Hy Vọng Táo Bạo: Suy Nghĩ Về Việc Tìm Lại Giấc Mơ Mỹ – Barack Obama
[toc]
Giới thiệu ebook
Hy Vọng Táo Bạo: Suy Nghĩ Về Việc Tìm Lại Giấc Mơ Mỹ – Barack Obama
Với tầm nhìn của người đứng đầu Nhà Trắng tương lai, Barack Obama viết ‘Hy vọng táo bạo’ trước khi đắc cử. Không chỉ nêu suy nghĩ về các vấn đề điều hành đất nước, ông còn cho thấy mình là người nhân hậu và biết thấu cảm.
Ngay từ đầu tập sách, Barack Obama tự giễu mình và đặt ngay một vấn đề mà từ trước đến nay mọi người thường nhìn về các chính trị gia: Làm chính trị là một khát vọng thu giữ quyền lực của cá nhân, hay đó là khát vọng nắm quyền lực để có thể chủ động thực thi được nhiều điều có ích trong cộng đồng, xã hội và thế giới.
“Trông anh cũng khá đàng hoàng. Sao anh lại muốn nhảy vào một lĩnh vực bẩn thỉu và hiểm ác như chính trị?”, một người đã hỏi Obama như thế trong quá trình ông tranh cử vào một ghế trống tại Nghị viện bang Illinois. Câu nói đã khiến Obama suy nghĩ, tự vấn và tự phân tích mục tiêu mà ông đang theo đuổi.
Chính vì không ngừng day dứt về sự va chạm giữa các lý tưởng, Obama bắt tay viết Hy vọng táo bạo, cuốn sách được hình thành trực tiếp từ những lần nói chuyện, gặp gỡ, tiếp xúc của ông với mọi tầng lớp người trên đường vận động tranh cử để trở thành thượng nghị sĩ Mỹ.
Trong một giai đoạn mà nền chính trị Mỹ tồn tại những con người khắc nghiệt và luôn căng thẳng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, Obama viết sách với góc nhìn và tâm thế của một vị lãnh đạo còn trẻ tuổi. Ngòi bút phóng khoáng và mạnh mẽ của ông chọc thẳng vào các vấn đề nhức nhối tồn tại trong chính trị Mỹ hiện nay. Ông nêu lên quan điểm cho rằng, nếu làm chính trị chỉ vì quyền lực của cá nhân hay đảng phái thì rốt cuộc cũng chẳng được lợi ích gì, và chỉ càng khiến cho đám đông dân chúng ngoài kia thêm chán nản và mất niềm tin vào thể chế chính trị.
Obama cho rằng, chính từ sự mất niềm tin của người dân, đất nước Mỹ suy yếu và đánh mất ánh hào quang mà nó đã gặt hái được từ lịch sử lập quốc đặc biệt của mình. Trong Hy vọng táo bạo, Obama muốn xoáy vào vấn đề làm thế nào để thay đổi cách làm chính trị và từ đó có thể thay đổi đời sống của công dân nước này.
Cuốn sách được chia làm 9 chương. Chương 1, Obama đưa ra đánh giá về lịch sử chính trị gần đây và cố gắng giải thích một số nguyên nhân của việc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa mang đầu óc đảng phái tương tàn. Trong chương 2, ông trình bày về các giá trị chung tạo nền móng cho sự đồng thuận mới cho nền chính trị Mỹ. Chương tiếp theo, Thượng nghị sĩ này đưa ra suy nghĩ về Hiến pháp Mỹ với tư cách là nguồn gốc của quyền công dân và là phương tiện để tổ chức những cuộc thảo luận dân chủ về tương lai chung của nước Mỹ. Chương 4, Obama trình bày về các thế lực có khả năng hủy diệt ngay cả những chính trị gia có nhiều hy vọng nhất. Đó là tiền, các phương tiện thông tin, các nhóm lợi ích và quy trình lập pháp.
Trong các chương còn lại, Obama đề ra những cách thức giúp nước Mỹ vượt qua sự chia rẽ nội bộ, kêu gọi đặt lợi ích của công dân và dân tộc lên trên lợi ích của đảng phái để giải quyết khó khăn mà cường quốc này đang đối mặt: bất an về kinh tế ngày càng tăng cao trong mỗi gia đình người Mỹ, sự căng thẳng về chủng tộc và tôn giáo trong chính trị, khủng bố và dịch bệnh, chiến tranh…
Dù đề cập về nhiều vấn đề mang tầm cỡ thế giới, ngòi bút của Obama lại rất giản dị. Đôi chỗ ông như tự vấn chính bản thân, đôi chỗ ông như đang tâm sự về nghề chính trị. Đặc biệt, trong chương cuối, dù chỉ dành vài dòng khá ngắn viết về cuộc sống gia đình, Obama vẫn khiến độc giả thích thú khi ông khẳng định, nước Mỹ hiện tại nên xem xét lại việc chỉ coi trọng các giá trị như: sự giàu có, thon thả, trẻ trung, nổi tiếng, an toàn và vui vẻ, mà quên đi giá trị của tình yêu, sự chia sẻ, đồng cảm, quan tâm lo lắng cho nhau, sẵn sàng đương đầu thách thức và không ngại va chạm để giải quyết hậu quả.
Nếu có câu “văn là người” thì qua Hy vọng táo bạo, Obama đã cố gắng chứng tỏ với nước Mỹ và với thế giới: ông muốn là nhà lãnh đạo tốt.
Đã gần mười năm kể từ khi tôi bắt đầu bước chân vào hoạt động chính trị. Lúc đó tôi khoảng 35 tuổi, tốt nghiệp trường luật được bốn năm, vừa mới kết hôn và nhìn chung nóng vội với đời. Có một ghế trống trong Nghị viện bang Illinois, và một vài người bạn gợi ý là tôi nên ra tranh cử. Họ cho rằng với nghề nghiệp là một luật sư về quyền công dân và những mối quan hệ tôi có được trong thời gian hoạt động cộng đồng, tôi sẽ là một ứng cử viên có triển vọng. Sau khi bàn bạc với vợ. tôi tham gia cuộc đua và làm đúng những gì mà một ứng viên lần đầu nên tham gia tranh cử thường làm. Tôi nói chuyện với tất cả những ai lắng nghe tôi. Tôi đến những mục họp câu lạc bộ và các tuổi gặp mặt của nhà thờ, các tiệm thẩm mỹ và cửa hàng cắt tóc. Chỉ cần thấy một “nhóm” hai người đứng ở góc phố là tôi sẵn sàng băng qua đường, đưa họ tờ rơi vận động tranh cử. Và đi đến đâu tôi cũng bị người ta hỏi cùng hai câu:
“Anh đào đâu ra cái tên ngộ nghĩnh thế?”
Và rồi: “Trông anh cũng khá đàng hoàng. Sao anh lại muốn nhảy vào một lĩnh vực bẩn thỉu và hiểm ác như chính trị”.
Tôi đã quen với những câu hỏi này, chúng chỉ là dạng khác của những câu hỏi mà tôi nhận được vài năm trước đó khi tôi lần đầu tiên đến Chicago, làm việc ở một khu vực thu nhập thấp. Những câu hỏi đó báo hiệu sự hoài nghi không đơn giản dù là đối với chính trị mà chính là đối với ý nghĩa cuộc đời của một người hoạt động công chúng. Đó là sự hoài nghi của một thế hệ đã mất lòng tin vào những lời hứa, ít nhất là ở vùng phía Nam nơi tôi đang cố gắng đại diện. Tôi thường trả lời họ bằng cách mỉm cười, gật đầu, và nói rằng tôi hiểu nỗi hoài nghi đó, nhưng hiện nay, và nhất là trong quá khứ luôn có một truyền thống khác về chính trị, một truyền thống đã tồn tại từ ngày lập nước cho đến ngày thắng lợi của phong trào đấu tranh cho quyền công dân, một truyền thống dựa trên một suy nghĩ giản dị rằng chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, rằng những điều gắn kết chúng ta thực sư nhiều hơn, lớn hơn nhưng điều chia rẽ chúng ta, và nếu có đủ người tin vào điều đó, hành động vì điều đó, thì mặc dù chúng ta chưa thể giải quyết được hết mọi khó khăn, nhưng chúng ta sẽ làm được điều gì đó có ý nghĩa.
Quả là một bài diễn văn thuyết phục, tôi nghĩ thế. Và mặc dù tôi không chắc lắm là tôi gây được ấn tượng như nhau cho mọi thính giả, nhưng cũng có đủ người đánh giá cao sự nhiệt tình và tự tin của tuổi trẻ ở tôi, nhờ thế, tôi đã trúng cử vào Nghị viện bang Illinois.
SÁU NĂM SAU, khi tôi quyết định tranh cử Thượng nghị sỹ Mỹ, tôi lại không dám chắc về chính bản thân mình.
Nhìn về mặt nào thì lựa chọn nghề nghiệp của tôi cũng có vẻ đúng.
Sau hai nhiệm kỳ tôi nỗ lực làm việc ở phe thiểu số, đảng Dân chủ cũng đã giành được quyền kiểm soát Thượng viên bang, và tiếp đó tôi đã thông qua một loạt các dư luật, từ cải cách hệ thống án tử hình bang Illinois đến mở rộng chương trình y tế cho trẻ em. Tôi còn tiếp tục giảng dạy ở trường Đại học Luật Chicago, một công việc tôi yêu thích, và đôi khi tôi được mời đến nói chuyện ở vài nơi trong thành phố. Tôi duy trì được cho mình sự độc lập, tên tuổi tốt, cuộc hôn nhân, và nếu nói chính xác thì tất cả những điều này đều bị đe doạ kể từ khi tôi đặt chân lên vùng thủ phủ bang.
Nhưng trong những năm đó, tôi cũng phải trả giá. Đôi khi, tôi nghĩ đó chỉ là vì tôi đang già đi, vì nếu bạn để ý thì sẽ thấy mỗi năm qua đi, bạn sẽ càng gắn chặt hơn với các thói xấu của bạn – lĩnh vực mà bạn kém hiểu biết, những thói quen suy nghĩ, có thể do di truyền hoặc do môi trường, nhưng hầu như chắc chắn là ngày càng tồi tệ hơn, giống như đau ở chân lâu ngày chạy lên đau nhức ở hông. Với tôi.
một trong những thói xấu đó đã trở nên mãn tính, tôi không còn biết trân trọng, dù mọi điều có tốt đẹp đến mấy, vì may mắn luôn chờ đợi tôi. Tôi nghĩ đây là một thói xấu đặc thù của thế giới hiện đại, cũng là thói xấu đặc thù của người Mỹ, và không ở đâu điều này thể hiện rõ hơn trong chính trị. Không rõ nghề chính trị khuyến khích tính xấu đó hay đơn giản là nó thu hút những người mang tính cách này. Có người nói rằng mỗi người đều cố gắng hoặc sống xứng đáng với kỳ vọng của người cha, hoặc bù đắp lại những sai lầm của cha, và tôi nghĩ có thể đây là nguyên nhân của các thói xấu của tôi và mọi tính cách khác.
Dù là lý do gì thì việc tôi quyết định chạy đua với một nghị sỹ Dân chủ đương nhiệm trong cuộc bầu cử năm 2000 là hậu quả của thói xấu mãn tính này. Đó là một cuộc đua thiếu cân nhắc, và tôi đã thua đau đớn – một loại thất bại đánh thức bạn trở lại với thực tế là cuộc sống không diễn ra như bạn chờ đợi. Một năm rưỡi sau, khi vết thương đã lành lại, tôi có hẹn ăn trưa với một cố vấn truyền thông, người đã đôi lần khuyến khích tôi tranh cử cấp bang. Ngẫu nhiên bữa trưa đó được sắp xếp vào cuối tháng Chín năm 2001.
“Chắc anh thấy là động lực chính trị bây giờ đã thay đổi đúng không?”. Anh ta hỏi tôi khi lấy món salad.
Tôi hỏi lại: “Ý anh là sao?” Nhưng tôi biết rõ anh ta định nói gì. Cả hai chúng tôi đều nhìn vào tờ báo đặt cạnh anh ta. Trên đó, ngay trang nhất, là tấm hình Osama bin Laden.
“Kinh khủng, đúng không?”. Anh ta lắc đầu: “Thật xui quá. Tất nhiên anh không thể đổi tên được. Các cử tri nghi ngờ ngay. Anh biết đấy, nếu anh mới bắt đầu sự nghiệp, anh có thể dùng một cái lên khác hay cái gì đó. Nhưng giờ thì… » Anh kéo dài giọng và nhún vai tỏ vẻ xin lỗi trước khi gọi người bồi bàn đem hóa đơn thanh toán.
Tôi nghi là anh ta nói đúng, và điều đó ăn dần ăn mòn tâm trí tôi. Lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình, tôi biết đến cảm xúc đố kỵ khi nhìn những chính trị gia trẻ tuổi hơn tôi, nhưng lại thành công ở lĩnh vực mà tôi thất bại, họ đi lên vị trí cao hơn, làm được nhiều hơn. Niềm vui của nghề chính trị – cảm giác kích thích khi tranh luận, cảm giác ấm áp da thịt khi bắt tay và chìm vào đám đông – dần mờ nhạt đi bên cạnh những công việc tầm thường hơn của nghề này: những lần đi xin tiền, những cuốc lái xe dài về nhà sau buổi dạ tiệc kéo dài hơn hai giờ so với dự kiến, những món ăn chán ngắt, không khí nhạt nhẽo và cuộc nói chuyện cộc lốc qua điện thoại với vợ – người phụ nữ vẫn ở bên tôi, nhưng đã quá mệt mỏi với việc phải một mình chăm sóc lũ trẻ và bắt đầu đặt dấu hỏi rằng tôi xem trọng gia đình hay sự nghiệp hơn. Ngay cả với công việc lập pháp – điều khiến tôi theo đuổi nghề này, cũng bắt đầu trở nên quá to tát, đi quá xa khỏi những cuộc tranh cãi lớn về thuế, an sinh xã hội, y tế, việc làm đang diễn ra ở tầm quốc gia. Tôi bắt đầu nghi ngờ con đường mình đã chọn; tôi bắt đầu có cảm giác mà tôi nghĩ một diễn viên hay vận động viên phải trải qua khi anh ta nhận thấy mình đã dùng cạn tài năng và vận may sau nhiều năm chờ đợi mỏi mòn giữa những buổi diễn thử hay nỗ lực thi đấu trong các giải đấu phụ. Giấc mơ sẽ không thành hiện thực, và giờ đây anh ta phải đối mặt với lựa chọn: chấp nhận sự thật như một người trưởng thành và chuyển sang theo đuổi một thứ khác thực tế hơn, hay từ chối nó và cuối cùng trở thành một kẻ cay đắng, cáu kỉnh và có một chút nào đó thảm hại.
TỪ CHỐI, GIẬN DỮ, thỏa hiệp, thất vọng – tôi không chắc liệu tôi đã trải qua hết tất cả các giai đoạn mà các chuyên gia đã nói. Tuy nhiên, về mặt nào đó, tôi đã đi đến được chỗ chấp nhận giới hạn của mình, cũng như phải chấp nhận cái chết. Tôi lại tập trung vào công việc trong Thượng viện bang và tự hài lòng với những cải cách, những đề xuất mà tôi có thể làm được ở vi trí của mình. Tôi dành nhiêu thời gian hơn cho gia đình, ngắm các con gái của chúng tôi lớn lên, yêu thương chăm sóc vợ, và nghĩ về nghĩa vụ lâu dài là nuôi gia đình của tôi. Tôi chơi thể thao, đọc tiểu thuyết, và bắt đầu hiểu giá tri của việc trái đất quay quanh mặt trời, của việc bốn mùa luân chuyển mà không cần sự tham gia gì của tôi.
Và tôi nghĩ, chính sự chấp nhận này đã khiến tôi có một ý nghĩ hết sức đường đột là tranh cử vào Thượng viện liên bang. Tôi mô tả với vợ tôi ý tưởng này như một chiến lược được ăn cả ngã về không, đây là nỗ lực cuối cùng để thử thực thi các ý tưởng của tôi trước khi tôi làm một người sống lặng lẽ hơn, ổn định hơn, và có thu nhập cao hơn. Vợ tôi, có lẽ vì thương hại hơn là bị thuyết phục, đồng ý để tôi tham gia cuộc đua cuối cùng này. Tuy nhiên cô ấy cũng nói trước rằng vì cô ấy muốn có một cuộc sống gia đình yên ả, nên tôi không nên trông mong cô ấy sẽ bỏ phiếu cho tôi.
Tôi để cô ấy thoải mái tự quyết định trong canh bạc rất chênh lệch này. Peter Fitzgerald, nghị sỹ đương nhiệm đảng Cộng hòa đã chi 19 triệu dollar tài sản riêng của ông để giành ghế từ người tiền nhiệm, bà Carol Moseley Braun. Ông này không được biết đến nhiều, trong thực tế có vẻ ông không ưa thích nghề chính trị lắm. Nhưng ông ta vẫn có tài sàn vô hạn của gia đình và có sự chính trực, nhờ đó giành được sự tôn trọng miễn cưỡng của các cử tri.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Carol Moseley Braun đã quay trở lại sau nhiệm kỳ đại sứ ở New Zealand, với ý tưởng giành lại vị trí cũ; và việc bà có thể ứng cử làm kế hoạch của tôi bị đình lại. Khi bà quyết định chuyển sang tranh cử vào vị trí tổng thống, những người khác bắt đầu ngấp nghé cuộc đua vào ghế Thượng nghị sỹ. Vào thời điểm Fitzgerald tuyên bố không dự định tái tranh cử, tôi đang có sáu đối thủ chính, trong số đó có một bộ trưởng tài chính đương nhiệm của bang, một doanh nhân có tài sản hàng trăm triệu dollar, một cựu chánh văn phòng của Thị trưởng Chicago, Richard Daley, và một nữ chuyên gia y tế da đen, người mà với một số tiền sử dụng khôn ngoan, sẽ chia phiếu của cộng đồng da đen với tôi và giết chết bất cứ cơ hội mong manh nào mà tôi có được.
Tôi không bận tâm. Không hề lo lắng vì không kỳ vọng gì nhiều, với sự tín nhiệm được hậu thuẫn bởi một vài lời giới thiệu hiệu quả, tôi lao vào cuộc đua với sinh lực và niềm vui mà tôi nghĩ tôi đã đánh mất. Tôi tuyển bốn người, tất cả đều giỏi giang, tuổi mới ngoài hai mươi đến hơn ba mươi một chút, với mức lương tương đối thấp. Chúng tôi tìm được một văn phòng nhỏ, tiến hành in giấy có tiêu đề, lắp đặt điện thoại và một vài máy tính. Tôi dành bốn hoặc năm giờ một ngày gọi điện cho các nhà tài trợ chính của đảng Dân chủ và cố gắng thu được phản hồi. Tôi tổ chức các cuộc họp báo mà không ai đến tham dự. Chúng tôi đăng ký tham gia cuộc diễu hành nhân ngày Thánh Patrick và được dành cho vị trí cuối cùng, kết quả là tôi cùng mười tình nguyện viên đi trước những chiếc xe vệ sinh của thành phố chỉ vài bước chân, vẫy tay chào vài người chậm chân còn sót lại trên đường trong khi các công nhân vê sinh quét rác và gỡ hình cây cỏ ba lá, biểu tượng của ngày Thánh Patrick khỏi các cột đèn.
Tuy nhiên, phần lớn thời gian tôi di chuyển, thường là tự lái xe một mình, đầu tiên là từ khu vực bầu cử này sang khu vực bầu cử khác trong Chicago, sau đó là từ hạt này sang hạt khác, từ thị trấn này sang thị trấn khác, và cuối cùng là xuyên khắp bang, đi qua hàng dặm dài các cánh đồng ngô và đậu, đường ray xe lửa và silo chứa ngũ cốc. Những cuộc hành trình này không hiệu quả cho lắm. Không có cỗ máy của tổ chức đảng Dân chủ bang, không có danh sách gửi thư hay hoạt động quảng bá trên mạng, tôi buộc phải nhờ nhà bạn bè hoặc người quen để tiếp cử tri. hoặc nhờ họ thu xếp cho tôi đến các nhà thờ, văn phòng nghiệp đoàn, nhóm chơi bài bridge hoặc các tổ chức nghề nghiệp. Đôi khi, sau khi lái xe mất hàng giờ, tôi chỉ thấy có hai hoặc ba người đang đợi mình quanh chiếc bàn làm bếp. Tôi phải trấn an chủ nhà là không sao, khen ngợi những bánh trái mà họ đã chuẩn bị. Đôi khi tôi phải ngồi suốt một buổi lễ nhà thờ và mục sư thậm chí quên không nhận ra tôi, hoặc có khi người đứng đầu nghiệp đoàn địa phương cho phép tôi nói chuyện với các thành viên ngay trước khi họ tuyên bố quyết đinh ủng hộ một ứng viên khác.
Nhưng bất kể tôi gặp hai người hay năm mươi người, bất kể tôi đang ở trong một ngôi nhà râm mát, trang nghiêm ở bờ biển Bắc, một căn, hộ trên cao không có thang máy ở vùng phía Tây hay một trang trại ngoại Ô Bloomington, bất kể mọi người tỏ ra thân thiện, bàng quan hay đôi khi có thái độ thù địch, tôi cố gắng hết sức để im lặng, nghe những điều họ nói. Tôi lắng nghe họ nói về công việc, về chuyện kinh doanh, về trường học trong vùng, về sự giận dữ của họ đối với Tổng thống Bush và đối với đảng Dân chủ; về chó nhà họ, xe cái lưng đau, về thời kỳ phục vụ chiến tranh, về những kỷ niệm thời thơ ấu. Một vài người đưa ra những lý thuyết thuyết phục để giải thích sự sụt giảm việc làm trong ngành chế tạo hay chi phí y tế tăng. Một số người khác nhắc lại những gì họ nghe được trên chương trình của Rush Limbaugh[1] hay NPR[2]. Nhưng phần lớn mọi người quá bận với công việc và chăm sóc con cái nên không quan tâm gì nhiều đến chính trị, và thay vào đó họ nói về những gì họ đang nhìn thấy trước mắt; một nhà máy phải đóng cửa, một cơ hội thăng tiến, hoa đơn khí đốt sưởi ấm tăng cao, bố mẹ ở viện dưỡng lão, bước đi đầu tiên của đứa trẻ.
Tôi không thu được hiểu biết sâu sắc gì từ những tháng ròng rã nói chuyện đó. Nếu có, thì điều gây ấn tượng với tôi là niềm hy vọng của con người thật giản dị làm sao, và những gì họ tin tưởng bất biến như thế nào, bất kể chủng tộc, vùng miền, tôn giáo hay giai cấp. Phần lớn nghĩ rằng bất cứ ai muốn làm việc đều phải có thể tìm được một việc làm có mức lương đủ sống. Họ cho rằng không nên tuyên bố một người bị phá sản chỉ vì người đó bị ốm. Họ tin rằng mọi trẻ em nên được hưởng một nền giáo dục tốt thực sự chứ không phải là một mớ các bài giảng, và những đứa trẻ đó nên được vào đại học ngay cả khi bố mẹ chúng khôg giàu. Họ muốn được an toàn, không có tội phạm hay khủng bố, họ muốn có không khí sạch, nước sạch, có thời gian dành cho con cái. Và khi về già, họ muốn được nghỉ ngơi với sự đàng hoàng và tôn trọng nhất định.
Tất cả chỉ có thế. Không nhiều. Và mặc dù họ hiểu rằng họ sống như thế nào chủ yếu phụ thuộc vào nỗ lực của họ, mặc dù họ không hy vọng chính phủ sẽ giải quyết hết mọi vấn đề họ vấp phải, và chắc hắn họ không muốn những đồng dollar nộp thuế bị hoang phí, họ vẫn nghĩ rằng chính phủ nên giúp đỡ họ.
Tôi nói với mọi người là họ đúng, chính phủ không thể giải quyêét hết mọi vấn đề. Nhưng chỉ thay đổi chút ít ưu tiên hành động, chúng ta cũng có thể đảm bảo ọi trẻ em có cơ hội tốt trong đơi, và chúng ta có thể đương đầu được với những thách thức chung của đất nước. Thường mọi người gật đầu đồng ý và hỏi tôi làm cách nào họ tham gia được vào việc đó. Và khi tôi quay lại lái xe trên đường, với bản đồ trên nệm xe, đi đến điểm dừng chân kế tiếp, một lần nữa tôi hiểu tại sao tôi lại theo đuổi nghiệp chính trị này.
Tôi cảm thấy mình đang làm việc vất vả hơn bao giờ hết.
***
CUỐN SÁCH NÀY hình thành trực tiếp từ nhưng lần nói chuyện trên đường vận động đó. Những cuộc gặp của tôi với cử tri không chỉ xác nhận những giá trị cơ bản của người Mỹ, mà còn nhắc cho tôi nhớ rằng, cốt lõi của kinh nghiệm Mỹ là một loạt các quan niệm, chúng sẽ tiếp tục lay động lương tâm chung của người Mỹ. Đó là một tập hợp các giá trị chung gắn kết chúng ta lại với nhau bất kể sự khác biệt, một sợi chỉ hy vọng xuyên suốt khiến cho những thử nghiệm dân chủ viển vông đem lại kết quả. Những giá trị, quan niệm đó không chỉ được khắc trên đài kỷ niệm bằng đá cẩm thạch hay ghi chép trong sách lịch sử. Chúng luôn ở trong trái tim, trong tâm trí đa số người Mỹ -và truyền cảm hứng cho niềm tự hào, bổn phận, và sự hy sinh của chúng ta.
Tôi biết, nói theo cách này là sự mạo hiểm. Trong thời đại toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ nhanh đến chóng mặt, chính trị khắc nghiệt và chiến tranh văn hóa diễn ra không ngừng, có vẻ chúng ta thậm chí không thể có một ngôn ngữ chung để nói về các quan niệm, nói gì đến cách thức để dẫn đến đồng thuận về việc làm thế nào tất cả mọi người. với tư cách là một quốc gia, có thể hợp tác với nhau để thực hiện những điều đó. Phần lớn chúng ta đều biết rõ cách làm cửa những người chuyên đi vận động, người thăm dò ý kiến, người viết diễn văn và những học giả uyên thâm. Chúng ta đều biết những ngôn từ bay bổng được sử dụng như thế nào cho những mục đích phi đạo lý, và những cảm xúc cao quý nhất có thể bi phá hoại như thế nào vì quyền lực, thủ đoạn, sự tham lam và thiếu khoan dung. Ngay cả sách lịch sử chuẩn ở cấp trung học cũng chú thích rằng thực tế lịch sử nước Mỹ, ngay từ những ngày đầu tiên, đã khác xa với các truyền thuyết.
Trong bối cảnh đó, việc khẳng định có những quan niệm hay giá trị chung có vẻ ngây ngô một cách tuyệt vọng, nếu không nói là hết sức nguy hiểm – đó có thể là nỗ lực che đậy sư khác biệt nghiêm trọng giữa chính sách và việc thực thi, hoặc tồi tệ hơn, một cách để bịt miệng những người đang phát ốm vì chính thể hiện tại của chúng ta.
Tuy nhiên, lý lẽ của tôi là, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác.
Bạn không cần tổ chức một cuộc thăm dò mới biết rằng đa sỗ người Mỹ – dù là Cộng hòa, Dân chủ hay trung lập – cũng đều mệt mỏi với tình trạng chính trị đang trở thành “vùng chết”, trong đó những lợi ích hẹp hòi cạnh tranh để giành ưu thế và những nhóm tư tưởng thiểu số cố gắng áp đặt suy nghĩ của họ về chân lý tuyệt đối. Bất kể chúng ta là người thuộc bang đỏ hay bang xanh[3], trong lòng chúng ta luôn cảm thấy những cuộc tranh luận chính sách thiếu đi sự trung thực, chặt chẽ và lương tri, chúng ta không thích một danh sách dài những lựa chọn sai lầm hoặc gò bó. Dù là người theo đạo hoặc không theo đạo, da đen, da trắng hay da nâu, chúng ta đều cảm thấy – một cảm giác hoàn toàn đúng – rằng thách thức lớn nhất của đất nước lại đang bị bỏ qua, và nếu không sớm thay đổi thì có lẽ chúng ta sẽ là thế hệ đầu tiên của một thời kỳ dài trong lịch sử, sẽ để lại một quốc gia yếu ớt và rạn nứt hơn nước Mỹ mà chúng ta đã thừa hưởng từ cha ông.
Có lẽ trong lịch sử gần đây, hơn bao giờ hết, chúng ta cần một thứ chính trị mới giúp tìm lại và phát triển dựa trên những hiểu biết chung – chính những hiểu biết đã đưa chúng ta xích lại gần nhau với tư cách là những công dân Mỹ.
Đây chính là chủ đề của cuốn sách này: chúng ta có thể làm gì để bắt đầu quá trình thay đổi chính trị và đời sống công dân của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là tôi biết chính xác chúng ta phải làm gì. Tôi không hề biết. Mặc dù trong mỗi chương tôi sẽ trình bày một vài thách thức lớn nhất về chính sách và đề xuất ở mức khái quát con đường mà tôi tin là chúng ta nên đi theo, nhưng những cách giải quyết của tôi thường cục bộ và chưa hoàn chỉnh. Tôi không đưa ra lý thuyết thống nhất nào cho chính phủ Mỹ, và những trang sách này cũng không phải là tuyên ngôn hành động với những biểu đồ và hình vẽ, thời gian thực hiện hay kế hoạch hành động mười điểm gì cả.
Thay vào đó, tôi đưa ra những điều giản dị hơn: suy nghĩ của cá nhân tôi về những giá trị, quan niệm đã khiến tôi theo đuổi nghề hoạt động công chúng, một vài suy nghĩ về chuyện những bài diễn thuyết chính trị đang chia rẽ chúng ta một cách không đáng như thế nào, và những đánh giá xác đáng nhất của tôi, với kinh nghiệm của một thượng nghị sỹ, một luật sư, một người chồng và một người cha, một con chiên và một kẻ hoài nghi, về cách thức đặt nền móng cho nền chính trị của chúng ta với vai trò là một thứ hàng hóa công.
Tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về kết cấu cuốn sách. Chương 1 đưa ra đánh giá về lịch sử chính trị gần đây và cố gắng giải thích một số nguyên nhân của óc đảng phái tương tàn. Trong Chương 2, tôi trình bày về các giá trị chung có thể đóng vai trò nền móng cho sự đồng thuận mới về chính trị. Chương 3 tìm hiểu về Hiến pháp, không chỉ với tư cách là nguồn gốc của quyền công dân mà còn là phương tiện để tổ chức những cuộc thảo luận dân chủ về tương lai chung của chúng ta. Trong Chương 4, tôi sẽ cố gắng trình bày về một số sức mạnh có khả năng tiêu diệt ngay cả những chính trị gia có nhiều hy vọng nhất – bao gồm tiền, các phương tiện thông tin, các nhóm lợi ích và quy trình lập pháp. Trong năm chương còn lại, tôi đề xuất cách thức giúp chúng ta vượt qua sự chia rẽ để giải quyết hiệu quả những khó khăn lớn như sự bất an về kinh tế ngày càng tăng của các hộ gia đình Mỹ, sự căng thẳng về chủng tộc và tôn giáo ngay trong chính trị, và những mối đe dọa xuyên quốc gia – từ khủng bố tới dịch bệnh đang tập hợp lại nằm ngoài khả năng chống đỡ của chúng ta.
Tôi nghĩ rằng một vài độc giả có thể cho rằng những phần trình bày của tôi hơi thiếu công bằng. Về điểm này thì đúng là tôi có lỗi. Dù sao, tôi cũng là một đảng viên đảng Dân chủ, quan điểm của tôi về mọi vấn đề tương đồng với xã luận trên tờ New York Times hơn là tờ Wall Street Journal. Tôi bực bội với những chính sách luôn ủng hộ người giàu và kẻ mạnh thay vì nhưng người bình thường, tôi khẳng định rằng chính phủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở ra cơ hội cho tất cả mọi người. Tôi tin vào sự tiến hóa, vào các vấn đề khoa học, vào sư nóng lên của trái đất. Tôi tin vào tư do ngôn luận, bất kể đúng hay sai về chính trị. Và tôi nghi ngờ việc sử dụng chính phủ để áp đặt tin ngưỡng của bất cứ ai, kể cả của tôi, lên những người không theo tín ngưỡng đó. Hơn nữa, tôi còn là tù nhân của chính con người tôi – tiểu sử của tôi, tôi không thể không nhìn nhận kinh nghiệm Mỹ qua lăng kính của một người da đen với di sản pha trộn, mãi mãi không quên bao nhiêu thế hệ những người có màu da giống tôi đã bị bắt làm nô lệ, bị bôi nhọ, và không quên sư khác biệt về chủng tộc, giai cấp tiếp tục định hình cuộc sống của chúng ta như thế nào – có lúc nhẹ nhàng, nhưng có lúc không được nhẹ nhàng cho lắm.
Nhưng đó không phải toàn bộ con người tôi. Tôi còn nghĩ đảng của tôi đôi khi cũng thiển cận, xa cách và giáo điều. Tôi tin vào thị trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp, và tôi nghĩ có không ít các chương trình của chính phủ hoạt động không hiệu quả như công bố, tôi mong muốn đất nước chúng ta có ít luật sư và nhiều kỹ sư hơn. Tôi nghĩ nước Mỹ góp phần vào những điều tốt đẹp nhiều hơn những điều xấu cho thế giới. Tôi ít ảo tưởng về kẻ thù của đất nước chúng ta, tôi kinh nể lòng dung cảm cũng như năng lực của quân đội chúng ta. Tôi phản đối thứ chinh trị chỉ dựa trên chủng tộc, giới tính, định hướng tình dục hay các nạn nhân một cách chung chung. Tôi quan tâm nhiều hơn đến những vấn nạn đang tồn tại ở các khu phố cũ dẫn tới sư sụp đổ văn hóa – một mất mát mà chỉ dùng tiền thì không thể giải quyết được. Và tôi nghĩ các giá trị cũng như đời sống tinh thần có vai trò quan trọng không kém GDP của đất nước.
Tôi không hề nghi ngờ rằng một số quan điểm ở đây sẽ gây cho tôi nhiều phiền toái. Tôi là một nhân vật khá mới trên chính trường liên bang, đủ để đóng vai trò như một màn hình trắng, trên đó rất nhiều người thuộc nhiều nhóm chính trị khác nhau sẽ chiếu lên quan điểm của họ. Do đó, chắc hẳn tôi sẽ làm thất vong nhiều người, nếu không muốn nói là tất cả những người đó. Có lẽ điều đó đã nói lên chủ đề thứ hai, mang tính riêng tư hơn của cuốn sách này, đó là làm cách nào để tôi, hay bất cứ ai khác trên chính trường, có thể tránh được cạm bẫy của sự nổi tiếng, tham vọng muốn làm hài lòng mọi người, nỗi sợ hãi trước thất bại, để giữ được cốt lõi của sự thật – tiếng nói duy nhất bên trong mỗi con người chúng ta, nhắc nhở về cam kết sâu xa nhất của chúng ta.
Hôm trước, một phóng viên tác nghiệp ở khu Đồi Capitol (nơi có Điện Capitol và các tòa nhà làm việc khác của Quốc hội Mỹ. Thư viện Quốc hội và Tòa án Tối cao) gặp tôi trên đường tôi đến văn phòng. Cô nói rằng cô rất thích cuốn sách thứ nhất của tôi. Rồi cô nói: “Tôi cứ băn khoăn không biết ông có còn thể hiện thú vị như vậy trong cuốn thứ hai không”. Ý cô hẳn là “tôi băn khoăn không biết ông còn trung thực không khi hiện giờ ông đã là Thượng nghị sỹ Mỹ”.
Đôi khi, tôi cũng tự mình đặt câu hỏi đó. Tôi hy vọng rằng viết cuốn sách này, tôi sẽ tìm được câu trả lời.
Chương 1: Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ
Hầu hết mọi ngày, tôi vào Điện Capitol qua đường tầng hầm. Chuyến tàu điện ngầm nhỏ đưa tôi đi từ văn phòng của tôi ở tòa nhà Hart Building qua những đường hầm trang trí cờ và biểu tượng của năm mươi tiểu bang nước Mỹ, rồi nó kín kít dừng lại. Trên đường tới dãy thang máy cũ để lên tầng hai, tôi đi ngang qua những nhân viên vội vã, các đội công nhân bảo dưỡng và các nhóm khách du lịch. Bước ra khỏi thang máy, tôi len lỏi giữa đám nhà báo thường tập trung quanh đó. Tôi chào mấy viên cảnh sát bảo vệ khu Capitol, rồi đi qua những cánh cửa đôi uy nghi và tiến vào tầng dành cho Thượng viện Mỹ.
Phòng họp Thượng viện không phải là nơi đẹp nhất Điện Capitol, nhưng nó cũng gây ấn tượng mạnh. Bức tường xám được trang trí nồi bật bằng những khung gỗ màu xanh và cột đá hoa cương với đường vân rất đẹp. Trần nhà tạo thành một hình ô van màu trắng kem và hình con đại bàng biểu tượng nước Mỹ được chạm chính giữa. Phía trên dãy bao lơn dành cho khách là những bức tượng bán thân của hai mươi phó tổng thống đầu tiên, im lặng và trang nghiêm.
Và trên những bậc thang thoai thoải, một trăm chiếc bàn bằng gỗ gụ xếp thành bốn vòng hình móng ngựa vây quanh khu chủ tọa. Một vài chiếc trong số này có từ năm 1819, và trên mỗi bàn có một hộp nhỏ để lọ mực và bút lông. Mở ngăn kéo của bất kỳ bàn nào bạn cũng sẽ thấy tên của thượng nghị sỹ đã từng sử dụng nó, được chính tay những người đó viết hoặc khắc lên: Taft và Long, Stennis và Kennedy.
Đôi khi đứng trong căn phòng này, tôi tưởng như nhìn thấy Paul Douglas hay Hubert Humphrey đang ngồi ở một trong những chiếc bàn, kêu gọi thông qua luật quyền công dân; hoặc Joe McCarthy cách đó vài bàn đang đưa ngón tay dò qua danh sách, chuẩn bị gọi một vài cái tên: hay Lyndon B. Johnson đang đi đi lại lại giữa các dãy ghế, túm cổ áo moi người và đòi phiếu bầu. Thi thoảng tôi đi qua chiếc bàn mà Daniel Webster đã từng ngồi và tưởng tượng ông đứng lên trước căn phòng chật người và đong nghiệp, đôi mắt rực sáng khi ông to tiếng bảo vệ Liên bang trước lực lượng ly khai[4].
Nhưng rồi những khoảnh khắc này tan biến rất nhanh. Trừ vài phút đến để bỏ phiếu thì tôi và các đồng nghiệp không dành nhiều thời gian trong phòng này. Phần lớn các quyết định như nên đề xuất dự luật gì, vào thời điểm nào, cần sửa đổi gì. và làm thế nào để những người bất hợp tác quay sang hợp tác… đều đã được giải quyết ổn thỏa từ trước giữa thủ lĩnh phe đa số, chủ tịch ủy ban liên quan, nhân viên của họ và (tùy thuộc mức độ bất đồng cũng như sự rộng rãi của đảng viên Cộng hòa đang xử lý dự luật này) đồng nhiệm của họ ở đảng Dân chủ. Khi chúng tôi lên đến tầng này và viên thư ký đọc danh sách điểm danh, mỗi thượng nghi sỹ phải quyết định quan điểm của mình sau khi đã tham khảo ý kiến của nhân viên, lãnh tụ phe họ, nhóm vận động hành lang và các nhóm lợi ích, cũng như thư cử tri và khuynh hướng tư tưởng.
Đo là một quá trình hiệu quả, được các thành viên đánh giá cao vì họ đều phải sắp xếp lại lịch làm việc dài mười hai hay mười ba tiếng của họ để đến đây và đang muốn quay lai văn phòng để gặp cử tri hay trả lời điện thoại, đến một khách sạn gần đó để gặp gỡ các nhà tài trợ hay qua trường quay để tham gia một cuộc phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn quanh quẩn trên tầng thì bạn có thể thấy một thượng nghị sỹ đứng một mình tại bàn sau khi những người khác đã về, cố thu hút sư chú ý để phát biểu. Có thể ông muốn trình bày một dự luật do ông đề xuất, hay có thể là bình luận chung chung về một thách thức nào đó đất nước đang phải đối mặt. Giọng nói của ông có thể bùng lên vì đam mê; lý luận về cắt giảm chương trình vì người nghèo, cản trở quyết định bổ nhiệm thẩm phán, hay sự cần thiết phải độc lập năng lượng nghe có vẻ đầy tính xây dựng. Nhưng diễn giả này lại đang trang trọng diễn thuyết trong một căn phòng gần như không có ai ngoài vị chủ tọa, một vài nhân viên, phóng viên Thượng viện và con mắt không chớp của C-SPAN[5]. Khi ông ta kết thúc bài phát biểu, một cậu phục vụ trẻ trong bộ đồng phục xanh dương im lặng thu lại tờ giấy bài phát biểu để lưu trữ. Rồi một thượng nghị sỹ khác bước vào khi người phát biểu trước đi ra, bà này sẽ lại đứng ở bàn của mình, kêu gọi sự chú ý, đọc diễn văn, và cái nghi lễ trên lại lập lại.
Ở cái hội nghị tranh luận lớn nhất thế giới này, không ai là người lắng nghe.
***
TÔI NHỚ NGÀY 4 tháng Một năm 2005 – ngày tôi và một phần ba Thượng viện đọc lời tuyên thệ nhậm chức thượng nghị sỹ khóa 109 – như một hình ảnh mờ ảo đẹp đẽ. Hôm đó mặt trời sáng rực rỡ, không khí ấm áp bất thường. Từ Illinois, Hawaii, London và Kenya, gia đình và bạn bè tôi tụ tập trên dãy bao lơn dành cho khách để chúc mừng khi tôi và các đồng nghiệp mới đứng cạnh bục đá cầm thạch, giơ cánh tay phải đọc lời tuyên thệ. Ở Phòng Thương viện cũ[6], tôi cùng vợ tôi, Michelle, và hai con gái thực hiện lại nghi lễ và chụp ảnh với Phó Tổng thống Cheney (khá giống với nghi lễ thật, sau đó con gái Malia sáu tuổi của tôi e dè bắt tay ngài Phó Tổng thống, rồi Sasha, ba tuổi, quyết định thay vì bắt tay thì đập tay với ông, tiếp đó chúng tôi đi vòng quanh vẫy chào trước các camera). Rồi tôi ngắm các con gái nhảy chân sáo xuống các bậc thang ở mặt đông Điện Capitol, bộ váy màu hồng và màu đỏ tung bay trên không, và hàng cột trắng của tòa nhà Tòa án Tối cao trở thành bức phông tráng lệ cho trò chơi của bọn trẻ.
Michelle và tôi nắm lấy tay hai đứa nhỏ, và bốn chúng tôi tiến về Thư viện Quốc hội, ở đó chúng tôi gặp hàng trăm người có thiện chí đã đến vì ngày này. Vài giờ đồng hồ tiếp đó chúng tôi chỉ liên tục bắt tay, ôm hôn, chụp ảnh và ký tặng.
Một ngày của những nụ cười và lời cảm ơn, của sự lịch thiệp và hào nhoáng – đó là hình ảnh trong mắt những vị khách đến Capitol.
Nhưng nếu như cả Washington có một ngày cư xử tuyệt vời nhất, đồng loạt ngừng mọi việc để khẳng định nền dân chủ vẫn tiếp tục, thì một sự tĩnh tại vẫn tồn tại trong bầu không khí, đó là nhận thức rằng tâm trang hân hoan này sẽ không kéo dài lâu. Sau khi gia đinh và bạn bè đều đã về nhà, sau khi buổi tiếp tân kết thúc và mặt trời lai trốn sau bức màn xám xịt của mùa đông, một sự thực duy nhất, có vẻ như không thể thay đổi, chắc chắn lại lơ lửng trên thành phố này: đất nước chúng ta đang bị chia rẽ, và Washington cũng bị chia rẽ, sự chia rẽ về chinh trị chưa từng có kể từ trước Thế chiến thứ hai.
Cuộc bầu cử tổng thống và các phương pháp thống kê khác nhau đều xác nhận một truyền thống: Người Mỹ bất đồng trên một loạt các vấn đề: lraq, thuế, nạo phá thai, súng. Mười Điều răn của Chúa, hôn nhân đồng giới, nhập cư, thương mại, chính sách giáo dục, quy định về môi trường, quy mô chính phủ và vai trò của tòa án. Chúng ta không chỉ bất đồng mà còn bất đồng kịch liệt với những lời đả kích cay độc những người ủng hộ mỗi bên ném vào đối phương. Chúng ta bất đồng về phạm vi mà chúng ta bất đồng, về bản chất sự bất đồng, và về lý do chúng ta bất đồng. Cái gì chúng ta cũng tranh cãi được, bất kể là nguyên nhân hay thực tế biến đổi khí hậu, quy mô thâm hụt ngân sách hay thủ phạm gây ra thâm hụt đó. Đối với tôi, những chuyện này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Tôi đã quan sát từ xa những cuộc chiến chính trị leo thang ở Washington: vụ lran-Contra và Ollie North[7]. vụ đề cử Bork và Willie Horton[8], Clarence Thomas và Anita Hill[9], cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Clinton và cuộc cách mạng của Gingrich, vụ Whitewater và cuộc điều tra của thẩm phán Starr[10], vụ giải tán và buộc tội chính phủ, lá phiếu chưa bấm lỗ hết và cuộc bầu cử Bush-Gore[11]. Cùng với cả xã hội, tôi thấy văn hóa vận động đã di căn lên toàn bộ cơ thể chính trị khi cả một ngành công nghệ lăng mạ – vừa liên tục vừa thậm chí còn sinh lợi – ra đời và thống trị truyền hình cáp, đài phát thanh và danh mục sách bán chạy nhất của tờ New York Times.
Tám năm làm lập pháp ở Illinois, tôi biết chút ít về cách thức tham gia cuộc chơi. Khi tôi đến Springfield năm 1997, phe Cộng hòa chiếm đa số trong Thượng viện Illinois đã sử dụng những nguyên tắc mà sau này Chủ tịch Hạ viện Gingrich cũng áp dụng để duy trì quyền kiểm soát tuyệt đối trong Hạ viện Mỹ. Không thể đưa một sửa đổi dù là nhỏ nhất ra thảo luận chứ đừng nói là được thông qua, các đảng viên Dân chủ la hét và nổi giận, rồi sau đó đứng im vô vọng trong khi các đảng viên Cộng hòa thông qua quyết định cắt giảm lớn thu nhập doanh nghiệp, gắn thuế vào lao động, giảm bớt dịch vụ xã hội. Dần dần, thái độ giận dữ lan rộng trong các cuộc họp của đảng Dân chủ, và các đồng nghiệp của tôi cẩn thận ghi sổ tất cả những hành vi xúc phạm và lạm dụng của đối thủ. Sáu năm sau, đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát, ra các đảng viên Cộng hòa được đối xử cũng không khá hơn. Một vài thành viên kỳ cựu sẽ nuối tiếc nhắc lại thời kỳ mà các đảng viên hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cùng nhau ăn tối, gỡ rối và thỏa hiệp bên món beefsteak và điếu xì gà. Nhưng cả với những cựu binh này, kỷ niệm tuyệt vời đó cũng nhanh chóng tan biến ngay khi họ trở thành mục tiêu bị tấn công, toàn bộ khu vực cử tri của họ tràn ngập thư từ buộc tội họ đã làm việc phi pháp, tham nhũng, bất tài và sa đọa về đạo đức.
Tôi không định nói mình là người bàng quan bị động trong tất cả những câu chuyện đó. Tôi coi chính trị như một môn thể thao va chạm, và tôi không sợ những cú giật chỏ hay những cú đánh lén bất ngờ. Nhưng nhờ khu vực cử tri của tôi có truyền thống theo đảng Dân chủ nên tôi không phải chịu sư công kích cay độc của đối phương. Thi thoảng tôi và người đồng nghiệp Cộng hòa vào loại bảo thủ nhất cũng gặp nhau để trao đổi công việc, và sau khi chơi một ván poker hay uống một ly bia với nhau thì chúng tôi đi đến kết luận là có lẽ chúng tôi có nhiều điểm chung hơn so với những gì chúng tôi thừa nhận trước mọi người. Có thể đó
Download ebook
Hy Vọng Táo Bạo: Suy Nghĩ Về Việc Tìm Lại Giấc Mơ Mỹ – Barack Obama
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Hy Vọng Táo Bạo: Suy Nghĩ Về Việc Tìm Lại Giấc Mơ Mỹ – Barack Obama Tweet! Với tầm nhìn của người đứng đầu Nhà Trắng…