Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê – Cal Newport
[toc]
Giới thiệu ebook
Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê – Cal Newport
Kỹ năng đi trước đam mê của Cal Newport đã lột trần sự thật, niềm tin từ trước đến nay rằng chúng ta cần theo đuổi đam mê của mình. Đó là sau một thời gian làm việc mọi người đều cảm thấy yêu thích công việc đó. Tác giả cho rằng, niềm tin về việc theo đuổi đam mê sẽ khiến họ sinh ra cảm giác lo lắng, nghĩ nhiều và hiện tượng nhảy việc liên miên phát sinh từ đây.
Sau khi đưa ra dẫn chứng để phủ nhận niềm tin vào đam mê của nhiều bạn trẻ, Newport bắt đầu hành trình khám phá thực tế về cảm nhận sau khi làm việc không phải đam mê của mình. Kết quả thu được là tất cả đều yêu thích công việc của họ đang làm dù ban đầu thì không.
Dành thời gian tiếp xúc với những người nông dân trên trang trại, các nhà đầu tư mạo hiểm, người viết kịch bản, lập trình viên máy tính hành nghề tự do và những người cho biết mình tìm thấy cảm giác mãn nguyện từ công việc, tác giả phát hiện ra những chiến lược họ đã áp dụng, cạm bẫy họ đã né tránh trong quá trình phát triển sự nghiệp hấp dẫn của mình.
Theo tác giả, việc đi tìm một nghề nghiệp phù hợp với một đam mê tồn tại sẵn từ trước là không quan trọng. Đam mê đến sau khi bạn chăm chỉ làm việc để trở nên xuất sắc trong những việc có ích, chứ đam mê không đến trước. Nói cách khác, cách bạn làm việc quan trọng hơn nhiều so với công việc bạn làm.
Trong cuốn sách, tác giả đưa ra các dẫn chứng thực tế, quen thuộc khiến bạn đọc dễ hiểu hơn. Đó là việc lấy các nhân vật nổi tiếng như Steve Jobs đến những người đời thường: nhà khảo cổ học kiếm được bộn tiền từ chương trình nghe chừng rất “vô vị”, nhà viết kịch bản vô danh trở thành người sản xuất các chương trình hàng đầu tại Hollywood, hay một sinh viên mới ra trường và con đường trở thành chủ một nông trại lớn nhất tiểu bang…
Qua các câu chuyện thực tế đó, tác giả minh chứng được một điều rằng: “Tư duy thợ lành nghề mới là thứ giúp chúng ta hái ra tiền chứ không phải đam mê đơn thuần”.
Có thể khẳng định, nội dung trong cuốn sách này đi ngược lại so với hầu hết sách khác cùng chủ đề. Thay vì cách suy nghĩ tìm việc đúng thì tác giả cho rằng nên làm đúng việc. Đó là tư duy thợ lành nghề, hãy làm hết sức mình bạn sẽ trở nên hạnh phúc với công việc của mình.
Nếu bạn cảm thấy bế tắc trong công việc cần phải nỗ lực học hỏi nhiều hơn, không phải suy nghĩ tiêu cực là bỏ việc. Chúng ta cần làm việc hết sức mình để trở thành người giỏi nhất trong công việc đó. Khi đó, bạn sẽ tìm thấy được niềm đam mê trong công việc, hạnh phúc của cuộc sống.
Kỹ năng đi trước đam mê sẽ như một cú đả phá rất mạnh vào cách nghĩ của nhiều người là “đi theo tiếng gọi của đam mê”. Cuốn sách khiến bạn ngộ ra rằng không phải cứ đi theo đam mê một cách đơn thuần là bạn sẽ thành công.
***
Niềm đam mê của một thầy tu
“Hãy theo đuổi đam mê là một lời khuyên nguy hiểm”
Thomas nhận ra điều này tại một trong những nơi mà bạn khó tin nhất. Lúc đó anh đang đi bộ trên con đường mòn qua cánh rừng sồi phía nam núi Tremper. Con đường này là một trong những con đường băng qua địa phận rộng 93 héc-ta của Tu viện Zen Moutain ẩn mình dưới dãy núi Catskill từ những năm 1980. Thomas đã đi được nửa chặng đường của qua trình hai năm tu tập tại tu viện để trở thành một thầy tu. Một năm trước anh đến đó vì công việc mơ ước mà anh đã ấp ủ nhiều năm. Anh dồn mọi đam mê tâm huyết vào việc tập thiền tại vùng núi Catskill hẻo lánh này và hi vọng rằng mình sẽ tìm được hạnh phúc. Nhưng khi Thomas đúng dưới gốc cây sồi vào chiều hôm ấy, anh bật khóc và những mộng tưởng bắt đầu sụp đổ .
“Tôi luôn tự hỏi, cuộc sống này có ý nghĩa gì?” Thomas nói khi lần đầu tôi gặp anh ấy tại một quán cà phê ở Cambrige, Massachusetts. Lúc đó, đã nhiều năm trôi qua kể từ khi Thoamas nhận ra được vấn đề ở Catskill, nhưng anh vẫn nhớ rõ con đường dẫn đến nhận thức đó, và anh hào hứng kể về nó như thể nếu kể lại thì quá khứ phức tạp của anh sẽ được trừ tà vậy.
Sau khi có được bằng cử nhân triết học và thần học, sau đó là bằng thạc sĩ chuyên ngành tôn giáo so sánh, Thomas quyết định rằng việc tập Thiền Phật giáo chính la bí quyết để có được một cuộc sống ý nghĩa. “Có một điểm giao nhau rất lớn giữa triết học mà tôi đang học và Phật giáo khiến tôi nghĩ rằng ‘Mình sẽ đi thực hành về Phật giáo một cách trực tiếp để trả lời các câu hỏi lớn này,’ “anh ấy bộc bạch.
Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, Thomas lại cần tiền, vì vậy anh phải làm rất nhiều công việc khác nhau. Chẳng hạn như anh đi dạy tiếng Anh tại Gumi, một thành phố công nghiệp tại trung tâm Hàn Quốc. Đối với nhiều người, cuộc sống ở vùng Đông Á có vẻ lãng mạn, tuy nhiên đối với Thomas, sự hấp dẫn này ngày càng giảm sút. “Mỗi tối thứ Sáu, sau giờ làm việc, những người đàn ông tập trung tại các xe bán hàng ngoài đường có cắm lều để uống rượu soju (một loại rượu làm từ gạo) cho đến khuya. Vào những đêm mùa đông, hơi bốc lên từ những cái lều, từ những người đàn ông uống rượu. Và điều tôi nhớ nhất chính là sáng hôm sau, đường phố đầy những bãi nôn mửa đã khô.”
Cuộc tìm kiếm của Thomas cũng truyền cảm hứng cho anh đi xuyên Trung Quốc, vào Tây Tạng, dành thời gian ở Nam Phi cùng nhiều cuộc hành trình khác, trước khi kết thúc tại Luân Đôn, nơi anh làm công việc nhập dữ liệu khá tẻ nhạt. Suốt khoảng thời gian này, Thomas nuôi dưỡng niềm tin rằng Phật giáo chính là chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc. Theo thời gian, ước mơ này của anh phát triển thành ý tưởng trở thành một tu sĩ. “Tôi đã xây dựng một ảo tưởng tuyệt vời về việc tập Thiền và cuộc sống tại tu viện,“anh bộc bạch. “Mộng tưởng này đến – để hiện thực hóa ước mơ của tôi.“Tất cả các công việc khác hoàn toàn không thể so sánh được với mộng tưởng này. Anh dồn hết tâm huyết theo đuổi đam mê đó.
Thomas bắt đầu biết đến Tu viện Zen Mountain khi đang ở Luân Đôn, và anh lập tức bị hấp dẫn bởi nét nghiêm trang của nó. “Những người ở đó tập Thiền rất nghiêm túc và thành tâm,“anh nhớ lại. Niềm đam mê mách bảo anh rằng Tu viện Zen Mountain chính là nơi anh thuộc về.
Thomas mất chín tháng để hoàn thành thủ tục gia nhập. Sau khi được chấp nhận đến sống và luyện tập tại thiền viện, anh đáp chuyến bay xuống sân bay Kennedy rồi bắt xe buýt đi vào vùng ngoại ô của Catskill. Chuyến đi dài ba giờ đồng hồ. Rời khỏi thành phố, xe buýt bắt đầu đi ngang qua nhiều thị trấn cổ quái, với phong cảnh “mỗi lúc một trở nên đẹp hơn.“Cuối cùng xe buýt cũng đến được chân núi Tremper, rồi nó dừng lại cho Thomas xuống. Từ trạm xe buýt, anh đi bộ dọc theo con đường dẫn tới lối vào tu viện, nơi được canh giữ bởi cánh cổng bằng sắt đang mở cho những người mới đến.
