Ebook  Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại PDF

Ebook

Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại

PDF

Giới thiệu Ebook

Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại của tác giả PGS.TS. Lê Công Sự.

Cuốn sách phân tích, luận giải những quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại xung quanh những vấn đề cơ bản của triết học và khẳng định giá trị đóng góp đối với đương đại và tương lai. Nội dung cuốn sách gồm 06 chương: Chương I: Xã hội Hy Lạp cổ đại và những đặc điểm triết học; Chương II: Bản thể và nhận thức trong ba trường phái khởi nguồn; Chương III: Các triết gia tiêu biểu thời kỳ thiết lập nền dân chủ Athens; Chương IV: Triết gia nối liền con người với thế giới trừu tượng; Chương V: Aristotle – bộ óc bách khoa của Hy Lạp cổ đại; Chương VI: Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa.

***
SỰ THĂNG HOA CỦA MỘT DÂN TỘC
Triết gia vĩ đại Hegel nói đại ý rằng, lịch sử nhân loại cũng như lịch sử dân tộc có những nét tương đồng lịch sử một con người, có thuở ấu thơ, thời niên thiếu, giai đoạn trưởng thành, buổi hồi xuân, rồi sau đó đi vào già cỗi và kết thúc bằng cái chết (sự suy vong của một nền văn minh). Sự phát triển tư duy của một dân tộc cũng giống như của một con người cụ thể, có lúc bổng, lúc trầm, lúc ngây thơ, khi sôi nổi, sâu sắc, chín chắn.Từ luận điểm đó có thể đó suy ra, người Hy Lạp cổ đại xứng đáng là một thần đồng triết học. Bởi vì, ngay từ buổi đầu khai sinh nền văn hóa của mình, khi đất nước còn rất non trẻ, họ đã đạt được đỉnh cao của tư duy sáng tạo, làm nên những kỳ tích khoa học “vô tiền khoáng hậu”, nghĩa là trước đó và về sau khó có thể đạt được lần thứ hai như vậy.
Giải thích lịch sử quá khứ là việc làm bất đắc dĩ, vì nhân chứng sống không còn, chỉ dựa trên những suy luận, đoán định của người hiện tại về nó. Hơn nữa, phương pháp luận nghiên cứu lịch sử cho đến nay vẫn còn là vấn đề tranh luận. Ngoài nguyên tắc thống nhất giữa logic và lịch sử của Hegel (lịch sử bắt đầu từ đâu thì tư duy cũng bắt đầu từ đó) và phương pháp luận marxist (tiếp cận lịch sử theo hình thái kinh tế – xã hội), thì cho đến nay, vẫn chưa có một cơ sở khoa học chắc chắn nào hơn cho việc tiếp cận lịch sử. Dựa trên những quan niệm duy vật về lịch sử của Marx, chúng ta có thể khẳng định rằng, nền tảng sự thăng hoa tư duy văn hóa nói chung, triết học nói riêng của người Hy Lạp cổ chính là cơ sở kinh tế giàu có, vững chắc của xã hội đó. Ngay từ thời đại xa xưa, do biết cách làm ăn cũng như do thiên nhiên hào phóng ban tặng của cải (tài nuyên thiên nhiên), nên người Hy Lạp cổ đã đạt được thành tựu kinh tế cao.Trên nền kinh tế dồi dào, giàu có đó, họ có thời gian nhàn rỗi và bỏ nhiều công sức xây dựng một thiết chế văn hóa – xã hội phồn vinh mà triết học là một thành tố cơ bản trong thiết chế đó.
Hy Lạp cổ đại là một trong ba cái nôi tiêu biểu của văn hóa cổ đại. Văn hoá Hy Lạp đã góp một phần không nhỏ cho kho tàng văn hoá nhân loại. Ở đó, có một nền triết học đa dạng, phong phú, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau: triết học tự nhiên, triết học xã hội, nhận thức luận, logic học, mỹ học, v.v. Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến một thời kỳ mà một vùng đất Âu – Á rộng lớn đã bị Hy Lạp chiếm đóng rồi thuần hoá.Thông qua những cuộc chiến tranh chinh phạt của Alexandre Macedoin, văn hoá Hy Lạp lan truyền khắp châu Âu, Lưỡng Hà, Trung cận Đông, lan sang cả một phần Ấn Độ. Nhưng rồi cái chết đột ngột của vị tướng lĩnh mới ngoài ba mươi tuổi làm cho sự lan tỏa đó dừng lại, nếu không chắc hẳn Việt Nam chúng ta cũng đã được hưởng lợi từ xu hướng này, nghĩa là có thể tiếp nhận tư tưởng phương Tây sớm hơn hai thiên niên kỷ. Lịch sử châu Âu cũng đã từng trải qua một thời đại Phục Hưng, những trí thức lớn của các quốc gia Italy, Anh, Pháp, đã biết đứng trên vai những người thầy