Lê Triều Lý Thị – Phạm Minh Kiên
[toc]
Giới thiệu ebook
Lê Triều Lý Thị – Phạm Minh Kiên
Lê triều Lý thị là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hư cấu viết theo lối chương hồi. Cốt truyện dựa vào ít trang viết về Lý Công Uẩn trong các sách Đại Việt sử Ký, Đại Nam thực lục tiền biên, Việt nam sử lược và sách tiểu truyện danh nhân như Nam hải dị nhân của Phan Kế Bính. Nhờ tính hư cấu mà tác phẩm đã diễn tả một cách sinh động hình tượng vị anh quân, minh quân Lý Công Uẩn trải bao sóng gió, lập nhiều công trạng, lên ngôi chí tôn, mở ra một thời kỳ thái bình thịnh trị kéo dài, đặt nền móng vững chắc xây dựng một đất nước văn hiến hùng mạnh ở cõi trời Nam.
Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trải hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.
Một dân tộc, một quốc gia muốn trường tồn và phát triển, ngoài việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, điều quan trọng hơn nữa là phải có một nền tảng giáo dục vững chắc. Trong đó, giáo dục về lịch sử và lòng tự hào dân tộc là cần thiết để ghi khắc trong tâm trí các thế hệ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, ý thức về nguồn gốc dân tộc, truyền thống văn hóa và nội lực quốc gia, đồng thời giúp định hình góc nhìn thấu đáo về vai trò của từng giai đoạn, triều đại và nhân vật – dù gây tranh cãi – tạo nên lịch sử đó.
Chính vì những giá trị to lớn đó, vấn đề học tập, tìm hiểu lịch sử nước nhà hiện đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước và toàn xã hội. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Quỹ Phát triển Sử học Việt Nam, Tạp chí Xưa và Nay… và rất nhiều những tổ chức khác đã và đang kiên trì con đường thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học lịch sử quốc gia, phổ biến tri thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc tới toàn xã hội.
***
Tôi viết bộ truyện Lê triều Lý thị nầy cốt chỉ rút ở trong mấy thứ Sử, như là: Việt Nam lược sử, Đại Việt sử ký, Đại Nam thập lục tiền biên (Nam hải dị nhân), (Lược biên dã sử). Trong các sử ấy thấy sự tích ly kỳ của ông Lý Công Uẩn, chẳng khác nào như Triệu Khuôn Dẫn bên Tàu: mà Triệu Khuôn Dẫn người ta đã có đem ra thêu thùa bày vẽ, xếp đặt nên truyện, nên tuồng rất dài, để bia danh nên giá; còn Lý Công Uẩn nhà ta thì chôn chặt ở trong hòm quốc sử.
Tôi là kẻ tài sơ học thiển, nhưng hay kính trọng những bực danh nhân trong nước, nên không nỡ để ngài mai một. Tôi lượm lặt ở trong các sử nói trên mà đặt ra bổn truyện nầy, để bia danh ông Lý Công Uẩn là một đứng minh quân của nước nhà. Sự tích từ thuở ngài sơ sanh cho đến lúc bạc đầu.
Trong bộ truyện nầy lớp lang đủ điệu, có khi hoạn nạn, có lúc hiển vinh, có hồi ai bi, có khi chinh chiến. Nói tóm lại là tôi thấy người mình hay đem những truyện Tàu ra mà diễn kịch, rồi hè nhau mà tặng phong người; cho nên tôi muốn tỉ cập1 coi truyện mình đem ra hát có bằng họ không.
Rút lại ít lời là tôi mong cho người mình hãy xem truyện sách thuộc về quốc sử của mình, cho rõ các đấng danh nhân trong nước.
PHẠM MINH KIÊN
Mời các bạn đón đọc Lê Triều Lý Thị của tác giả Phạm Minh Kiên.
Download ebook
Lê Triều Lý Thị – Phạm Minh Kiên
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Lê Triều Lý Thị – Phạm Minh Kiên Tweet! Lê triều Lý thị là một cuốn tiểu thuyết lịch sử hư cấu viết theo lối chương…