn cứ vào bản in chữ Hán, do nhà Văn hóa sinh hoạt xuất bản xã (Thượng Hải) phát hành vào khoảng 1936, đã được liên tục đăng trên tạp chí Thanh Nghị (1943 – 44) từ số 77 đến số 99. Năm 1945 chúng tôi đã chỉnh lý lại bản dịch đó, và cho in thành sách với một bài giới thiệu sơ lược. (Nhà in Đại Chúng Hà Nội xuất bản, in lần thứ nhất tháng 6 năm 1946).

Mấy tuần lễ trước ngày Toàn quốc Kháng chiến, ban kịch Hoa Lan đã đem bản dịch này, trừ hai màn tự mạc (màn tựa) và vĩ thanh (màn kèm đằng sau) dựng lên sân khấu Nhà hát Thành phố. ấy là chính giữa lúc đội quân viễn chinh Pháp bắt đầu ra mặt khiêu khích ngay cả ở Hà Nội. Tình hình chính trị hết sức găng. Tuy vậy, trong mấy đêm liền, công chúng Thủ đô vẫn chen chúc tới xem, hoan nghênh sự cố gắng của ban kịch như một thành công vẻ vang trong công trình giới thiệu kịch nói Trung Quốc lên sân khấu Việt Nam. Nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu đã chuốc được sự đồng tình rộng rãi và sâu sắc trong các giới yêu kịch ở Việt Nam. Chính vì vậy mà trong thời gian kháng chiến, sau khi đã tiếp tục dịch xong bản dịch lớn thứ hai của Tào Ngu, tập Nhật xuất (Mặt trời mọc), chúng tôi vẫn ao ước có dịp đọc lại và sửa chữa một lần nữa bản dịch Lôi Vũ trước đây, để trình bày thêm cùng bạn đọc nước ta một ít nhận xét về lối viết của nhà kịch sĩ nổi tiếng ở nước bạn Trung Quốc hiện nay.

Sau ngày hòa bình lập lại, chúng tôi lại có dịp may mắn tham gia vào Đoàn nhà văn nhà báo Việt Nam qua thăm Trung Quốc vào khoảng cuối năm 1955. Trong mấy tuần lễ ở Bắc Kinh, chúng tôi đã được gặp đồng chí Tào Ngu trong nhiều buổi tọa đàm. Chúng tôi đã ghi lại một vài ký ức về cuộc gặp gỡ lần ấy. Đồng chí Tào Ngu lại có nhã ý tặng chúng tôi một bản Tào Ngu kịch bản tuyển trong đó có ba bản kịch Lôi Vũ, Nhật xuất và Bắc Kinh nhân vừa chữa lại sau ngày Chiến tranh giải phóng thành công và do Nhân dân văn học xuất bản xã phát hành (in lần thứ nhất, tại Bắc Kinh, tháng 6 năm 1954). Bản dịch Lôi Vũ in lại lần này là căn cứ theo bản kịch trong tuyển tập trên để sửa chữa lại.

***

Trong bài giới thiệu bản dịch in lần thứ nhất trước đây, – viết ngày tháng 6 năm 1945, – chúng tôi đã có dịp nói đến quan niệm của chúng tôi về vấn đề dịch kịch ngoại quốc ra Việt văn, và mấy nhận định sơ bộ về bối cảnh xã hội của Lôi Vũ cùng với một vài ý nghĩ về kết cấu của bản kịch.

