Hắc Oa

Giới thiệu

Hắc Oa




Hắc Oa: Cuộc đời là cái nồi, chúng ta là món ăn trong nồi.
Tác giả: Thường Thư Hân.
Thể loại:Hiện thực.
Tình trạng: Đã dịch hoàn thành.
Hiện thực bách thái một thể loại khó viết nhất của văn học mạng đòi hỏi tác giả không chỉ có văn bút cần có chiêm nghiệm, thấu hiểu cuộc sống, tuy được xếp làm một nhánh nhỏ của đô thị, nhưng nó kỳ thực nó khác xa so với truyện đô thị thông thường, chẳng qua vì viết truyện hiện thực thì tất nhiên về cuộc sống hiện thực nên xếp vào loại đô thị mà thôi. Vậy hiện thực là gì?
Hấp, xào, chiên, luộc, cả một nồi mỹ vị.
Sướng, vui, buồn, lo, đầy ắp hết nhân sinh.
Cuộc sống giống như một cái nồi, chúng ta đều là thức ăn trong đó.
Giản Phàm là một người bình thường, từ nhỏ tới lớn chỉ say mê tìm hiểu ngọt bùi chua cay trong các món ăn, nhưng không rõ là định mệnh an bài, hay là trò đùa số phận, trải qua nhiều sự kiện đã trở thành một cảnh sát hình sự, dần dần phát hiện ra ngọt bùi chua cay trong hiện thực sinh hoạt còn phong phú hơn mùi vị trong cái nồi, càng đáng nghiền ngẫm hơn, càng thêm mê người hơn …
Nếu nói hiện thực bách thái là đỉnh cao của đô thị thì Hắc Oa là tinh hoa trong hiện thực bách thái, đây là thể loại kén người đọc, mọi người có thể ít nghe tên, nhưng nếu dạo qua vài diễn đàn lớn bàn về văn học mạng TQ, thì những chủ đề tương tự “mười năm nhân sinh vội vã, tác phẩm nào đọng lại trong lòng”, hay “đọc sách lâu năm, đâu mới là tinh phầm”, thì cái tên Hắc Oa chắc chắn sẽ xuất hiện.
(*) Hắc oa: Nồi đen.
Đọc Hắc Oa để biết thế nào mới là một truyện đô thị thực sự, không trùng sinh, không dị năng, không hệ thống, chỉ có cuộc sống chân thực, hãy thử xem công lực bạn đã đủ chưa?

***

Reng … Reng … Reng …

Hồi chuông gấp gáp vang vọng trong sân trường Nhất Trung, cả trường đều nghe thấy.

Tiếng chuông phá vỡ không khí tĩnh mịch của trường thi! Giám khảo vừa mới hô nộp bài, tức thì tiếng kéo ghế sầm sập, tiếng bài thi xoàn xoạt, tiếng rì rầm bàn tán làm phòng thi yên ắng hơn hai tiếng hỗn loạn, các chàng trai cô gái thanh lịch bất chấp hình tượng, xắn tay áo dùng tốc độ nước rút đứng tại chỗ chép đáp án! Tóm được ai hỏi người đó, nhìn thấy gì chép cái đó, rất có khí thế một đi không trở lại.

Ba giám khảo nhìn cái đám thí sinh không giống học sinh, đều ngầm lắc đầu, tâm tình rất phức tạp! Đây là cuộc thi tuyển nhân viên cơ quan hương trấn toàn huyện, tới thi đều là sinh viên tốt nghiệp đại học, tính tròn có mười ba vị trí, ấy vậy mà báo danh hơn trăm người, gần tỉ lệ 1 chọi 10.

Biết làm sao, cái thời đại lên đại học lấy giấy phân phối về quê cầm bát vàng đã qua rồi, biên chế khó vào, công việc chẳng dễ kiếm, cạnh tranh quá kịch liệt, ngay cả cơ quan nhỏ hương trấn cũng thành đối tượng sinh viên theo đuổi.

Giám khảo là người văn phòng chính phủ huyện phái về, vừa ra sức lắc đầu từ chối thỉnh cầu cho viết thêm vài chữ của một nữ sinh vừa quát mọi người mau rời phòng thi, còn phải nhanh tay thu bài, mở chuồng thả đàn thí sinh loạn như đàn dê ra khỏi phòng.