Hy Lạp để trở nên những con người khổng lồ. Thế kỷ XVI – XVIII, người Âu cũng đã tìm thấy những giá trị to lớn trong văn hoá Hy Lạp để từ đó khơi dậy, khôi phục và phát triển nó, tạo tiền đề cho sự phát triển khoa học trong thời đại tư bản chủ nghĩa. Với nghĩa đó, Engels cho rằng, “không có cái cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại” . Vậy tại sao người Hy Lạp cổ đại có thể gặt hái được nhiều thành công trong khi các dân tộc châu Âu khác vẫn chìm đắm trong đêm tối, vẫn say giấc trong cơn mê ngủ giáo điều? Muốn trả lời được câu hỏi này, chúng ta phải bắt đầu từ việc nghiên cứu nội dung triết học của dân tộc này.
Cuốn sách của chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc lịch sử triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại kéo dài gần một nghìn năm, từ nhà thông thái Thales đến triết gia Plotin. Trong gần một thiên niên kỷ đầy vẻ hùng ca và bi tráng này, người Hy Lạp và La Mã đã làm nên những kỳ tích vô tiền khoáng hậu mà cho đến nay người Hy Lạp hiện đại vẫn ngạc nhiên không hiểu tại sao cha ông họ lại có thể làm được những điều như vậy. Sách trình bày theo chương, mỗi chương trình bày tiểu sử, quan điểm triết học của một, một vài trường phái hay của một vài triết gia tiêu biểu. Do nguồn tài liệu còn khan hiếm và thời gian hạn hẹp (vừa giảng dạy vừa nghiên cứu) nên chúng tôi chưa thể trình bày mọi vấn đề một cách chuyên sâu mà chỉ mới dừng lại ở những nét chính. Nghĩa là trình bày những nét thật cơ bản, bao quát mà chưa giải thích vấn đề một cách thật chi tiết, cụ thể. Để vấn đề được nhìn nhận một cách khách quan, chúng tôi cố gằng bám sát nguồn tài liệu văn bản gốc (primary source) của chính các triết gia qua bản dịch của người Nga trước đây và các bản dịch tiếng Việt hiện nay. Tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn, vì các bản dịch chưa có tính hệ thống và chưa trọn vẹn mà chỉ là những trích đoạn, nên đôi chỗ vẫn phải dựa trên đánh giá của người khác (secondary source), mong bạn đọc rộng lòng thông cảm.
Triết học Hy Lạp cổ đại như Marx nói đã đặt ra những vấn đề cơ bản cho triết học hiện đại, từ bản thể luận, nhận thức luận đến triết lý nhân sinh, trong đó những vấn đề về đạo đức, chính trị đến nay vẫn còn nhiều giá trị thời sự. Người Hy Lạp cổ đại đã suy tư về nhiều điều, đặt ra những câu hỏi mà đến tận ngày nay câu trả lời dường như vẫn còn bỏ ngỏ như: Ai (nhóm người, tầng lớp) nào là chủ thể cai quản xã hội thích hợp nhất?
Xây dựng hình thái nhà nước nào là hợp lý? Quan hệ sở hữu nào (tư hữu, công hữu) là có hiệu quả? Mô hình nhà nước cộng hòa (với sự phác thảo của Plato) liệu có xây dựng được trong tương lai không? Hạnh phúc là gì? Một cuộc sống như thế nào được coi là hợp với lẽ trời và đạo người?
Theo một nghĩa nào đó có thể nói, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã dự báo được sự phát triển của loài người trong tương lai ít nhất là cho đến giai đoạn bây giờ. Do vậy, những vấn đề mà họ đặt ra từ thời xa xưa, nay vẫn còn đang tranh luận sôi nổi. Điển hình là vấn đề nhận thức luận trong triết học Plato, vai trò của giáo dục như là sự định hướng chứ không phải là nhồi nhét tri thức cho đầy những đầu óc con trẻ vốn đang trống rỗng. Giáo dục theo Plato, không chỉ có ý nghĩa trong việc cung cấp tri thức khoa học mà cao hơn thế là xác định phương châm sống, nhận ra các chân giá trị người, đưa con người đến gần thần thánh, tức đến một hình thức lý tưởng về người. Phương pháp định nghĩa và tranh biện Socrates vẫn đang là một phương thức đi đến chân lý trong xã hội hiện đại. Phương pháp này không hề mang tính hàn lâm, tư biện (như Hegel) mà rất thực tế, dễ hiểu và vận dụng trong quá trình giáo dục. Ngay từ thời ấy, Socrates đã nhắc nhở rằng, đừng quá mất công trong việc đi tìm các mỹ từ, vì mỹ từ cũng giống như những người mẫu mang trên mình các mốt áo quần, chỉ có ý nghĩa trình diễn