Hoa Của Phế Tích

Hoa Của Phế Tích



FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

[toc]


Giới thiệu

Hoa Của Phế Tích

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


Hoa của phế tích là một trong bộ ba tiểu thuyết được phanbook phát hành vào năm nay. Từ câu chuyện một đôi vợ chồng trẻ tự sát vì những lí do bí hiểm mở ra một cuộc điều tra, theo đó là những bước chân lần theo những khu phố cũ, những đại lộ, những tòa nhà… đậm dấu tích của quá khứ. Giọng văn chậm rãi với những câu chữ buồn mà đẹp đến nao lòng của Modiano mang đến cho độc giả những dư âm mãi váng vất.

Để từ đó người đọc có thể thấy được văn chương của Patick Modiano là văn chương của ký ức, bất định tương lai.

***

Patrick Modiano là Nhà văn Pháp với hơn 30 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, kịch bản phim,… các tác phẩm của ông đã được dịch 36 thứ tiếng trên thế giới, đạt nhiều giải thưởng danh tiếng, phải kể đến giải Nobel Văn học năm 2014.

“Lối viết văn của Modiano rất dễ đọc. Các tác phẩm của ông trông có vẻ đơn giản bởi vì nó tinh tế, thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng. Bạn mở sách đọc một trang, và sẽ nhận ra ngay là sách của ông ta, rất thẳng thắn, câu văn ngắn gọn, không cầu kỳ – nhưng nó rất là tinh vi trong cách đơn giản của nó.”_ Bí thư thường trực của học viện Nobel Peter Englund

Con chó mùa xuân là một trong bộ ba tiểu thuyết được phanbook phát hành vào năm nay. Vẫn với lối viết đơn giản mà tinh tế, Patick Modiano đã dần người đọc vào một hành trình lạ lùng khi hai con đường ngược nhau, cắt nhau nơi ký ức. Như một tất định của đời sống, có tồn tại rồi sẽ có lãng quên, cuối cùng thì không gì có thể níu kéo được hiện hữu thuộc về quá khứ, và tất cả được chứa đựng trong lặng im vĩnh viễn.

Để từ đó người đọc có thể thấy được văn chương của Patick Modiano là văn chương của ký ức, bất định tương lai.

***

Kho đựng nỗi đau (tựa gốc: Remise de peine, viết năm 1988), Hoa của phế tích (tựa gốc: Fleurs de ruine, 1991), Con chó mùa xuân (tựa gốc: Chien de printemps, 1993) được nhà văn Patrick Modiano (giải Nobel Văn học, 2014) hoàn thành trong ba mốc thời gian khác nhau, nhưng mang đầy đủ những nét đặc thù của không khí, phong cách văn chương ông.

Kho đựng nỗi đau lần đầu tiên bức chân dung thời thơ ấu của chú bé Patrick cùng em trai sống trong căn hộ của những diễn viên xiếc ở vùng ngoại vi Paris. Hoa của phế tích là cuộc lần theo manh mối về một vụ tự sát với lý do bí hiểm của đôi vợ chồng kỹ sư trẻ tuổi vào một ngày tháng 3 năm 1933. Còn Con chó mùa xuân là cuộc dò tìm của một người viết tiểu thuyết trẻ tuổi với nỗ lực phục dựng bản tiểu sử của Jasen – một nhiếp ảnh gia sống và ghi chép về Paris nhưng căn cước cá nhân lại nhiều điểm mù bởi dư chấn của thời Đức tạm chiếm…

Ba cuốn tiểu thuyết này là dẫn chứng xuất sắc, thuyết phục cho điều mà Patrick Modiano viết trong diễn từ nhận giải Nobel Văn học vào năm 2014:

“Người ta có thể lạc lối hoặc biến mất trong một đô thị. Người ta thậm chí có thể thay đổi căn cước và sống một đời khác. Người ta có thể lao mình vào một cuộc điều tra rất dài lâu để tìm lại những dấu vết của một ai đó, và lúc khởi đầu chỉ có một hoặc hai địa chỉ trong một khu phố đã mất biệt. Chỉ dấu ngắn ngủi đôi khi hiện lên trên những phiếu tra cứu luôn luôn tìm được một âm hưởng trong tôi: Nơi cư trú cuối cùng được biết.”

Trong lần ấn hành ba tiểu thuyết này, Phanbook cũng phát hành hộp giấy đựng sách Patrick Modiano với thiết kế đẹp, trang nhã dành cho độc giả sưu tầm đủ ba tác phẩm.

***

VỀ NHÀ VĂN PATRICK MODIANO

Patrick Modiano là nhà văn người Pháp, sinh năm 1945.

Ông đạt giải Nobel văn học năm 2014.

Nhiều tác phẩm của Modiano đã được in tại Việt Nam.

Ba tác phẩm của Patrick Modiano do Phanbook ấn hành: Kho đựng nỗi đau, Hoa của phế tích, Con chó mùa xuân, đều do Hoàng Lam Vân dịch.

***

Buổi tối Chủ nhật tháng Mười một ấy, tôi ở trên phố Abbé-de-l’Épée. Tôi đi dọc theo bức tường lớn của Học viện dành cho người câm điếc. Bên trái là tháp chuông nhà thờ Saint-Jacques-du-Haut-Pas cao cao. Tôi còn giữ kỷ niệm về một quán cà phê nơi góc phố Saint-Jacques, tôi hay đến đó sau khi xem phim, rạp Studio des Ursulines.

Trên vỉa hè, lá rụng. Hoặc cũng có thể là các trang đã cháy thui của một quyển từ điển Gaffiot[1] cũ. Đây là khu phố của các trường và các tu viện. Vài cái tên cổ kính quay trở lại trong ký ức tôi: Estrapade, Conttescarpe, Tournefort, Pot-de-Fer… Tôi cảm thấy e sợ khi phải băng ngang những chốn tôi chưa từng đặt chân kể từ tuổi mười tám, hồi tôi còn hay lai vãng một trường trung học trên đồi Sainte-Geneviève[2].

Tôi có cảm giác các địa điểm vẫn cứ ở trong tình trạng mà tôi đã để chúng lại từ đầu thập niên sáu mươi, chúng bị bỏ hoang cùng quãng đó, cách đây đã hơn hăm lăm năm. Phố Gay-Lussac – cái phố im lìm ấy, nơi trước đây người ta từng dỡ đá lát và dựng chiến lũy[3] – cửa ra vào một khách sạn đã bị xây bịt lại và phần lớn cửa sổ không còn kính. Nhưng biển hiệu thì vẫn gắn ở đó, trên tường: Khách sạn Tương lai. Tương lai nào? Là tương lai, đã chấm dứt, của một sinh viên hồi những năm ba mươi, thuê lấy một căn phòng nhỏ tại khách sạn ấy, lúc vừa rời trường Sư phạm, và tối thứ Bảy thì mời các bạn học cũ đến chơi. Và họ đi vòng qua mấy khối nhà để tới rạp Studio des Ursulines xem một bộ phim. Tôi đi qua trước rào sắt và ngôi nhà màu trắng nhiều chớp cửa sổ, với rạp chiếu phim chiếm tầng trệt. Sảnh vào sáng đèn. Hẳn tôi có thể đi tiếp tới Val-de-Grâce, cái vùng yên bình ấy, nơi chúng tôi từng trốn, Jacqueline và tôi, để ông hầu tước không có cơ may gặp được nàng. Chúng tôi sống tại một khách sạn nằm đầu phố Pierre-Nicole. Chúng tôi tằn tiện với số tiền mà Jacqueline kiếm được bằng cách bán chiếc măng tô lông thú của nàng. Phố ngập nắng, vào buổi chiều Chủ nhật. Đám thủy lạp của ngôi nhà gạch nhỏ, đối diện trường Sévigné. Dây thường xuân phủ kín các ban công khách sạn. Con chó ngủ trong hành lang lối vào.

Tôi đi đến phố Ulm. Nó hoang vắng. Có tự nhủ rằng vậy thì đâu có gì kỳ cục vào một tối Chủ nhật, tại cái khu phố chuyên cần và nhiều chất tỉnh lẻ này, thì tôi vẫn tự hỏi mình có đang còn ở Paris hay không. Trước mặt tôi là vòm tròn của Panthéon. Tôi sợ lại thấy chỉ có độc mình tôi, dưới chân tòa công trình cho người chết ấy, dưới ánh trăng, thế là tôi vội rẽ sang phố Lhomond. Tôi dừng lại trước trường Ái Nhĩ Lan. Một cái chuông điểm tám tiếng, có lẽ chuông của giáo đoàn Thánh Linh mà mặt tiền đồ sộ đang ở kia, bên tay phải tôi. Thêm vài bước nữa, tôi bước vào quảng trường Estrapade. Tôi tìm số 26 phố Fossés-Saint-Jacques. Một tòa nhà hiện đại, kia, trước mặt tôi. Chắc hẳn tòa nhà cũ đã bị phá đi chừng hai mươi năm về trước.

Ngày 24 tháng Tư năm 1933. Cặp vợ chồng trẻ tự sát vì những lý do bí hiểm.

Đúng là một câu chuyện lạ thường, những gì đã xảy ra đêm qua trong tòa nhà số 26, phố Fossés-Saint-Jacques, gần Panthéon, ở nhà ông và bà T.

Ông Urbain T., kỹ sư trẻ tuổi, tốt nghiệp thủ khoa trường Hóa học, cách đó ba năm lấy cô Gisèle S., hăm sáu tuổi, hơn ông một tuổi. Bà T. là một phụ nữ xinh đẹp tóc vàng, cao và thanh mảnh. Về phần chồng bà, ông thuộc típ đàn ông tóc nâu đẹp trai. Cặp vợ chồng hồi tháng Bảy vừa rồi chuyển vào sống ở tầng trệt số 26, phố Fossés-Saint-Jacques, trong một cái xưởng được họ cải tạo thành nhà ở. Cặp vợ chồng trẻ rất gắn bó với nhau. Dường như chẳng mối lo lắng nào nhuốm lên hạnh phúc của họ.

Tối thứ Bảy, Urbain T. quyết định cùng vợ ra ngoài đi ăn tối. Họ rời khỏi nhà vào quãng bảy giờ. Mãi khoảng hai giờ sáng họ mới về, cùng hai cặp khác. Gây ồn ào chối tai, họ đánh thức các hàng xóm vốn dĩ chẳng mấy quen thuộc với những biểu hiện ầm ĩ như vậy từ phía những người thuê nhà thông thường rất kín đáo. Chắc hẳn bữa tiệc đã có các biến cố bất ngờ.

Quãng bốn giờ sáng, những người khách đi khỏi. Trong vòng nửa tiếng sau đó, vốn dĩ trôi qua trong im lặng, hai phát nổ sượng đục vang lên. Chín giờ, một hàng xóm, ra khỏi nhà, đi qua trước cửa nhà của vợ chồng T. Bà ta nghe thấy có tiếng rên rỉ. Đột nhiên nhớ đến những tiếng nổ trong đêm, bà ta thấy lo lắng nên đập cửa. Cửa mở ra và Gisèle T. xuất hiện. Máu chầm chậm chảy từ một vết thương thấy rõ dưới vú trái. Cô thì thầm: “Chồng tôi! Chồng tôi! Chết rồi”. Một lúc sau, ông Magnan, cảnh sát trưởng, tới nơi. Gisèle T. rên rỉ, nằm trên một cái đi văng. Trong phòng bên cạnh, người ta phát hiện xác chồng cô. Anh vẫn giữ chặt một khẩu súng ngắn trong bàn tay co quắp. Anh ta đã tự sát bằng một viên đạn bắn thẳng vào tim.

Bên cạnh anh, một bức thư nguệch ngoạc: “Vợ tôi đã tự sát. Chúng tôi đã say rượu. Tôi tự sát đây. Đừng tìm…”.

 

Dường như, theo cuộc điều tra, Urbain và Gisèle T., sau bữa tối, đã đến một quán bar ở Montparnasse. Tối hôm trước, từ phố Fossés-Saint-Jacques, tôi đã đi bộ tới giao lộ nơi có quán Dôme và quán Rotonde, sau khi để lại sau lưng khu vườn Đài Thiên văn tối tăm. Vợ chồng T. hẳn đã đi theo cùng con đường như tôi, vào cái đêm năm 1933 ấy. Tôi chợt thấy mình đang ở một cái nơi mà tôi đã tránh kể từ những năm sáu mươi. Cũng như khu Ursulines, khu Montparnasse làm tôi nghĩ đến tòa lâu đài của nàng công chúa trong khu rừng ngủ. Tôi từng có cùng cảm giác ấy, hồi hai mươi tuổi, khi thuê phòng để trú vài đêm tại một khách sạn trên phố Delambre: Thời ấy Montparnasse đối với tôi đã có dáng vẻ của một khu phố sống sót sau chính nó và đang chậm rãi thối rữa, cách xa khỏi Paris. Những lúc trời mưa trên phố Odessa hay phố Khởi Hành, tôi thấy như thể mình đang ở một bến cảng vùng Bretagne, dưới làn mưa phùn. Từ nhà ga, hẵng còn chưa bị phá hủy, bốc lên những bụm không khí của Brest hay Lorient. Bữa tiệc, ở đây, đã kết thúc từ lâu. Tôi còn nhớ rằng biển hiệu của quán Jimmy’s ngày xưa vẫn còn treo trên bức tường của phố Huyghens, và nó bị rơi mất dăm ba chữ, gió ngoài khơi đã thổi tung chúng đi mất.

Đó là lần đầu tiên – theo các báo hồi tháng Tư năm 1933 – cặp vợ chồng trẻ bước vào một quán ban đêm của khu Montparnasse. Họ đã hơi quá chén trong bữa tối chăng? Hoặc giả, hết sức đơn giản, họ muốn phá vỡ, dẫu chỉ trong một buổi tối, dòng chảy êm đềm cuộc đời họ? Một nhân chứng khẳng định đã trông thấy họ, quãng mười giờ tối, tại quán Café de la Marine, một sàn dancing, ở số 243, đại lộ Raspail; một người khác, ở quán cabaret tên là Isles, trên phố Vavin, đi cùng hai phụ nữ. Cảnh sát cho công bố ảnh họ nhằm kêu gọi những lời chứng rất có nguy cơ cần phải được thẩm tra kỹ vì có rất nhiều phụ nữ trẻ tóc vàng và chàng trai tóc nâu, như Urbain và Gisèle T. Trong vòng vài ngày, người ta tìm cách xác định hai cặp trai gái mà vợ chồng T. đã đưa về nhà họ, trên phố Fossés-Saint-Jacques, rồi cuộc điều tra được khép lại. Gisèle T., trước khi chết vì các vết thương, đã cất tiếng nói, nhưng những kỷ niệm của cô mơ hồ. Đúng, họ đã gặp, tại Montparnasse, hai phụ nữ, hai người xa lạ mà cô chẳng hề biết gì… Và những người đó đã lôi kéo họ tới Le Perreux, tại một sàn dancing nơi có hai người đàn ông đến với họ. Rồi họ tới một ngôi nhà, ở đó có một cái thang máy màu đỏ.

Tối nay, tôi đi theo dấu chân họ trong một khu phố ủ dột được tòa tháp Montparnasse phủ tấm màn tang tóc. Trong ngày, nó che giấu mặt trời và phóng cái bóng của nó lên đại lộ Edgar-Quinet cùng các phố lân cận. Tôi để lại sau lưng quán Coupole mà người ta đang phá đi dưới một mặt tiền bằng bê tông. Tôi thấy thật khó mà tin rằng Montparnasse xưa kia từng biết đến một cuộc sống về đêm…

Chính xác thì vào thời nào tôi từng sống ở cái khách sạn trên phố Delambre kia? Quãng năm 1965, khi tôi làm quen với Jacqueline và không lâu trước khi tôi lên đường đi Viên, bên Áo.

Căn phòng bên cạnh phòng tôi được thuê bởi một người đàn ông trạc ba lăm tuổi, một người đàn ông tóc vàng mà tôi hay gặp trong hành lang, rốt cuộc tôi cũng bắt đầu quen biết ông ta. Tên ông ta? Cái gì đó giống như Devez hay Duvelz.

Lúc nào ông ta cũng ăn vận hết sức chỉn chu và đính một huy chương trên hàng cúc áo. Nhiều lần, ông ta từng mời tôi uống một cốc, rất gần khách sạn, tại một quán bar, Rosebud. Tôi không dám từ chối, ông ta có vẻ rất thích nơi đó.

– Ở đây tuyệt quá…

Ông ta nói giọng nhiều âm răng, giọng của một người con nhà gia giáo, ông ta đã kể với tôi là ông ta từng ở hơn ba năm “vùng bưng biền”[4] và tại đó, ông ta đã kiếm được tấm huy chương kia. Nhưng cuộc chiến tranh Algérie khiến ông ta thấy lộn mửa. Ông ta đã cần rất nhiều thời gian thì mới hồi phục được từ đó. Ông ta sắp sửa kế tục bố ông ta làm chủ một doanh nghiệp dệt sợi lớn trên miền Bắc.

Rất mau chóng, tôi nhận ra rằng ông ta không nói cho tôi sự thật: Về “doanh nghiệp dệt sợi” ấy, ông ta luôn luôn mơ hồ. Và ông ta tự nói ngược với chính mình, một hôm khẳng định với tôi là từng tốt nghiệp trường Saint-Maixent, ngay trước khi sang Algérie, rồi, tới hôm sau, rằng ông ta đã hoàn toàn học bên Anh. Đôi khi, cái giọng đầy âm răng của ông ta nhường chỗ cho giọng đớt của một kẻ bán hàng rong.

Chắc cần phải có chuyện tôi bước đi, tối Chủ nhật ấy, trong khu Montparnasse, thì cái tay Duvelz – hay Devez – kia mới có thể đột nhiên hiện ra từ hư vô như thế. Một hôm, tôi còn nhớ, chúng tôi đã tình cờ gặp nhau trên phố Rennes, và ông ta đã mời tôi một bốc bia – như ông ta nói – tại một trong những quán cà phê thuộc giao lộ Saint-Placide buồn thảm.

Quán cabaret tên Isles, trên phố Vavin, nơi hẳn người ta phải để ý thấy sự hiện diện của cặp vợ chồng, chiếm tầng hầm của tiệm Vikings. Bầu không khí đậm màu sắc Scandinavia cùng gỗ ốp tường sáng màu của Vikings trông thật tương phản với cái quán rượu nhọ nhem ấy. Chỉ cần đi xuống hết cầu thang: Từ những ly cocktail và các món nhẹ Na-uy ở tầng trệt, người ta sục thẳng vào giữa những điệu nhảy Martinique. Có phải vợ chồng T. đã gặp hai người phụ nữ ở đó? Tôi có cảm giác phải là tại Café de la Marine, đại lộ Raspail, về phía Denfert-Rochereau. Tôi còn nhớ căn hộ nơi Duvelz từng dẫn chúng tôi, Jacqueline và tôi, đến, cũng nằm ở đầu đại lộ Raspail đó. Cả lần ấy nữa, tôi cũng không dám từ chối lời mời của ông ta. Trong vòng gần một tuần, ông ta đã nằn nì cả hai chúng tôi một tối thứ Bảy nào đó cần phải tới nhà một người bạn gái của ông ta, ông ta rất muốn giới thiệu chúng tôi với người ấy.

Bà mở cửa cho chúng tôi và, trong bóng tối lờ mờ của tiền phòng, tôi không nhìn rõ khuôn mặt bà. Phòng khách lớn, nơi chúng tôi bước vào, khiến tôi choáng váng vì vẻ xa xỉ của nó, chẳng hề tương hợp với căn phòng nhỏ của Duvelz, trên phố Delambre. Ông ta ở đó. Ông ta giới thiệu chúng tôi với nhau. Tôi đã quên mất tên bà: Đó là một phụ nữ tóc nâu đường nét hài hòa, một bên mặt, ở đoạn gò má, có vết sẹo lớn.

Chúng tôi, Jacqueline và tôi, ngồi xuống trường kỷ. Duvelz và người phụ nữ, trong phô tơi, đối diện với chúng tôi. Chắc bà khoảng ba lăm, cùng độ tuổi với Duvelz. Bà tò mò nhìn chúng tôi.

– Em có thấy họ thật duyên dáng không, cả hai?, Duvelz hỏi, bằng giọng nói nhiều âm răng của mình.

Bà chăm chăm nhìn chúng tôi. Bà hỏi chúng tôi:

– Hai người có muốn uống gì không?

Giữa chúng tôi xuất hiện một quãng ngại ngần. Bà rót rượu porto mời chúng tôi.

Duvelz uống một ngụm lớn.

– Thoải mái đi, ông ta nói. Đây là một người bạn lâu năm…

Bà ném về phía chúng tôi một nụ cười rụt rè.

– Thậm chí chúng tôi từng đính hôn với nhau. Nhưng cô ấy đã phải lấy người khác…

Bà không hề nhíu mày. Bà vẫn ngồi rất thẳng ở phô tơi, tay cầm ly rượu.

– Chồng cô ấy hay đi vắng… Chắc chúng ta có thể tận dụng điều đó để đi chơi chung cả bốn người… Các bạn nghĩ sao?

– Đi chơi đâu? Jacqueline hỏi.

– Nơi nào các bạn muốn… Thậm chí chúng tôi còn không có nhu cầu ra ngoài.

Ông ta nhún vai.

– Ở đây thật hay… Phải không?

Bà vẫn ngồi rất thẳng ở phô tơi. Bà châm một điếu thuốc lá, có lẽ để che giấu sự căng thẳng. Duvelz đã lại làm thêm một ngụm porto nữa. Ông ta đặt ly của mình lên cái bàn thấp, ông ta đứng dậy và bước về phía bà.

– Cô ấy thật xinh đẹp, phải không?

Ông ta đưa ngón tay trỏ lướt trên vết sẹo ở má. Rồi ông ta cởi cúc cái áo của bà và vuốt ve hai vú. Bà không hề động cựa.

– Hồi trước chúng tôi đã gặp một tai nạn ô tô rất nghiêm trọng, ông ta nói.

Bà hất tay ông ta ra bằng một động tác dữ tợn. Bà lại mỉm cười với chúng tôi.

– Chắc hai người đói rồi…

Giọng bà trầm và thoáng có âm sắc nước ngoài, dường như vậy.

– Anh có thể giúp em mang bữa tối vào đây không? bà hỏi ông ta, giọng khá xẵng.

– Tất nhiên rồi.

Họ đứng dậy, cả hai.

– Toàn đồ lạnh thôi, bà nói. Hai người thấy có được không?

– Rất được, Jacqueline đáp.

Ông ta đã choàng tay quanh vai bà và kéo bà ra khỏi phòng khách, ông ta thò đầu qua khe cửa mở.

– Các bạn có thích sâm banh không?

Ông ta đã đánh mất cái giọng nhiều âm răng.

– Rất thích, Jacqueline đáp.

– Có ngay đây.

Chỉ còn lại chúng tôi trong phòng khách, vài phút, và tôi dồn hết nỗ lực ký ức để tập hợp lại càng nhiều chi tiết càng tốt. Những cửa sổ bệ thấp nhìn xuống đại lộ mở hé vì trời nóng. Đó là số 19 đại lộ Raspail. Năm 1965. Một cây đàn piano loại có đuôi đặt tận về cuối phòng. Trường kỷ và hai phô tơi đều làm bằng cùng một thứ da màu đen. Cái bàn thấp, bằng kim loại dát bạc. Một cái tên như là Devez hay Duvelz. Vết sẹo trên má. Cái áo bị cởi cúc. Một làn ánh sáng rất rực của đèn chiếu, hay nói đúng hơn là của đèn pin. Nó chỉ rọi sáng một mảnh nhỏ của décor, một giây phút đơn lẻ, mà để những gì còn lại trong bóng tối, bởi chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được đoạn sau các sự kiện và nói cho đúng thì hai người kia là ai.

Chúng tôi lẻn ra khỏi phòng khách và, thậm chí còn không khép cửa lại, chúng tôi đi xuống cầu thang. Lúc nãy, chúng tôi đã dùng thang máy để lên, nhưng nó không màu đỏ, giống cái thang máy mà Gisèle T. từng nhắc đến.

Mời các bạn đón đọc Hoa Của Phế Tích của tác giả Patrick Modiano & Hoàng Lam Vân (dịch).

Download

Hoa Của Phế Tích

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

FULL: AZW3 EPUB MOBI PDF [toc] Giới thiệu Hoa Của Phế Tích ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI Tweet! Hoa của phế tích là một trong bộ ba tiểu thuyết được phanbook phát hành…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose