LEAP – Đột Phá Tư Duy Trong Kinh Doanh

LEAP – Đột Phá Tư Duy Trong Kinh Doanh

[toc]


Giới thiệu ebook

LEAP – Đột Phá Tư Duy Trong Kinh Doanh


Đây là tác phẩm thuộc Top 10 cuốn sách kinh doanh hay nhất năm 2018 (theo tạp chí Inc.), một cẩm nang xuất sắc hướng dẫn bạn cách trở nên khác biệt trong một thế giới mà mọi thứ đều có thể bị sao chép.

Khi thị trường rộng mở, công nghệ tiện lợi, sự cạnh tranh ngày một khó chịu hơn. Chưa bao giờ các doanh nghiệp phải lo lắng với những kẻ sao chép ý tưởng và bán với giá rẻ hơn nhiều so với sản phẩm gốc như hiện nay. Nói một cách đơn giản, việc tìm kiếm một vị trí độc tôn, đảm bảo lợi thế bền vững của một công ty trong xã hội 4.0 chỉ là ảo tưởng. Tài sản trí tuệ, định vị thị trường, nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất và thậm chí là mạng lưới phân phối không thể giúp các công ty tồn tại lâu dài trong cuộc chiến cạnh tranh. Vậy chúng ta phải làm gì?

Trong cuốn sách chiến lược thực tế và theo sát lịch sử “Đột phá tư duy kinh doanh”, giáo sư chuyên ngành Quản lý và Đổi mới của Trường Kinh doanh IMD, Howard Yu đã chỉ cho độc giả thấy rằng để thành công trên thị trường ngày nay, các chủ doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những chiến lược ngăn chặn những công ty ăn theo, mà còn phải đột phá sang lĩnh vực kiến thức mới và tái định hình sản phẩm, dịch vụ. Thông qua những câu chuyện thành công và cả thất bại của những công ty đột phá, Yu trợ giúp bạn:

  • Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm trong thời đại 4.0
  • Đột phá mô hình doanh nghiệp
  • Phát triển thương hiệu bền vững
  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
  • Đổi mới để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0

Chúng ta không thể dành hết tâm sức để cố gắng ngăn chặn đối thủ cạnh tranh. Thay vì vậy, hãy hướng tới tương lai và thực hiện các đột phá ở chính tổ chức mình ngay từ bây giờ!

***

Trải dọc theo đường Steinway giữa đại lộ Astoria và Twenty-Eighth ở quận Queens, thành phố New York là một khu vực quen thuộc với cái tên Tiểu Ai Cập. Dọc tuyến phố sẽ xuất hiện một nhà thờ Hồi giáo tên Al-Iman, đối diện một hộp đêm sầm uất. Quán bar này nằm chung một khối nhà với tiệm bánh mà từ đó tỏa ra hương thơm của bánh baklava và các món ăn Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu tiếp tục đi về hướng Bắc một chút thì bạn sẽ đến được nhà máy Steinway & Sons đáng kính.

Nhà máy nom rất cổ kính, với tường lát gạch đỏ và cửa cánh dài xếp đều nhau. Bên trong, rất nhiều máy móc thậm chí còn hơn cả tuổi đời những công nhân đang vận hành chúng. Đèn huỳnh quang chiếu sáng được gắn trên trần. Tiếng nhạc jazz mượt mà phát ra từ một chiếc máy radio đặt trong góc. Từ nhà máy, người ta có thể trông thấy máy bay hạ cánh tại Sân bay La Guardia cách đó một dặm về hướng Đông, trên mảnh đất mà Steinway từng sở hữu.

Steinway từng sở hữu nhiều thứ hơn thế nữa. Một dải đất rộng hơn 400 mẫu, Tiểu Ai Cập cũng đã từng là một phần của Làng Steinway. Bao quanh nhà máy từng có một xưởng gỗ, một xưởng đúc gang và khu nhà ở của công nhân cũng như bưu điện, thư viện, công viên, nhà tắm công cộng và trạm cứu hỏa. Trước kia từng có một xe chữa cháy – Steinway Hose Company No. 7 – nay được trưng bày vĩnh viễn tại Bảo tàng Cứu hỏa thành phố New York.1 Vẻ huy hoàng, thịnh vượng của khu vực này bắt đầu vào năm 1853, khi một người nhập cư gốc Đức là Henry Engelhard Steinway mở công ty sản xuất piano tại đây, với quyết tâm “tạo ra chiếc đàn piano tuyệt nhất có thể” bằng cách “đối xử với những cây đàn tốt hơn hơn cả những bác sĩ đối xử với bệnh nhân của họ.”2

Theo những gì mà mọi người biết thì quá trình sản xuất piano gần như không hề thay đổi sau nhiều năm. Điểm nhấn về chế tác bằng tay và hạn chế tự động hóa trong sản xuất Steinway vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Để tạo ra một vành hình chữ U, khung của một cây đại dương cầm, thì 18 tấm gỗ phong sẽ được ốp lại, mỗi tấm dài 22 feet, được phủ keo bằng tay và xếp chồng lên nhau. Một nhóm công nhân, sẽ ép tấm ván đã được ốp vào các xoắn cố định dưới sàn nhà máy, kéo nó về phía máy ép cong và đẽo nó thành một khung đàn piano. Bắt đầu từ cạnh thẳng, sáu người sẽ đẩy mạnh để đẽo thành đường cong của khung đàn theo một chuyển động đồng bộ và đều nhau. Một cách thật tỉ mẩn, họ phải đảm bảo tấm ván cong ở đúng chỗ và siết chặt nó với những cái kẹp khổng lồ nặng 65 pound cùng trục xoắn, núm xoay và cờ lê cỡ lớn. Sau đó, người ta sẽ ghi lại ngày tháng bằng phấn trắng trên chiếc vành vừa ép xong và gửi nó đến phòng máy lạnh trong khoảng 10 đến 16 tuần nhằm giúp nó “thư giãn” trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm đã được điều chỉnh trước khi chuyển sang giai đoạn lắp ráp.3

Đối với kẻ ngoại đạo thì một cây đàn piano đương nhiên rất phức tạp. Mỗi chiếc piano được tạo thành từ gần 12.000 bộ phận ăn khớp với nhau; khớp vừa như in được coi là yếu tố then chốt để tạo ra chất lượng âm thanh tốt. Thậm chí với hệ thống kiểm soát bằng máy tính hiện đại thì từng phần riêng lẻ, từ soundboard cho đến ngựa đàn âm trầm lẫn âm cao, đều được cố tình cắt sao cho lớn hơn yêu cầu một chút. Điều này cho phép các thợ thủ công có tay nghề có thể mài bớt phần dư bằng tay. “Nếu dùng máy cắt đến một kích thước chuẩn,” Tổng giám đốc Sanford G. Woodard giải thích vào năm 1991, “thì chi tiết vẫn sẽ khớp với những thứ khác nhưng không hoàn hảo được; thực hiện bằng tay chính là cách duy nhất.”4 Mất hai năm mới sản xuất được một chiếc piano lớn và không có chiếc nào do Steinway sản xuất tạo ra âm thanh giống hệt nhau. Mỗi chiếc đàn có một màu sắc âm thanh cũng như sắc thái cường độ và nét tinh tế riêng biệt. Mỗi chiếc đàn do Steinway tạo ra sẽ mang một “nhân cách” riêng không hòa lẫn.

Steinway & Sons lắp ráp chiếc đàn của họ một cách rất tỉ mỉ và áp dụng những kỹ năng được truyền từ thầy đến thợ, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sau một thế kỷ, những chiếc piano của họ vẫn được làm thủ công tại Queens, New York. Ảnh: Christopher Payne.

Về mặt này, một người biết điều chỉnh âm thanh đóng vai trò rất quan trọng, đôi tay của người đó đã được hướng dẫn để khai thác tất thảy sự tinh tế của chiếc đàn cũng như tận dụng tối đa từng sáng tạo bằng cách khuếch đại nét hấp dẫn độc đáo của nó. “Đôi khi bạn sẽ tạo ra một chiếc đàn không những đẹp mà còn có âm thanh êm dịu… nhưng nếu bạn muốn nó trở nên hoàn hảo thì bạn có thể sẽ phá hỏng nó,” một chuyên gia điều chỉnh âm thanh đã từng trả lời tờ Atlantic Monthly như vậy.