Í, vẫn còn một vị ngoan cố tới cùng, một vị ngồi ở góc tường mắt như trộm không biết chép được bao nhiêu đáp án vẫn đang viết quên ngày mai. Thấy giám khảo đi về phía mình, tức thì hiện lên nụ cười nịnh nọt. Anh chàng đẹp trai hai mươi này có nụ cười tuyệt đối mang sức sát thương trí mạng với nữ giới.

Cho dù chàng trai đó đẹp mã lắm, cho dù nụ cười đó rạng rỡ lắm, có điều nhầm đối tượng rồi. Thu bài là bác gái trên bốn mươi, chẳng màng nụ cười thí sinh, vỗ bàn phát thông điệp với phần tử làm loạn kỷ cương phép nước: “Không nộp bài là trừ điểm nhé.”

Mắt bác gái càng có sức sát thương, như nhìn thấy kẻ thù giai cấp.

“Dì ơi, sắp xong rồi … sắp xong rồi … phải để cháu viết tên chứ!” Chàng trai đó cười thật ngọt, tay chân luống cuống điền tờ phách bài thi, thở dài một tiếng, ngay ngắn viết tên mình: Giản Phàm.

Khi nộp bài thi rồi anh chàng này còn giật phắt lại, cứng đầu sửa đáp án còn nghi vấn từ “A” thành “B” rồi lần nữa nộp bài, cười nhe răng.

Bài thi cuối cùng giao lên cho giám khảo, bác gái lườm Giản Phàm, như đang mắng “sớm không làm đi!”, nhìn đáp án vừa sửa, cười trên đau khổ người khác bình phẩm: “Sao lại sửa đáp áp đúng thế?”

“Hả? Cháu, cháu sửa lại …”

Giản Phàm hối hận không thôi muốn lấy bài thi, bác gái đó vung tay trừng mắt, tay Giản Phàm khựng lại giữa không trung.

“Không có chút ý thức kỷ luật, sinh viên bây giờ đều như cậu à? Thế này tương lai sao vào cương vị công tác được?” Bác gái chỉnh lại bài thi, mắng vài câu.

Hai vị giám khảo còn lại mặt hầm hầm nhìn nhìn thí sinh tên Giản Phàm cúi đầu rời phòng thi.

“Ài …” Giản Phàm thở dài não ruột.

Cứ thi xong là thở dài, lần nào cũng vậy, từ bé tới giờ không có gì thay đổi, thi cử giống như khác biệt giữa lý tưởng và hiện thực, nghĩ thì hay, làm thì tệ, lần này thở dài hơn những lần trước.

Trải qua mấy ngày nóng liên tiếp, sáng nay có được cơn mưa rào, vừa tạnh chưa lâu, không khí mát mẻ, còn lòng Giản Phàm đơn giản là lạnh băng.

Vấn đề tam nông, một tăng hai giảm, trường học hưng nông, khai phát giàu nghèo … Một loạt từ ngữ mà tới giờ Giản Phàm còn chưa làm rõ hết, đầu óc bị đề thi làm quay mòng mòng, kiến thiết nông thôn mới là cái gì? Thế nào là thời vụ tiết khí? Thế nào là “ba chuyển biến bốn thay đổi năm đề cao” của chính phủ huyện? Đề cuối cùng không ngờ còn bắt đám sinh viên vừa tốt nghiệp thậm chí không biết nông thôn là cái gì phải đưa ra mục tiêu vàng cho tân nông thôn Xã hội chủ nghĩa.

“Mục tiêu vàng? Nếu có mục tiêu vàng, mình tới mức ở nhà chờ việc không? … Nông thôn chẳng phải là trồng cây làm ruộng, nuôi bò nuôi lợn à? Cứ như chưa ai từng ở nông thôn vậy, cần làm khó hiểu vậy không? Bà nó chứ, chỉ lắm chuyện.”

Giản Phàm rất không tán đồng, chuyện đơn giản thôi mà thăng lên tầm lý luận với thi cử là hoang đường ngay, thi cử xưa nay là thứ dùng đả kích tự tin của mình, cứ thi thêm vài lần nữa, Giản Phàm chắc chắn tự tin của mình sẽ bị tước đoạt hết.

Phải rồi, còn phải nộp mười lăm đồng phí báo danh nữa chứ! Lại nộp tiền ngu rồi.

Rời khu phòng học, đỉnh đầu treo tấm băng rôn “Kỳ thi chiêu sinh thống nhất nhân viên hương trấn huyện Ô Long”, dưới băng rôn là nữ nhân mặc quần dài áo cộc tay, mang hình tượng giáo viên tiêu chuẩn, vừa giản dị vừa cao nhã, khiến mọi con mắt chăm chú nhìn vào. Khuôn mặt vô cùng xinh đẹp thì vĩnh viễn luôn nghiêm túc như thế, đỡ xe đạp thi thoảng chào hỏi người đi ra đi vào, rất nhiều sinh viên nhận ra cô giáo tiếng Anh của Nhất Trung, Mai Vũ Vận! Nhiều người còn ngạc nhiên, bao nhiêu năm như vậy, cô giáo Mai vẫn xinh đẹp như xưa.

Giản Phàm thì chẳng thấy xinh đẹp gì hết, lại còn thấy có vị đắng bốc lên từ dạ dày, cứ như phạm lỗi, lề mề nhấc chân, tới gần mới miễn cưỡng nặn ra nụ cười: “Sao mẹ lại tới đây?”

“Thi thế nào?” Mai Vũ Vận nghiêm mặt hỏi.

“Thì vẫn thế.” Giản Phàm ngượng ngùng đáp.

“Thế là thế nào?” Mai Vũ Vận nhìn vẻ mặt con là biết chẳng ra sao.

“Cái biết thì vẫn biết, cái không biết thì vẫn không biết, còn thế nào nữa ạ?” Giản Phàm mặt dày mày dạn thành tính, lần nào đi thi cũng trả lời qua loa như vậy.

“Tốt nghiệp một năm mới có cơ hội này, nhìn con kìa, lại thi hỏng chứ gì?” Mai Vũ Vận nói rồi xỉa ngón tay vào đầu Giản Phàm, dáng vẻ chán nản, thói quen nghề nghiệp mà, gặp phải học sinh nghịch ngợm không chịu học tập là giận rồi.

Bị xỉa tay là nhẹ đấy, từ nhỏ tới lớn, từ mông lên đầu ăn đòn không ít, đánh thật không đùa, không phải là cuốn sách dày thì là chổi lông gà. Nhà người ta cha hiền mẹ dữ, nhà y thì ngược lại, từ bé đến giờ, toàn bị mẹ đánh chứ không phải cha.

Hai mẹ con mặt mày rất giống nhau, mẹ xinh đẹp và con anh tuấn, có điều di truyền được cái vẻ đẹp mà thiếu cái thông minh. Nói thật, ngay cả Giản Phàm cũng tức lắm, câu danh ngôn “dao sắc không gọt được chuôi” thế nào mà bất hạnh ứng nghiệm trên người y. Mẹ có vô số học sinh, có cả người vượt muôn vàn trùng dương ra nước ngoài lập nghiệp thành đạt, vậy mà không dạy được con mình, mẹ dạy tiếng Anh, mà tiếng Anh của Giản Phàm tới thi đại học cũng không hợp cách. Bỏ tiền học tạm trường hạng ba, thế nên bằng tốt nghiệp liền thành vấn đề, chẳng những Giản Phàm nhìn phiền lòng, Mai Vũ Vận nhìn càng buồn bã.

“Mẹ ~~~~ “Giản Phàm kéo dài giọng, lời ngon tiếng ngọt dỗ mẹ: “Mẹ đừng lo bừa nữa, con thấy lần này căn bản không hi vọng, nhân tuyển người ta xác định sẵn rồi, thi cho có thôi, con tới góp vui.”

Lời này không sai, từ nhỏ tới lớn Giản Phàm đi thi đều góp vui! Tức là sao, là đi cho có ấy mà.

Mời các bạn mượn đọc sách Hắc Oa của tác giả Thường Thư Hân.

Download

Hắc Oa

Bookmark (0)
ClosePlease login

Giới thiệu Hắc Oa Tweet! Hắc Oa: Cuộc đời là cái nồi, chúng ta là món ăn trong nồi. Tác giả: Thường Thư Hân. Thể loại:Hiện thực. Tình trạng: Đã…

Bookmark (0)
ClosePlease login