Kẻ Vô Luân – André Gide

Kẻ Vô Luân – André Gide

[toc]


Giới thiệu ebook

Kẻ Vô Luân – André Gide


Cuốn sách này đáng giá bao nhiêu, tôi xin trao cho người với giá đó. Ấy là một Trái Cây chứa chất những tro than chát ngấm. Nó giống như loại Dưa Đắng ở Sa Mạc, mọc tại những vùng khô cằn nung nấu, và chỉ ban cấp cho cơn khát nước của con người một trận cháy bỏng càng thê thảm tàn khốc thêm; nhưng nằm trên mặt cát vàng (hoàng sa) không phải là không đẹp.

Nếu như tôi có ý đưa nhân vật mình ra làm gương mẫu (cho người soi) thì phải nhìn nhận rằng tôi đã không thành công chi lắm; một vài kẻ hiếm hoi hỉ hữu nào đã vui lòng chú tâm hữu ý tới trận chìm nổi của Michel, ấy chẳng phải để cảm thông, mà chỉ là để nguyền rủa chàng, với tất cả lòng thiện lương sôi nổi của họ. Tôi đã không hoài công trang điểm Marceline bằng xiết bao đức hạnh; người ta không tha thứ được cho Michel đã vị kỉ không yêu chuộng nàng hơn thân mình.

Nếu rằng tôi có ý muốn đưa cuốn sách ra đời nhằm cứu cánh lên án Michel, thì ắt là tôi cũng chẳng thành công gì ráo, chẳng đạt mục đích hơn được chút nào. Bởi vì không một ai người, ai kẻ, ai con, vui lòng cảm tạ tôi vì mối phẫn nộ của họ đối với những nhân vật. Phẫn nộ đối với Michel, và từ Michel cơn phẫn nộ tràn lan tới tác giả. Mép bờ rất mong manh. Một chút xíu thôi, và người ta đã muốn lẫn lộn tôi và nhân vật.

Nhưng thật ra tôi không có ý muốn đưa cuốn sách ra đời như một cuộc lên án, mà cũng chẳng phải là trận biện hộ biện minh, và tôi đã tự giữ mình không thôi lời phán đoán. Công chúng độc giả ngày nay không cho phép tác giả được quyền làm khán giả suông. Tác giả sau khi miêu họa cơn kia, cuộc nọ xong, lầm lì không đưa lời nhận định, không bày tỏ lập trường, hoặc đứng phía này hoặc thiên về phía nọ, – đó là điều công chúng khổng thể tha thứ cho… Hà huống…? Hơn nữa, ngay cả trong giờ diễn tiến tồn lưu của tấn tuồng phù động, người ta còn muốn rằng tác giả phải liên tiếp bày tỏ lập trường, phải phán định rõ ràng rành mạch là mình đứng về phía của A hoặc của B, của Bê hoặc của Bối, mình ở bên cánh Philinte hay là bên phe Alceste, mình tán đồng Hamlet hay biểu đồng tình với Ophélie, mình theo chân Faust hay là bén gót theo Marguerite, mình lân mộ Adam hay là sùng mộ Jehovah? Mình tơ tưởng Nausicaa hay là mình nhớ nhung Pénélope? Mình muốn cùng Ulysse vượt trùng dương về trở lại cố hương Ithaque, hay là mình còn lưu luyến mãi cái hương mùi hương dị dị trong lãnh cốc Thần Nữ Calypso? Mình muốn xổ bồ đánh trận vây hãm thành Troie, hay là mình muốn bôn ba lùa bò về lên đầu non đồi sim trái chín? Quả thật, tôi không chủ trương rằng trạng huống trung lập (tôi suýt nói: tình huống lưỡng lự dùng dằng) là dấu hiệu vững chắc của một đầu não hoang viễn huệ năng; nhưng tôi tưởng rằng nhiều bộ óc hoằng đại thông tuệ đã từng chán ghét vô ngần cái lôi kết luận dứt khoát – và: đặt định chính xác một vấn đề, không phải là cho rằng vấn đề đã được giải quyết từ trước.

Tiếng “vấn đề” tôi dùng tại đây, là dùng một cách miễn cưỡng. Lòng không muốn, mà buộc phải dùng. Tình phi đắc dĩ… Thật ra, nói cho đúng, thì trong lĩnh vực nghệ thuật, trong miền cõi địa hạt văn chương, không hề có vấn đề nào mà tác phẩm nghệ thuật lại chẳng là lời giải đáp viên túc tự tại tự như.

Nếu bằng tiếng “vấn đề” người ta ngụ ý thể hội nghĩa “tấn tuồng” tôi có được phép nói rằng cái tấn tuồng cuốn sách này kể lại, dẫu rằng nó diễn ra trong linh hồn nhân vật của tôi, vẫn cứ là một tấn tuồng quá phổ quát, không thể nào chịu nằm lì giới hạn trong cuộc phiêu bồng chìm nổi dị biệt riêng tây của mình. “Vấn đề” kia, tôi không có ý tự phụ cho rằng mình phát minh ra nó. Nó vốn dĩ đã tồn lưu trước khi cuốn sách này xuất hiện. Thì dẫu… Thì rằng… Rằng Michel thắng cuộc hoặc thua cơn, rằng Michel thong dong duỗi dậy hoặc đồi phế rụng rơi, dù sao thì dù, “vấn đề” vẫn tồn liên tiên trình thị hiện; và cả cơn thắng, cả cuộc thua, tác giả đều không cho đó là một kết quả thu hoạch, vốn dĩ là, đã thế, đã thôi, (đã xong, đã xuôi, đã đành, đã đủ).

Nếu rằng một vài tinh thần thông tuệ cao nhã chỉ chấp nhận nhìn thấy trong tấn tuồng kia, bản trình bày một trường hợp oái oăm quỷ dị: và chỉ nhìn thấy trong nhân vật kia, một kẻ bị bệnh hoạn éo le: nếu họ không biết rằng một vài ý tưởng cấp thiết liên can tới cõi chung rất mực rộng tầm, vẫn rất có thể âm thầm cư lưu trong tấn tuồng âm ỉ nọ – vâng, nếu họ quan niệm như thế, thì tội lỗi chẳng phải tại những ý tưởng kia hoặc tấn tuồng kia, mà tại tác giả. Tôi muốn nói: tại chỗ vụng về của tác giả, tại vì tác giả ăn nói không ra câu – mặc dầu y đã đặt vào trong sách này tất cả niềm tha thiết, tất cả những nước mắt sôi cuồng và xiết bao ân cần chăm sóc. Tuy nhiên, ý nghĩa tồn lưu thực tại âm thầm của cuốn sách và cái ý vị lân la mà công chúng tìm ra trong sách, đó là hai sự vụ khác biệt nhau vô cùng. Thiết tưởng: không cần quá nham nhở tự phụ hỗn mang, tôi nghĩ thế, người ta có thể liều chịu trận hững hờ trong buổi mới, không ai thèm ngó ngàng gì đến của lạ ngon ngọt ngẫu nhiên về ngày nhà ma thứ nhất – vâng thà như thế còn hơn là ngẫu nhĩ về gây cuồng hỉ tê mê cho một công chúng thèm ăn những vật đồ lai rai, rồi trôi biệt bỏ xuôi không có một ngày mai tao phùng trong cửa quỷ.

Tuy nhiên? Chung quy, tôi chẳng có ý tìm hiểu chứng minh cái gì ráo, mà chỉ duy mong muốn hoạ sao cho nên hình và làm sao cho bức hoạ sáng tỏ với mù sương.

TỰA của André Gide

***

André Paul Guillaume Gide (22 tháng 11 năm 1869 – 19 tháng 2 năm 1951) là một trong những nhà văn xuất chúng của thế kỷ 20, người đoạt giải Nobel Văn học năm 1947.

Sáng tác đầu tay của ông là cuốn tự truyện Les cahiers d’André Walter (Những cuốn vở của André Walter, 1891) viết bằng thơ và văn xuôi đầy chất thơ, kể về sự giằng xé, giày vò giữa thể xác và tâm hồn và sự tìm kiếm lối thoát trong các hình thái thần bí và thanh cao của tình yêu.

Do bị bệnh lao không phải chịu quân dịch, những năm 1893-1894 André Gide du lịch sang Algérie và Tunisia, nơi ông phát hiện ra mình là người đồng tính luyến ái. Thời gian khủng hoảng kéo dài được ghi nhận bởi sự bất ổn tinh thần và những kiếm tìm chân lý thể hiện trong truyện vừa Le Retour de l’Enfant prodigue (Cuộc trở về của đứa con du đãng, 1907). Về mặt phong cách, Gide đã khắc phục lối viết cầu kì ban đầu, đến với một ngôn ngữ giản dị rõ ràng. Năm 1908, ông trở thành người đồng sáng lập Tổng quan mới của nước Pháp, một trong những tạp chí có ảnh hưởng đối với sự phát triển nền văn học Pháp và thế giới.

Tiểu thuyết châm biếm Les Caves du Vatican (Những động ngầm dưới Vatican, 1914) đặt vấn đề về sự chấp nhận một cách mê muội những tín ngưỡng và lý tưởng. Năm 1926, tiểu thuyết Les Faux-monnayeurs (Những kẻ làm bạc giả) ra đời mang lại nhiều thành công cho ông, đó là một đóng góp thực sự vào sự phát triển thể loại tiểu thuyết. Một năm sau khi xuất bản truyện vừa Thésée (Theseus, 1946) – mà ông coi như một bức di thư văn học – André Gide được bầu làm Giáo sư Danh dự trường Đại học Oxford và được tặng giải Nobel năm 1947. Năm 1950, André Gide xuất bản tập cuối cùng của bộ Journal (Nhật kí). Ông mất năm 1951 ở Paris.
 

Những nhân vật của Gide đều mang bóng dáng cuộc đời ông, như ông từng viết: “Kẻ khác có thể đã viết nên một tập sách; nhưng câu chuyện tôi kể ra đây, tôi đã hồi tưởng lại bằng cả tâm hồn”. Để hiểu về những tác phẩm gây chấn động của Gide, cần nhìn lại chính đời ông.

Gide sinh ra vốn là đứa trẻ nhạy cảm, sống bản năng. Về sau, ông lại gặp thêm quá nhiều bão táp trường đời: Mất cha từ nhỏ, chiến tranh liên miên, bệnh tật và đặc biệt là cú sốc năm 26 tuổi, khi ông phát hiện ra mình là người đồng tính.

Trước đó, Gide đã mối tình lãng mạn kéo dài với cô em họ Madeleine Rondeaux từ khi ông mới là cậu bé 12 tuổi (ông đã hồi tưởng lại mối tình đầy ngang trái này trong tác phẩm Khung cửa hẹp). Phát hiện này khiến ông bị rối loạn cảm xúc.

Về sau, ông vẫn trân trọng và cưới Rondeaux nhưng đồng thời chạy theo những mối tình đồng giới và thật bất ngờ, lại có con với một người phụ nữ khác.

Như con thiêu thân, Gide lao vào những cuộc sa đọa trác táng và không ngần ngại phô bày trên trang giấy. Nhiều người đã lên án Gide kịch liệt, coi những tác phẩm của ông như liều thuốc độc cho người đọc. Bạn bè trong giới văn chương cũng có phần dè chứng ông.
Nhưng Gide không vì thế mà chùn bước. Ông vẫn trung thành với bản chất con người, coi thường những hình thức phù phiếm, giả tạo. Ông nâng tầm quan điểm của mình lên thành triết lý trong Kẻ vô luân, kể về Michel, kẻ vượt qua mọi rào cản đạo đức trong hành trình nổi loạn để khám phá con người thật của mình.

Mời các bạn đón đọc Kẻ Vô Luân của tác giả André Gide.

Download ebook

Kẻ Vô Luân – André Gide


FULL:


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Kẻ Vô Luân – André Gide Tweet! Cuốn sách này đáng giá bao nhiêu, tôi xin trao cho người với giá đó. Ấy là một Trái…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close