Vào trong khuôn viên, Thomas đến tòa nhà chính, một nhà thờ bốn tầng được xây dựng bằng đá xanh và gỗ sồi địa phương. “Cứ như thể núi non đã hiến thân mình làm thành nơi dành cho việc luyện tập tâm linh”là cách mà các tu sĩ ở thiền viện miêu tả nó trong văn học chính thống của họ. Đẩy cánh cửa sồi bước vào, Thomas được một tu sĩ chào đón. Rất khó khăn để diễn tả cảm xúc lúc ấy, Thomas giải thích với tôi như sau, “Giống như bạn đang rất đói, và bạn biết rằng mình sẽ có một bữa ăn thịnh soạn.”
Cuộc sống làm thầy tu của Thomas bắt đầu khá suôn sẻ. Anh sống trong một căn nhà gỗ nhỏ được dựng trong cánh rừng phía sau tòa nhà chính. Trong lần đến thăm một thầy tu lâu năm, người đã từng sống trong căn nhà tương tự hơn 15 năm, Thomas đã hỏi ông ấy có bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi đi bộ từ nơi ở đến tòa nhà chính hay không. Vị thầy tu điềm nhiên trả lời: “Tôi chỉ mới bắt đầu học thôi.”
Một ngày tại Tu viện ZenMountain có thể bắt đầu sớm từ 4g30 sáng, tùy thuộc vào thời điểm trong năm. Vẫngiữ sự tĩnh lặng, các thầy tu đón chào buổi sáng bằng 40 – 80 phút ngồi thiền trên các tấm thảm được xếp với “độ chính xác hình học”tại hội trường chính. Khung cảnh bên ngoài các cửa sổ theo phong cách Gothic phía trước hội trường tuyệt đẹp, nhưng những tấm thảm quá thấp nên các thiền sư không thế nhìn thấy. Phía cuối căn phòng có hai người giám sát thỉnh thoảng đi xung quanh các tấm thảm. Thomas tay cầm một cây gậy mà họ luôn mang theo bên người để dùng vào mục đích này.”
Sau bữa cũng trong chính hội trường đó, tất cả mọi người được phân công nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Thomas bao gồm dọn dẹp nhà vệ sinh và đào mương, ngoài ra anh cũng được giao phần xử lý các thiết kế đồ họa cho tạp chí của tu viện. Một ngày tiếp diễn gồm nhiều buổi thiền hơn, những cuộc phỏng vấn với các thiền sư cấp cao, và thường là các bài giảng dài dòng, khó hiểu. Các tu sĩ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi trước bữa tối. Thomas thường tranh thủ thời gian này để đốt lò sưởi trong căn nhà gỗ của mình, chuẩn bị cho những đêm lạnh lẽo ở Catskill.
Các rắc rối của Thomas bắt nguồn từ công án. Một công án, theo truyền thống của phái Thiền, là một câu đố chữ, thường được trình bày thông qua một câu chuyện hay một câu hỏi. Mục đích của nó là thách đố lại cách suy nghĩ logic, do đó buộc bạn phải sử dụng trực giác để diễn giải thực tế. Khi giải thích các khái niệm này cho tôi, Thomas đưa ra một ví dụ mà anh đã gặp: “Hãy chỉ cho tôi một cây bất động trong cơn gió lớn.”
“Tôi thậm chí còn không biết câu trả lời cho câu hỏi này đại loại như thế nào nữa,”tôi phản đối.
“Trong một buổi phỏng vấn,”Thomas nói rõ, “anh phải trả lời ngay lập tức, không suy nghĩ. Nếu ngừng lại, họ sẽ tống anh ra khỏi phòng; cuộc phỏng vấn kết thúc.”
“Vậy thì tôi chắc chắn là bị đá ra ngoài rồi.”
“Đây là câu trả lời đã giúptôi vượt qua công án,”anh ấy nói. “Tôi đứng như một cái cây và vẫy tay một chút như thể đang trong một cơn gí lớn. Đúng không? Vấn đề ở đây là một khái niệm anh không thế năm bằng lời.
Một trong những rào cản lớn đầu tiên mà các học viên trẻ phải đối mặt tập Thiền chính là công án Mu: Vượt qua được công án này là vượt cánh cổng đầu tiên trong “tám cổng”của Thiền Phật Giáo. Nếu chưa đạt được cột mốc này, bạn vẫn chưa được xem là học viên chính thức của thiền viện. Thomas có vẻ ngần ngại giải thích về công án này tôi. Tôi đã từng gặp phải vấn đề này khi làm một cuộc nghiên cứu về phái Thiền: Bởi vì những câu đố thường đi ngược lại logic, bất kỳ nỗ lực giải thích nào cho người ngoài đều trở nên tầm thường. Chính vì vậy, tôi không ép Thomas nói chi tiết về vấn đề này mà đi tra thông tin Google. Đây là một diễn giải mà tôi tìm được:
Một khách hành hương hỏi Đại Thiền sư Châu: “Loài chó có Phật tính không? “Triệu Châu trả lời, “Mu.”
Mu theo tiếng Trung có nghĩa là “không.”Theo như lời giải thích mà tôi tìm được, Triệu Châu không trả lời câu hỏi của khách hành hương mà đẩy lại cho người hỏi. Sau hàng tháng trời căng thẳng, Thomas mới chật vật vượt qua được công án này. “Tôi suy nghĩ liên tục về công án đó, “anh ấy kể với tôi. “Tôi mang nó vào giấc ngủ, để nó chiếm hữu cơ thể mình.”
Rồi anh cũng giải được nó.
“Một ngày, lúc đi dạo trong rừng, trong một khoảnh khắc khi tôi nhìn vào những chiếc lá, ‘tôi’ biến mất.Chúng ta đều trải qua những chuyện như vậy nhưng không quan tâm. Còn tôi đã có sự chuẩn bị cho trải nghiệm này. Tôi nhận ra, ‘Đây chính là toàn bộ công án.’ “Thomasđã có được cái nhìn về sự hợp nhất của tự nhiên vốn hình thành nên cốt lõi sựhiểu biết về thế giới của Phật giáo. Chính sự thống nhất này đã đưa ra câu trảlời cho công án. Vô cùng hào hứng, tại buổi phỏng vấn tiếp theo với tu sĩ cấp cao, Thomas đã làm một cử chỉ – “một cử chỉ đơn giản mà bạn vẫn làm thường ngày”- điều này cho thấy rõ ràng rằng anh ấy hiểu được lời giải công án một cách trực giác. Anh ấy đã vượt qua được cánh cổng thứ nhất: trở thành học viên chính thức của Thiền tông.
Không lâu sau khi vượt qua công án Mu, Thomas nhận ra niềm đam mê của mình. Anh đang đi bộ trong chính khu rừng mà anh giải được công án. Với sự thấu hiểu sâu sắc sau khi vượt qua Mu, anh bắt đầu hiểu được những bài giảng khó hiểu của các thầy tu cấp cao. “Khi đi bộ trên con đường mòn, tôi nhận ra các bài giảng đều nói về những điều tương tự như công án Mu,”Thomas nói. Nói một cách khác, chính là đây. Đây chính là những gì mà cuộc sống của một Thiền sư có được: cái nhìn ngày càng sâu sắc về vấn đề cốt lõi.
Thomas đã đạt đến đỉnh cao của niềm đam mê – anh đã có thể tự hào nhận mình là một học viên Thiền tông – vậy mà anh ấy vẫn không có được sự bình an và hạnh phúc mà anh từng mơ mộng.
“Thực tế thì chẳng có gì thay đổi cả. Tôi vẫn là con người cũ, vẫn có những nỗi lo lắng tương tự. Tôi nhận ra điều này vào một buổi chiều Chủ nhật, và tôi bật khóc.”
Thomas đã theo đuổi niềm đam mê tại Tu viện Zen Mountain, đã tin tưởng như nhiều người khác rằng chìa khóa đến với hạnh phúc là xác định niềm đam mê và theo đuổi nó với tất cả sự can đảm và nhiệt huyết. Nhưng cũng như những gì Thomas trải qua vào buổi chiều Chủ nhật trong khu rừng sồi, niềm tin này là một sự ngộ nhận đáng sợ. Hoàn thành ước mơ trở thành một Thiền sư thật sự không làm cho cuộc sống của anh trở nên tuyệt vời.
Thomas phát hiện ra rằng, con đường dẫn tới hạnh phúc – ít nhất là liên quan đến công việc bạn làm để kiếm sống – là một thứ phức tạp hơn rất nhiều so với việc trả lời một câu hỏi kinh điển, “Tôi nên làm gì với cuộc sống của mình?”
Mời các bạn đón đọc Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê của tác giả Cal Newport.
Download ebook
Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê – Cal Newport
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Kỹ Năng Đi Trước Đam Mê – Cal Newport Tweet! Kỹ năng đi trước đam mê của Cal Newport đã lột trần sự thật, niềm tin từ trước đến…