Kẻ Vượt Thời Gian – Herbert George Wells

Kẻ Vượt Thời Gian – Herbert George Wells

[toc]


Giới thiệu ebook

Kẻ Vượt Thời Gian – Herbert George Wells


Kẻ Vượt Thời Gian (The Time Machine) là một tiểu thuyết thuộc thể loại khoa học viễn tưởng của tác giả H. G. Wells, được xuất bản vào năm 1895. Đây là một khái niệm phổ biến khi đề cập đến việc du hành thời gian, việc này có thể thực hiện được bằng một cỗ xe mà nhà du hành có thể điều khiển đến bất kì nơi nào mà họ muốn đến. Thuật ngữ “cỗ máy thời gian” lần đầu tiên được đặt ra bởi Well trong tác phẩm của ông.

Tiểu thuyết Kẻ Vượt Thời Gian đã từng được chuyển thể thành 2 bộ phim điện ảnh là Cỗ Máy Thời Gian (phim 1960) và Cỗ Máy Thời Gian (phim 2002), cũng như 2 loạt phim truyền hình, và nhiều truyện tranh khác. Ý tưởng về cỗ máy thời gian cũng đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học cũng như nhiều sản phẩm giải trí khác.

Herbert George Well thôi học năm 14 tuổi để làm người trông coi cửa hàng, rồi thi đỗ đại học, và sau đó trở thành giáo viên. Sau một thời gian sống trong cảnh nghèo khổ, ông trở thành một nhà văn viễn tưởng nổi tiếng. Trong các tác phẩm của mình, H.G. Wells đã mô tả máy bay và tàu ngầm đi lại, trước khi người ta mơ hồ tin rằng những hành trình như vậy có thể thực hiện được. Là một con người đầy nghị lực H.G. Wells viết cuốn tiểu thuyết đồ sộ Phác thảo lịch sử (An Outline of History – 1920) và nhiều nghiên cứu về khoa học và chính trị. H.G. Wells đã phỏng vấn nhiều nhà lãnh tụ chính trị nổi tiếng và luôn có chính kiến về các sự kiện trên thế giới. Nhưng người ta lại nhớ đến một H. G. Wel1s tiểu thuyết gia hơn. Kẻ Vượt Thời Gian (The Time machine – 1895) và Người vô hình (The Inrrsible Man – 1897) đã trở nên rất gần gũi với công chúng và cũng được các nhà làm phim đặc biệt ưa thích.

 Bằng trí thông minh hiếm có và chí phấn đấu mãnh liệt, mặc dù phải bận rộn vật lộn với miếng ăn ngay trong thời niên thiếu, ông vẫn đạt những bước tiến đều trên con đường học vấn. Được đại học Royal College of Science, Kensington, cấp học bổng, ông là một sinh viên ưu tú của khoa học gia nổi tiếng T.H. Huxleỵ Ra trường với ngành động vật học, ông có dự tính trở thành một giáo sự Không ngờ năm 21 tuổi, một tai nạn trên sân túc cầu phá hư một chiếc thận; ông phải nằm liệt giường một thời gian dài; con đường dạy học đành bỏ dở. Hoàn cảnh thiếu may mắn đó bắt buộc ông phải ứng biến, và tình cờ bước vào sự nghiệp văn chương.

Kiến thức khoa học có sẵn cộng với óc tưởng tượng vô cùng phong phú trở thành tài sản quý báu, Wells thành công rất sớm với những truyện ngắn, xã luận, và tranh khôi hài đăng báo. “The Time Machine” là truyện dài đầu tay của ông, xuất hiện từng kỳ trên mặt báo rồi được in thành sách năm 1985. Độc giả khắp nơi thấy ngay dấu hiệu của một thiên tài, và Wells nổi tiếng nhanh chóng khắp thế giới.

Trong vòng năm mươi năm, H.G. Wells cho ra đời một số lượng kinh hồn là 150 tác phẩm. Ông viết nhiều loại, nhưng thành công nhất vẫn là khoa học giả tưởng, mà ngoài “The Time Machine” còn phải kể đến “War of the Worlds” (chiến tranh liên hành tinh), “The Invisible Man” (người vô hình), “The Island of Doctor Moreau” (hòn đảo của bác sĩ Moreau).

Ông mất năm 1946 giữa lúc uy tín đang suy sụp trầm trọng vì xuất bản quá nhiều tác phẩm tầm thường – nằm ngoài sở trường khoa học giả tưởng của ông – trong hơn 20 năm liền. Nhưng gần đây phong trào đọc H.G. Wells đã mạnh mẽ trở lại. Người ta khám phá rằng trong khoảng 20 tác phẩm có lẽ sẽ tồn tại vĩnh viễn với thời gian, Wells không những chỉ chứng tỏ tài nghệ văn chương mà còn có viễn quan chính xác. Những suy tưởng của ông về con người, về thế giới, về vũ trụ không còn là giả tưởng xa xôi nữa, mà càng lúc càng phản ảnh trung thực đời sống đầy bất trắc và hoang mang của chúng ta.

***
Kẻ vượt thời gian (gọi hắn như vậy cho dễ nhớ) đang cố giải thích một chuyện thật lạ và khó tin. Mắt hắn rực lên nét hăng hái, và khuôn mặt thường xanh xao của hắn hồng hào, sống động. Ngọn lửa trong lò sưởi bập bùng, ánh sáng từ ngọn đèn phản chiếu lấp lánh vào những đốm bọt nhỏ li ti đang sủi chạy trong các ly rượu. Những chiếc ghế, do hắn phát minh, không chỉ là vật thụ động bị ngồi lên mà đang liên tục vuốt ve, tạo sự dễ chịu cho mọi người. Tất cả tạo thành cái không khí thoải mái sau bữa ăn tối, khi mà ý tưởng được giải phóng khỏi mọi sự kềm hãm, tha hồ bay nhảy tự do.

Trong khi chúng tôi ngồi lười biếng thán phục thái độ chân thành của một người nhiều tưởng tượng (tối thiểu chúng tôi nghĩ thế lúc ấy), hắn vừa trỏ ngón tay út mảnh khảnh về phía trước để nhấn mạnh vấn đề, vừa liên tục nói say sưa:

“Qúy vị phải nghe tôi thật kỹ. Tôi sẽ đi ngược lại một hoặc hai điều mà ai cũng xem là đương nhiên đúng. Môn hình học mà họ dạy quý vị trong trường, chẳng hạn, đã được đặt trên nền tảng sai lầm.”

“Anh bắt đầu kiểu này thì có khác gì làm khó chúng tôi?” Filby, một chàng tóc hung hay lý sự, đặt vấn đề.

“Tôi không đòi quý vị phải công nhận bất cứ một điều gì mà không giải thích rõ ràng. Rồi quý vị sẽ công nhận đủ những điều tôi mong muốn. Hẳn quý vị đã biết một đường thẳng toán học, mà theo định nghĩa là không có bề dày, không thể nào hiện hữu trên đời. Họ dạy quý vị như thế phải không? Mặt phẳng toán học nữa. Tất cả chỉ là quan niệm trừu tượng.”

“Đúng thế!” Nhà tâm lý học nhìn nhận.

“Như vậy, vì chỉ có chiều dài, chiều rộng, chiều cao, một khối thể cũng không thể nào hiện hữu được.”

“Tôi phản đối,” Filby nói. “Dĩ nhiên một khối đặc có thể hiện hữu. Tất cả những vật thể có thật… “

“Hầu hết chúng ta đều nghĩ thế. Nhưng khoan đã. Có thể nào một khối thể hiện hữu tức thời hay không?”

“Tôi không hiểu anh nói gì,” Filby nói.

“Có thể nào một khối thể, không tồn tại trong bất cứ một khoảnh khắc ngắn ngủi nào, hiện hữu được không?”

Filby bắt đầu trầm tự “Rõ ràng,” kẻ vượt thời gian tiếp, “mỗi vật thể đều phải có bốn chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và chiều LÂU nữa. Nhưng vì một lý do thực tế đặc biệt mà tôi sẽ giải thích, chúng ta đã quên mất điều ấy. Ba chiều kia thường được gọi là ba mặt phẳng không gian, còn chiều thứ tư chính là THỜI GIAN. Tuy nhiên, chúng ta có khuynh hướng đặt ra một sự phân biệt sai lầm giữa ba chiều không gian và chiều thời gian, vì ý thức của chúng ta thường di chuyển bất định về đúng một phía của chiều thời gian từ lúc khởi đầu cho đến đoạn cuối cuộc đời.”

“Điều này,” một thanh niên vừa lên tiếng vừa cố châm lại điếu xì gà bằng ngọn lửa trong chiếc đèn để bàn, “điều này… thật là rõ lắm.”

“Đáng ngạc nhiên là chẳng ai để ý đến điều ấy,” kẻ vượt thời gian tiếp, nét vui trên mặt tăng lên một chút. “Đây chính là chiều thứ tư, mặc dù nhiều người từng nhắc tới chiều thứ tư không biết là họ muốn nói đến nó. Chiều thứ tư là một cách nhìn thời gian. Không có sự khác biệt nào giữa chiều thời gian và ba chiều không gian, trừ một điều là ý thức của chúng ta di chuyển theo nó. Nhưng một số người ngây thơ đã nghĩ sai về chiều thứ tự Chắc quý vị đều biết rõ quan điểm của họ?”

“Tôi chưa biết,” ông thị trưởng nói.

“Rất đơn giản. Không gian, theo các nhà toán học, được xem là có ba chiều gọi là chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Ba chiều ấy có thể được xác định bằng ba mặt phẳng thẳng góc với nhau. Nhưng một số triết gia đặt câu hỏi “Tại sao ba mặt phẳng, tại sao không thể có một mặt phẳng khác thẳng góc với cả ba mặt phẳng kiả” và họ cố tạo dựng khoa hình học bốn chiều. Giáo sư Simon Newcomb đã trình bày quan điểm này trước hội toán học New York mới khoảng hơn tháng trước đây. Qúy vị đều biết rằng trên một mặt phẳng (chỉ có hai chiều) chúng ta có thể biểu diễn một vật thể ba chiều mà không làm mất bất cứ đặc tính nào của nó. Tương tự, họ nghĩ rằng với ba chiều, họ có thể biểu diễn các vật thể có bốn chiều, nếu họ nắm vững mọi quy luật cần thiết.”

“Tôi cũng nghĩ vậy,” ông thị trưởng lẩm bẩm. Đôi lông mày nhíu lại, ông chìm vào cõi suy tư, cặp môi ông di động như người đang lập đi lập lại một câu thần chú. “Phải, giờ tôi đã hiểu rồi,” ông thốt lên sau một lúc lâu, với một nét vui mừng không lấy gì làm rõ ràng, chắc chắn.

“Được. Tôi không ngại cho quý vị biết rằng tôi đã nghiên cứu khoa hình học bốn chiều từ khá lâu nay, và đã khám phá ra một số kết quả khá lạ lùng. Thí dụ, đây là tấm hình của một người phái nam lúc tám tuổi, tấm này lúc 15 tuổi, tấm này 17 tuổi, tấm kia 23 tuổi, v.v… Tất cả đều có thể gọi là những “thời đồ”, hình biểu diễn ba chiều của một sinh vật bốn chiều, cố định và không thể biến đổi.

“Giới khoa học,” kẻ vượt thời gian ngưng nói một chút để chúng tôi có đủ thời giờ ghi nhận, rồi tiếp, “biết rất rõ thời gian chỉ là một loại không gian. Đây là một biểu đồ quen thuộc, biểu đồ thời tiết. Đường mà tôi đang chỉ biểu diễn những thay đổi của hàn thử biểu. Hôm qua ở mức độ cao, tối qua thấp hơn, rồi sáng nay lại tăng lên dần đến đây. Mức thủy ngân làm sao đi theo đường biểu diễn này nếu chỉ có ba chiều không gian quen thuộc? Nhưng hiển nhiên nó đã vẽ đường này, và đường này, vì vậy, phải được kết luận là đường của chiều thời gian.”

“Nhưng,” ông bác sĩ nói, mắt đăm đăm nhìn một khối than đá trong lò sưởi,” nếu thời gian chỉ là chiều thứ tư của không gian, tại sao, và tại sao từ trước đến nay vẫn thế, nó được coi là một chiều khác? Tại sao chúng ta không thể di chuyển trong thời gian như trong ba chiều kia của không gian?”

Kẻ vượt thời gian mỉm cười. “Ông có chắc chúng ta có thể di chuyển tự do trong không gian không? Chúng ta có thể đi về phía trái, phía phải, phía trước, phía sau, và con người đã luôn luôn làm thế. Nhưng chiều lên xuống thì sao? Chúng ta bị ngăn cản bởi sức hút trái đất kia mà.”

“Không hẳn,” ông bác sĩ nói. “Có khinh khí cầu.”

“Nhưng trước thời của khinh khí cầu, trừ những chuyện nhảy lên nhảy xuống và sự khác biệt chiều cao của mặt đất, con người không có tự do di chuyển theo chiều thẳng đứng.”

“Nhưng họ vẫn có thể di chuyển lên xuống chút ít, như anh đã nói.”

“Xuống, xuống dễ hơn lên rất nhiều.”

“Nhưng anh không thể di chuyển trong thời gian một chút nào hết, anh không thể thoát khỏi giây phút hiện tại.”

“Thưa ông bác sĩ thân kính, đó chính là điểm sai lầm của ông. Đó chính là điểm sai lầm của cả thế giới. Chúng ta luôn luôn rời xa hiện tại. Những thực thể tâm thức của chúng ta, vốn không có hình thể và khối lượng, di chuyển trên chiều thời gian bằng vận tốc đều từ lúc nằm nôi xuống đến mộ phần. Y hệt như trường hợp đi xuống thấp nếu chúng ta bắt đầu sự hiện hữu ở một nơi trên cao hơn mặt đất 50 dặm.

“Điều khó khăn là,” nhà tâm lý học ngắt lời. “Anh có thể di chuyển qua lại trong cả ba chiều của không gian, nhưng không thể làm tương tự với thời gian.”

“Đó chính là nguyên nhân dẫn đến phát minh lớn của tôi. Nhưng ông đã lầm khi nói rằng chúng ta không thể di chuyển trong thời gian. Thí dụ, khi tôi hồi tưởng lại từng chi tiết của một việc đã qua có nghĩa là tôi trở lại phút giây xảy ra việc đó: trạng thái lúc ấy của tôi thường được gọi là đãng trí. Dĩ nhiên, cũng như một anh mọi hoặc một con thú nhảy cao lên khỏi mặt đất rồi tức thì rơi xuống, tôi không thể lưu lại ở phút giây quá khứ, mà sẽ bị kéo về hiện tại. Nhưng chú ý rằng trong thí dụ tôi vừa đưa ra, một người văn minh hơn một anh mọi ở chỗ là người ấy có thể dùng khinh khí cầu để bay lên ngược chiều hút của trái đất. Đã thế, tại sao chúng ta – những người văn minh – không có quyền hy vọng sẽ có một lúc, chúng ta có thể dừng lại hoặc đi nhanh hơn theo chiều thời gian; và ngay cả quay đầu lại, đi ngược chiều thời gian nữa?

“Chuyện này,” Filby xen vào, “tất cả chỉ là… “

“Tại sao không được?” Kẻ vượt thời gian hỏi.

“Trái với lý lẽ,” Filby nói.

“Lý lẽ nào?” Kẻ vượt thời gian hỏi.

“Anh có thể dùng lập luận để chứng minh rằng màu đen là màu trắng,” Filby đáp, “nhưng anh sẽ chẳng bao giờ thuyết phục được tôi.”

“Có lẽ không,” kẻ vượt thời gian nhìn nhận. “Nhưng chắc quý vị đã bắt đầu hiểu mục đích cuộc nghiên cứu của tôi về hình học bốn chiều. Từ lâu tôi đã có khái niệm mơ hồ về một cái máy… “

“Để vượt thời gian!” Chàng thanh niên thốt lên.

“Di chuyển trong thời gian, theo bất cứ chiều nào.” Filby phá lên cười.

“Nhưng những điều tôi nói đều có thí nghiệm chứng minh.” Kẻ vượt thời gian nói.

“Nếu làm được như anh nói thì rất tiện lợi cho các sử gia,” nhà tâm lý học nhận xét. “Họ có thể lùi lại thời gian để kiểm chứng những gì đã được ghi lại về trận Hastings chẳng hạn!”

“Ông không nghĩ làm như vậy là gây ra khó dễ à?” Ông bác sĩ nói. “Tổ tiên chúng ta chắc không thích những kẻ hay kể chuyện sai đâu.”

“Mình có thể nghe tiếng Hy Lạp ngay từ miệng Homer hoặc Plato,” người thanh niên nói.

“Nếu vậy người ta sẽ không để yên anh đâu. Các học giả Đức đã cải tiến tiếng Hy Lạp rất nhiều.”

“Và rồi còn tương lai nữa,” người thanh niên lại nói. “Thử nghĩ xem! Chúng ta có thể đầu tư hết cả gia sản, để tiền lời tự sinh ra, rồi tới sớm để mà hưởng thụ!”

“Khám phá một xã hội,” tôi nói, “xây dựng hoàn toàn trên nền tảng cộng sản.”

“Nghe như một thuyết hoang đường!” nhà tâm lý học trở lại vấn đề.

“Phải, chính tôi đã từng nghĩ thế,” kẻ vượt thời gian trả lời, “vì vậy tôi chưa bao giờ nói chuyện này với người khác, cho tới khi… “

“Có thí nghiệm chứng minh!” Tôi thốt lên. “Anh sẽ chứng minh những điều anh nói thật sao?”

“Chứng minh, chứng minh!” Filby kêu thành tiếng. Hắn có vẻ hết chịu đựng nổi những lời giải thích của kẻ vượt thời gian.

“Hãy cho chúng tôi nhìn tận mắt thí nghiệm của anh,” nhà tâm lý học yêu cầu, “mặc dù, như anh biết, chúng tôi thấy khó tin lắm.”

Kẻ vượt thời gian mỉm cười đảo nhìn hết chúng tôi. Rồi, trong khi vẫn giữ nụ cười nhẹ, với hai tay đút sâu trong túi quần, hắn bước chậm ra khỏi phòng. Chúng tôi nghe tiếng dép lẹp kẹp của hắn kéo dài trên hành lang dẫn tới phòng thí nghiệm.

Nhà tâm lý học nhìn chúng tôi. “Không biết hắn định làm gì đây?”

Mời các bạn đón đọc Kẻ Vượt Thời Gian của tác giả Herbert George Wells.

Download ebook

Kẻ Vượt Thời Gian – Herbert George Wells


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Kẻ Vượt Thời Gian – Herbert George Wells Tweet! Kẻ Vượt Thời Gian (The Time Machine) là một tiểu thuyết thuộc thể loại khoa học viễn…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close