“Chẳng hạn, khi tôi muốn chụp một bức ảnh của thứ gì hay ai đó và muốn ánh sáng tràn ngập trong đó. Nhưng với một chút ánh sáng nhẹ nhàng, vật thể trong ảnh lại cho ra những phẩm chất và nét bí ẩn nhất định… Và bạn không muốn làm hỏng điều đó với quá nhiều ánh sáng.”5 Ở Steinway, việc đào tạo cần rất nhiều thời gian. Và những quy trình đã qua kiểm nghiệm về thời gian thường được xem trọng hơn. Thế nên, một người điều chỉnh âm thanh sẽ mất một đến ba năm gian khổ học việc trước khi có thể làm việc độc lập.6 “Chúng tôi tin tưởng tuyệt đối vào chủ nghĩa thân quyến*,” Horace Comstock, một hướng dẫn viên du lịch tại nhà máy trả lời tờ New York Times. Chưa dừng lại ở đó, các du khách xem hình ảnh các công nhân nhà máy từ Thế chiến I cũng sẽ được nhắc rằng điểm thay đổi duy nhất chính là quần áo của những công nhân.7

* Chủ nghĩa thân quyến (nepotism) là thực tiễn mà trong đó những người có quyền lực hoặc ảnh hưởng sẽ ưu tiên người thân hoặc bạn bè của họ, đặc biệt là bằng cách cho họ công ăn việc làm (theo từ điển Oxford). (ND)

Đối với hơn 90% các nghệ sĩ hòa nhạc, kể cả các nghệ sĩ bậc thầy như Vladimir Horowitz, Van Cliburn và Lang Lang đều chọn đàn do Steinway sản xuất làm nhạc cụ của mình. Arthur Rubinstein, người được xem là nghệ sĩ piano vĩ đại nhất thế kỷ 20 từng tuyên bố rằng: “Mỗi chiếc đàn Steinway là duy nhất và không có chiếc nào trên thế giới giống nó.”8 Đàn dương cầm mang lại vẻ tôn nghiêm cho Nhà Trắng cũng như các viện bảo tàng hoành tráng như Viện Smithsonian. Chúng thống trị các sân khấu hòa nhạc trong các dàn giao hưởng lớn và tại các studio thu âm. Khái niệm về sự lỗi thời, vốn giúp tăng trưởng thị trường cho tủ lạnh, máy tính và điện thoại không hề áp dụng cho đàn piano. Và, không giống như ô tô, đàn Steinway không thay đổi mẫu mã hằng năm. Cựu CEO Peter Perez đã nói rằng cuộc chiến cạnh tranh nghiêm trọng nhất ông từng phải đối mặt đến từ những cây đại dương cầm cổ điển, đôi khi giá của chúng được đẩy lên bốn lần so với giá bán lẻ ban đầu.9

Mặc cho những thành tựu đáng chú ý này, kết quả tài chính của Steinway trong 50 năm qua bắt đầu xuống dốc. Hết khủng hoảng này đến khủng hoảng khác là những gì mà các nhà quản lý đã trải qua trong một thời gian dài. Năm 1926, Steinway bán được 6.294 cây đàn, lập nên kỷ lục thời đại; vào năm 2012, công ty chỉ bán được hơn 2.000 cây.10 Công ty cũng đổi chủ ba lần từ năm 1972 đến năm 1996, qua tay Columbia Broadcasting System (CBS) rồi đến một nhóm các nhà đầu tư tư nhân do anh em nhà John và Robert Birmingham dẫn dắt và cuối cùng thuộc về Selmer Industries – nhà sản xuất nhạc cụ số một tại Mỹ. Tất cả những thay đổi này xảy ra trước khi Steinway chính thức gia nhập Sàn Chứng khoán New York vào năm 1996, và sau đó lại trở thành công ty tư nhân khi quỹ đầu tư thanh khoản Paulson & Co. mua lại với giá 512 triệu đô la vào năm 2013. Cuộc rao bán năm 2013 đã khuấy động nhiều mối lo ngại trong lòng những người yêu mến đàn dương cầm, họ công khai chỉ trích thương vụ này và gọi đó là một cuộc thâu tóm mảnh đất cơ hội. “Những con sói lại giành thắng lợi thêm lần nữa,” một người mỉa mai trên Piano World, một diễn đàn trực tuyến lớn.11

Chúng ta có thể giải thích ra sao về sự đi xuống mà ngay cả công ty sản xuất piano lâu đời nhất thế giới cũng không tránh khỏi?

Mời các bạn đón đọc Leap – Đột Phá Tư Duy Trong Kinh Doanh của tác giả Howard Yu.

Download ebook

LEAP – Đột Phá Tư Duy Trong Kinh Doanh


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook LEAP – Đột Phá Tư Duy Trong Kinh Doanh Tweet! Đây là tác phẩm thuộc Top 10 cuốn sách kinh doanh hay nhất năm 2018 (theo…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close