thời trang trên sân khấu mà không có giá trị thực tế (tức vận dụng vào trong việc ăn mặc thường ngày). Ngôn ngữ theo ông phải là ngôn ngữ đời thường, khái niệm phải gắn liền với hiện thực cuộc sống. Không như vậy, triết học sẽ là một mớ kiến thức vô bổ của những kẻ mộng du, những người sính chữ nghĩa mà xa rời đời sống đang vận động với những mâu thuẫn vốn có của nó. Luận điểm này về sau cũng đã được Marx nhắc lại trong Luận cương về Feuerrbach rằng, triết học không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu là cải tạo nó, làm cho con người đến gần chân lý hơn, cho cuộc sống ngày càng hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn.
Sự lạc quan (cười) và bi quan (khóc) trong triết lý Democrite và Heraclite cũng là một điều đáng làm cho chúng ta suy tư trăn trở. Cuộc sống đương đại đòi hỏi con người cần có cả hai trạng thái cực đoan, đối lập đó, sự thể hiện hai trạng thái tâm lý này của hai triết gia quả thật thấu tình, đạt lý. Thời cận đại, khi khởi phát phong trào khai sáng, loài người lạc quan về một xã hội tương lai, trong đó con người như một chúa tể làm chủ thiên nhiên bao nhiêu, thì đến nay loài người lại bi quan về điều đó bấy nhiêu. Họ bi quan vì sự trả thù của tự nhiên đối với con người về những gì do chính con người gây ra. Luật nhân quả mà triết lý Hy Lạp cổ đại nêu ra từ buổi đầu lịch sử đến nay đã quá rõ ràng, không cần phải tranh luận thêm bất kỳ một lời nào nữa. Những thành quả của triết học Hy lạp đã đạt được là nền móng vững chắc để trên đó nhân loại xây dựng lâu đài khoa học sau này. Engels cho rằng, “trong triết học cũng như trong nhiều lĩnh vực khác, chúng ta phải luôn luôn trở lại với thành tựu của cái dân tộc nhỏ bé đó, cái dân tộc mà năng lực và hoạt động toàn diện của nó đã tạo ra cho nó một địa vị mà không một dân tộc nào khác có thể mong ước được trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nhưng lý do khác là ở chỗ từ các hình thức muôn hình muôn vẻ của triết học Hy Lạp, đã có mần mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này. Do đó khoa học tự nhiên lý thuyết buộc phải quay trở lại với người Hy lạp, nếu nó muốn truy cứu lịch sử phát sinh và phát triển của những nguyên lý chung của nó ngày nay”
Định mệnh loài người đã được dự báo trong triết học của các nhà thông thái Hy Lạp cổ đại, tuy nhiên, gần ba thiên niên kỷ nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên ít ai để ý tới điều đó. Sự bận rộn của đời sống thường nhật lôi cuốn con người vào việc toan tính mưu sinh, làm cho họ quên đi mình là ai, đang đứng ở vị trí nào trong vũ trụ. Theo quan điểm chúng tôi, triết học hiện đại cần có một cuộc phục hưng, các triết gia cần làm một cuộc hành trình quay về quá khứ, tìm kiếm trong đó những giá trị nhân sinh mà cha ông ta đã đặt ra nhưng chưa có điều kiện biến thành hiện thực. Trong một thế giới xung đột và bộn bề công việc như hiện nay, loài người cũng cần có thời gian tĩnh lặng để nhìn về quá khứ, rút ra những bài học thành công và những lỗi lầm thất bại của người xưa để từ đó tìm cho mình một hướng đi hợp lý. Rồi sau đó sẽ sống khác đi và lẽ tất nhiên là theo hướng tốt lên, loại bỏ được những sai lầm đã mắc phải trong quá khứ, tiếp thu những giá trị tích cực của truyền thống trên tinh thần hiện đại để làm nên lịch sử một cách có lý tính hơn, loại bỏ chiến tranh và xung đột.
Trong Lời nói đầu cho cuốn Triết học lịch sử, Hegel cho rằng, ý niệm của các thời đại quá khứ không biến mất hoàn toàn, chúng có khả năng tích cực tác động đến tương lai, và từ cổ xưa có khả năng đột phá vào các thời đại muộn hợn. Các ý niệm đó trải một thời kỳ “hồi xuân”, và dưới dạng phục sinh lại có khả năng giải phóng phong trào quần chúng khỏi sự mù quáng tự phát, vì chúng được điều chỉnh cho phù hợp với các yêu cầu của thời hiện đại và dùng phong trào đó để trang bị cho bản thân. “Sự hoàn đồng” hay “hồi xuân” trở lại đó (của tinh thần quá khứ trong hiện tại) cho phép nhận thức loài người ngày càng một sâu sắc hơn về mục đích phát triển, góp phần chuyển biến cái tất yếu của lịch sử thành cái tự do. Lênin nhận xét ý tưởng này của Hegel chứa đựng mầm mống của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phản ánh con đường phát triển đi lên của xã hội loài người. Theo đó, tư tưởng của thời đại trước có thể làm tiền đề cho các cuộc cách mạng những thế hệ sau. Marx cho rằng, con người là chủ thể của lịch sử, nghĩa là hướng đi của lịch sử phụ thuộc chủ yếu vào những con người đang thực hiện nó. Vậy, con người phải làm gì để có một hướng đi đúng không phải trong tương lai mà ngay tại thời điểm bây giờ? Câu trả lời đúng chỉ có thể tìm thấy trong triết lý thuận thiên và trên dưới (các đẳng cấp và tầng lớp xã hội) chung sức, đồng lòng mà người xưa đã từng phổ biến.
Cuốn sách được biên soạn theo phương châm của Max khi ông nghiên cứu triết học Hy Lạp cổ đại nói chung và triết học Epicure nói riêng để chuẩn bị tư liệu cho luận án tiến sĩ. Marx cho rằng, “nhiệm vụ của lịch sử triết học không phải là giới thiệu nhân cách của nhà triết học, dù là nhân cách tinh thần, có thể nói là điểm hội tụ và hình ảnh hệ thống triết học của nhà triết học đó, lại càng không phải đi làm cái việc bới lông tìm vết có tính chất tâm lý học và đưa ra những điều uyên bác. Lịch sử triết học phải chiết xuất trong từng hệ thống triết học, những động cơ có ý nghĩa quy định, những sự kết tinh đích thực và xuyên suốt toàn bộ hệ thống triết học, và tách chúng ra khỏi những bằng chứng, những biện minh dưới dạng đối thoại, tách chúng ra khỏi sự trình bày của các nhà triết học về chúng, vì các nhà triết học đã nhận thức được mình. Khoa lịch sử triết học phải… trình bày hệ thống ấy trong mối quan hệ với sự tồn tại lịch sử của hệ thống ấy, vì sự tồn tại ấy mang tính lịch sử…Bất cứ người nào viết lịch sử triết học cũng đều phân biệt cái thực chất và cái không thực chất, sự trình bày lại và nội dung; nếu không làm thế người viết sử sẽ chỉ làm công việc sao chép, thậm chí chưa chắc đó là công việc dịch thuật, người ấy lại càng ít có thể nói ý kiến của mình hoặc gạch bỏ điều gì đó. Người ấy sẽ chỉ là người chép lại bản sao mà thôi” . Tuân thủ những lời khuyên bảo chân tình đó của Marx, chúng tôi trình bày lịch sử triết học Hy Lạp, La Mã không theo tính “kể lể” hay liệt kê toàn bộ nội dung như nó có, mà chỉ chọn những điểm cốt yếu có giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại, bỏ qua một số nội dung tản mạn, không hệ thống và không cần thiết khác.
Ngày nay, nghiên cứu triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại sẽ cho chúng ta một cái nhìn mới không chỉ về hiện tại mà còn trang bị hành trang tư tưởng cho cuộc hành trình đi tới tương lai. Hy vọng, qua những gì cảm nhận về nền triết học này sẽ làm chúng ta thay đổi phần nào thái độ sống, chỉnh sửa hành vi của mình đối với thiên nhiên. Và trên hết là quan hệ của chúng ta đối với bản thân mình (tự nhận thức) và đối với tha nhân, đồng loại (đối nhân xử thế). Không biết ngẫu nhiên hay tất yếu mà trong lịch sử hàng ngàn năm tồn tại của mình, người Hy Lạp thăng hoa, trỗi dậy duy nhất có một lần, mà lần đó đã thuộc về một quá khứ, quá khứ đó tuy thật xa xăm, nhưng vẫn là niềm tự hào cho dân tộc này ở thời hiện tại. Nghiên cứu triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại không phải là việc ngắm nhìn quá khứ như đi dạo bảo tàng, cũng không phải chỉ để nghiêng mình sùng bái, kính trọng các bậc cổ nhân như đứng trước bàn thờ tổ tiên, mà để có cơ hội nhìn lại lịch sử xem các nhà thông thái đã đối nhân xử thế như thế nào, họ có suy nghĩ gì trước sự vận hành của vạn vật, trước đời sống nhân sinh, từ đó chuẩn bị hành trang cho cuộc hành trình tiến về phía trước trong cuộc mưu sinh khó khăn, vất vả vì nguồn sống ngày càng cạn kiệt.
***

Tóm tắt:

  • Tác giả: PGS.TS. Lê Công Sự
  • Nội dung: Giới thiệu về lịch sử phát triển của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại, từ thời kỳ khởi nguồn đến thời kỳ Hy Lạp hóa.
  • Nội dung cụ thể:
    • Chương I: Xã hội Hy Lạp cổ đại và những đặc điểm triết học.
    • Chương II: Bản thể và nhận thức trong ba trường phái khởi nguồn: Duy vật tự nhiên, duy tâm chủ nghĩa khách quan, và chủ nghĩa hoài nghi.
    • Chương III: Các triết gia tiêu biểu thời kỳ thiết lập nền dân chủ Athens: Socrates, Plato, và Aristotle.
    • Chương IV: Triết gia nối liền con người với thế giới trừu tượng: Pythagoras, Zeno, và Epictetus.
    • Chương V: Aristotle – bộ óc bách khoa của Hy Lạp cổ đại.
    • Chương VI: Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa.
  • Phụ lục: Một số bài viết về triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại.

Review:

  • Ưu điểm:
    • Nội dung súc tích, dễ hiểu.
    • Giúp người đọc hiểu được những vấn đề cơ bản của triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại.
    • Giới thiệu về những nhà triết học tiêu biểu và những đóng góp của họ.
  • Nhược điểm:
    • Một số thuật ngữ triết học chuyên ngành có thể khó hiểu đối với người mới đọc.
    • Cần có sự hiểu biết nhất định về lịch sử Hy Lạp – La Mã cổ đại để có thể fully appreciate nội dung sách.

Đánh giá:

Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại là một cuốn sách giá trị, giúp người đọc hiểu thêm về nền triết học phương Tây. Cuốn sách này phù hợp với những ai quan tâm đến triết học, lịch sử Hy Lạp – La Mã cổ đại, và muốn tìm hiểu về những tư tưởng của các nhà triết học nổi tiếng.

Khuyến nghị:

  • Đối tượng phù hợp:
    • Sinh viên ngành triết học, lịch sử, và văn học.
    • Người quan tâm đến triết học và văn hóa phương Tây.
    • Người muốn tìm hiểu về lịch sử Hy Lạp – La Mã cổ đại.
  • Cách sử dụng:
    • Nên đọc sách với tâm trí thanh tịnh, tập trung.
    • Có thể đọc sách một mình hoặc cùng với nhóm.
    • Nên kết hợp việc đọc sách với các hoạt động nghiên cứu khác.

Kết luận:

Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại là một cuốn sách giá trị, mang lại nhiều lợi ích cho người đọc. Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để tìm hiểu về nền triết học phương Tây, Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại là một lựa chọn tốt.

Mời các bạn mượn đọc sách Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại của tác giả PGS.TS. Lê Công Sự.

Download Ebook

Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại

Pdf

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Ebook Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Triết Học Hy Lạp – La Mã Cổ Đại của…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close