Dưới đây, chúng tôi sẽ không nhắc lại những điều đã viết ra hồi đó, tuy chúng tôi vẫn cảm thấy rằng bấy nhiêu ý kiến, – đặc biệt là vấn đề nghệ thuật viết kịch của Tào Ngu – đáng lý ra cũng nên được trình bày lại cho kỹ lưỡng, sâu sắc hơn. Chúng tôi sẽ chỉ nêu rõ ý nghĩa hiện thực của tập kịch trong hình thái hiện nay của tác phẩm vừa được chỉnh lý lại. Cũng là một dịp để đính chính cùng bạn đọc, cùng các bạn thích nghiên cứu kịch, thích diễn kịch, một số quan niệm không chính xác trong khi nhận định về tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Điều mà mọi người đều thấy là kịch Lôi Vũ sau lúc chữa lại lần này đã ngắn hơn mấy bản in lần trước rất nhiều. Lần này tác giả đã cắt hẳn hai màn tự mạc và vĩ thanh, không cho in vào trong tập kịch nữa. Ngoài ra trong bốn màn chính còn giữ lại, Tào Ngu không hề viết thêm, mà chỉ ra công tỉa bớt, không những một vài chữ, hai ba câu, mà có khi cả một đoạn đối thoại dài đến hàng trang giấy. Nếu như những đoạn cắt xén đó hoàn toàn chỉ là những lời rườm rà, thừa thãi mà trước đây, trong nguyên bản, tác giả vì thiếu thì giờ, nên đã theo cảm hứng mà dốc nó xuống nơi mặt giấy, thì chúng ta cũng không cần suy nghĩ gì nhiều về việc “cắt dứt tình yêu” – cát ái – của tác giả với văn chương ngày trước của mình. Nhưng sự thực không phải thế. Tào Ngu là một người luôn luôn làm chủ ngòi bút của mình. Đọc lại bản in lần thứ nhất, ta thấy sáng tác của Tào Ngu đã là một công trình cân nhắc kỹ lưỡng từ sự lựa chọn đề tài, bố trí cảnh vật, cho đến công phu xây dựng nhân cách, lời nói, động tác từng màn, từng cảnh, từng đoạn lạc. Cho nên trong lúc so sánh kịch bản hiện nay với bản nguyên văn xuất bản cách đây đã hơn hai mươi năm, chúng tôi tưởng cũng nên nêu lên đây những lý do đã quyết định hướng sửa chữa của tác giả.

Trong kịch nói Trung Quốc mấy mươi lăm năm gần đây, kể từ ngày Ngũ Tứ vận động, Lôi Vũ là một thành công vẻ vang. Nếu ta nhớ rằng Tào Ngu viết xong bản kịch này vào lúc mới hai mươi ba tuổi, thì ta thấy ngay rằng: một người thanh niên nếu không có thiên tài thì nhất định không thể sản xuất được một tác phẩm có một nội dung sinh động và một nghệ thuật chắc chắn như vậy. Tuy vậy, tác phẩm đầu lòng của nhà kịch sĩ cũng không phải là tuyệt không có một tì vết nào.

Một điều mà người ta vẫn phàn nàn là tập kịch thiệt tình quá dài. Chính tác giả, trong bài tựa đề đầu bản in lần thứ nhất cũng đã nói: “Vở kịch Lôi Vũ quả tình đòi hỏi quá nhiều thì giờ. Bỏ bớt đầu và đuôi đi rồi, cũng vẫn phải diễn đến hơn bốn tiếng đồng hồ!”.

Rằng khuyết điểm thì đấy cũng là một khuyết điểm khá lớn. Một bản kịch viết ra trước hết là để đem trình bày trên sân khấu, không phải để cho người ta ngồi trên chiếc ghế dựa mà đọc và suy nghĩ trên từng câu từng chữ. Đối với công chúng khán giả, ngày nay một bản kịch diễn đến ba giờ đồng hồ cũng đã là dài lắm rồi. Bởi vậy, một tác dụng rõ rệt của công tác chỉnh lý lần này là, tỉa xén bớt đi như vậy, tác giả đã có thể cung cấp cho sân khấu một bản kịch ngắn hơn, gọn hơn, dễ trình bày lên sân khấu hơn.

Đó là một lý do. Nhưng không phải là lý do duy nhất và cũng chưa phải là lý do chính.
Mời các bạn đón đọc Lôi Vũ của tác giả Tào Ngu.

Download ebook

Lôi Vũ – Tào Ngu


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Lôi Vũ – Tào Ngu Tweet! Chúng tôi bắt đầu dịch tập kịch Lôi Vũ của Tào Ngu từ năm 1943. Bản dịch đầu tiên căn…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose