Hàn Phi Tử

Hàn Phi Tử

 

Giới thiệu

Hàn Phi Tử

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

Hàn Phi Tử là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tập đại thành các pháp gia (các nhà cho rằng trị nước, dùng pháp luật có hiệu quả hơn, là những người chủ trương pháp trị, trái với Khổng, Mặc chủ trương nhân trị) trong 3-4 thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời Tống và tư tưởng của Hàn Phi, chúng tôi ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã hội, chính trị và học thuật, lược thuật tư tưởng và chính sách của các pháp gia trước Hàn Phi: Quản Trọng, Tử Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Uởng.

Ba điểm chính trong học thuyết của Hàn là:

Trọng cái thế: Người cầm quyền không cần phải hiền và trí, mà cần có quyền thế và địa vị. Hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất phục được người hiền. Trọng thế thì tất nhiên trọng sự cưỡng chế: Vua nắm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và phải được tôn trọng triệt để, bắt chết thì phải chết.

Trọng pháp luật: Mà pháp luật phải hợp thời, dễ biết dễ thi hành, phải công bằng.

Trọng thuật trừ gian: Dùng người, điểm này rất quan trọng. Hàn đưa ra nhiều thuật tàn nhẫn rồi dùng nhiều cố sự để dẫn chứng, đại khái cũng như Kautilya ở Ấn Độ sau cuộc xâm lăng Ấn của Alexandre le Grand, một thế kỷ trước Hàn Phi; và như Machiavel, tác giả cuốn Le prince ở Ý cuối thế kỷ XV.

Học thuyết của Hàn giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, nhưng từ đời Hán ảnh hưởng của Hàn giảm nhiều, ảnh hưởng của Khổng học lại mạnh lên.

Từ năm 1977, được nhàn rỗi, tôi lại tiếp tục nghiên cứu hết các triết gia lớn đời Tiên Tần, để thực hiện xong chương trình tôi đã vạch từ sáu năm trước, và soạn thêm năm cuốn nữa: Mặc Học, Lão Tử, Luận Ngữ, Khổng Tử, Kinh Dịch.

(theo hồi ký Nguyễn Hiến Lê)

***

Hàn Phi là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tập đại thành các Pháp gia trong 3-4 thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời sống cùng tư tưởng của ông, chúng tôi nghĩ cần ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã hội, chính trị và học thuật. Có sách cho vua Văn Vương là người khai sáng nhà Chu; sự thực ông chỉ là một chư hầu (Tây Bá) có tài có đức dưới quyền vua Trụ nhà Thương (cũng gọi là nhà Ân). Chính con ông, Võ Vương, mới diệt Trụ mà lên ngôi, mở đầu cho nhà Chu (năm -1122)[1].

Qua đời sau, con Võ Vương là Thành Vương còn nhỏ[2], Chu công tên là Đán, em Võ Vương (tức là chú của Thành Vương) làm chức Trủng Tể, coi việc nước, sửa sang lại chế độ, nhạc lễ, giáo hòa, làm cho nhà Chu cường thịnh, văn minh. Từ đó chế độ phong kiến lần lần thay chế độ thị tộc. Sử chép đầu đời Chu có tới 1600 chư hầu, chúng tôi nghĩ là những bộ lạc, chưa thật sự là chư hầu như giữa đời Tây Chu trở đi[3].

Theo bộ Mạnh Tử (Vạn chương hạ – bài 2) đại khái chế độ phong kiến đời Chu như sau:

Về tước vị các vua trong thiên hạ có 5 bậc:

  1. Thiên Tử,
  2. Công,
  3. Hầu,
  4. Bá và
  5. Tử với Nam cùng bậc.

Về phép phong đất thì có 4 hạng:

  1. Đất của Thiên Tử vuông vức 1.000 dặm;
  2. Đất của Công và Hầu vuông vức 100 dặm;
  3. Đất của Bá 70 dặm;
  4. Đất của Tử và Nam 50 dặm.

Binh lực cũng quy định tùy theo nước lớn nhỏ. Thời đó chỉ dùng chiến xa, chưa có bộ binh và kỵ binh. Mỗi chiến xa có 4 ngựa, 1 người đánh xe ở giữa, 1 quân bắn cung ở bên trái, và 1 quân cầm thương ở bên phải. Nước của Thiên Tử có vạn chiến xa, nước của Công Hầu có ngàn chiến xa, dưới nữa là trăm chiến xa.

Chư hầu có bổn phận tuân lệnh, trung thành với thiên tử; ngược lại thiên tử có bổn phận che chở, giúp đỡ chư hầu. Đúng một kỳ hạn nào đó, các chư hầu phải tới triều cống thiên tử; và theo lệ, cứ năm năm một lần, thiên tử đi thăm khắp các chư hầu, xem xét chính tích của họ, tình hình trong xứ: Đời sống của dân chúng, lễ nhạc, nhất là ca dao, vì nỗi vui buồn, lo lắng của dân hiện rõ trong ca dao hơn hết (kinh Thi sở dĩ được trọng ngang kinh Thư, kinh Lễ là vì vậy).

Chế độ chia đất cày cho dân, chế độ “tỉnh điền” có lẽ xuất hiện từ đời Hạ[4], sang đời Chu được chỉnh đốn lại, mỗi miếng đất vuông vức 900 mẫu (mỗi mẫu theo Wieger, bằng khoảng 600 mét vuông) chia làm 9 phần bằng nhau như hình trên, mỗi phần 100 mẫu. 8 phần chung quanh chia đều cho 8 gia đình; phần ở giữa để lại một ít làm chỗ ở cho 8 gia đình, còn bao nhiêu 8 gia đình cày cấy chung, nộp lúa cho nhà vua. Hình miếng đất khi chia như vậy, giống chữ 井 nên gọi là phép tỉnh điền.

Ngoài công việc canh nông đó ra, dân còn phải săn chồn, trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa để quý tộc may y phục.

Ấy là chưa kể lâu lâu phải lại nhà quý tộc hầu hạ nữa. Đời họ vất vả thật, nhưng xã hội được tổ chức nên đời sống cũng được bảo đảm ít nhiều. Đất còn rộng, dân còn thưa, gặp những lãnh chúa tốt thì những năm không có chiến tranh và mưa gió thuận hòa, họ có thể đủ ăn, đủ mặc, sống vui vẻ.

Chế độ phong kiến đó tập trung quyền hành trong tay quý tộc, làm cho hạng này được ăn sung mặc sướng, có thì giờ nhàn rỗi học hành, trau dồi văn thơ nghệ thuật, nhờ vậy mà văn minh Trung Hoa dưới đời Chu phát triển. Để được hưởng thụ, giới quý tộc thích sống ở thành thị hơn, và ở đâu họ cũng khuyến khích công nghệ, thương mại, do đó thành thị mọc nhiều và mau thịnh.

Nhược điểm của chế độ đó là nền tảng không vững được lâu, phải dựa trên uy quyền của quý tộc. Uy quyền đó mà suy nhược, hoặc bọn cầm quyền mà tham nhũng, là nội loạn nổi lên liền: Chư hầu không tuân lệnh thiên tử, dân không tuân lệnh các quan, kẻ mạnh hùng cứ một phương, thôn tính kẻ yếu ở chung quanh mà làm bá chủ. Số bộ lạc nhỏ cứ giảm dần từ 1.600 xuống 1.000, 500, vài trăm, 100… mà các chư hầu hùng cường, đất đai mỗi ngày một rộng, dân chúng mỗi ngày một đông, gấp 5 gấp 10 của thiên tử.

Nhà Chu chỉ thịnh trên một thế kỷ, từ đời Võ Vương đến hết đời Chiêu Vương. Qua đời Mục Vương (“trước Tây lịch” -1001 – 936) đã bắt đầu suy, tới đời U Vương (thế kỷ thứ 8 trước T.L.) thì triều đình loạn, U Vương bị rợ Khuyển Nhung giết; thái tử nối ngôi là Bình Vương, sợ các rợ phía Tây (Tây Nhung) lại uy hiếp nữa, phải dời đô qua Lạc Ấp (-700) ở phía đông, trong sử gọi là đời Đông Chu (-700 – 221). Từ đó vua Chu tuy vẫn còn giữ cái danh thiên tử, nhưng mất hết cả quyền hành, thường bị chư hầu lấn áp mà chế độ phong kiến lần lần lung lay.

***

Trong di sản đồ sộ của Nguyễn Hiến Lê thì có rất nhiều tác phẩm họ không chịu in lại – chắc vì khó đến được số đông. Nguyễn Hiến Lê dành toàn bộ năm tháng cuối đời để viết về “Bách gia chư tử” và nhiều cuốn sau khi in lần đầu vào năm 1993 chưa bao giờ in lại cả. Nay được tái bản, nhiều bạn quan tâm sẽ lần đầu được tiếp cận.

Tuyển tập viết về câc tác gia Triết học tiên Tần của Nguyễn Hiến LêBách Gia Tranh Minh gồm có:

Mời các bạn đón đọc Hàn Phi Tử của tác giả Nguyễn Hiến Lê & Giản Chi.

 

Download

Hàn Phi Tử

 


FULL:  

 


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

 

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

  Giới thiệu Hàn Phi Tử     Tweet! LỜI MỞ ĐẦU Hàn Phi Tử là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tập đại thành các pháp…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose