Ebook Tố – Thiều – Lan
PDF
Giới thiệu Ebook
Tố – Thiều – Lan
Tóm tắt & Review (Đánh Giá) Tập truyện ngắn Tố Thiều Lan của tác giả Thích Nhất Hạnh.
Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam. Ông là người sáng lập ra trường phái Phật giáo dấn thân, và là một trong những nhân vật Phật giáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
Thích Nhất Hạnh sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926 tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Ông xuất gia năm 16 tuổi và được thọ giới Tỳ-kheo năm 1949.
Năm 1961, Thích Nhất Hạnh sang Hoa Kỳ để du học. Ông theo học và tốt nghiệp ngành Triết học tại Đại học Princeton, và ngành Triết học tôn giáo tại Đại học Columbia.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Thích Nhất Hạnh tích cực hoạt động vì hòa bình. Ông đã tổ chức nhiều cuộc vận động hòa bình, và đã viết nhiều bài viết, bài thơ, và sách về hòa bình.
Năm 1967, Thích Nhất Hạnh được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ông là người Phật giáo đầu tiên được đề cử giải thưởng này.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết năm 1973, Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam. Ông đã thành lập nhiều trung tâm thiền học và trường học, và đã tổ chức nhiều khóa tu thiền cho mọi người.
Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, bao gồm cả truyện ngắn, thơ, và sách về Phật giáo. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng.
Thích Nhất Hạnh qua đời ngày 22 tháng 1 năm 2022 tại Pháp, hưởng thọ 95 tuổi.
Các tác phẩm chính của Thích Nhất Hạnh:
- Thơ bình dân (1942)
- Năm trăm năm thiền Việt Nam (1959)
- Tiếng chuông thiền (1967)
- Hoa sen trong biển lửa (1967)
- Giác ngộ trong đời sống hằng ngày (1975)
- Thiền tập và hành động (1981)
- Mắt thấy tâm thanh tịnh (1990)
- Trí tuệ của trái tim (1997)
- An lạc từng bước chân (2004)
Những đóng góp của Thích Nhất Hạnh:
Thích Nhất Hạnh là một nhà lãnh đạo Phật giáo có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Ông đã đóng góp to lớn cho sự phát triển của Phật giáo hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực hòa bình và nhân đạo.
Thích Nhất Hạnh là người tiên phong trong việc áp dụng Phật giáo vào đời sống thực tiễn. Ông đã phát triển phương pháp thiền chánh niệm, một phương pháp giúp con người sống tỉnh thức và an lạc trong từng phút giây.
Thích Nhất Hạnh là một nhà hoạt động hòa bình tích cực. Ông đã vận động cho hòa bình ở Việt Nam và trên thế giới. Ông cũng là người sáng lập ra phong trào Hòa bình thế giới của Phật giáo.
Thích Nhất Hạnh là một nhà văn, nhà thơ tài năng. Ông đã viết nhiều tác phẩm có giá trị về Phật giáo, hòa bình, và nhân đạo. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đón nhận rộng rãi trên thế giới.
***
Tố ngừng thổi sáo vì nó biết nó đang khóc. Một giọt nước mắt lăn trên gò má nó, đi qua vành môi, rồi thấm vào miệng nó, mằn mặn. Con bé đặt ống sáo xuống đùi, cầm lấy chéo áo bà ba đưa lên chùi nước mắt. Lau nước mắt xong, Tố lại mỉm cười. Rừng buổi sáng mát mẻ quá. Tố nghe tiếng lá thì thào. Nó biết nếu nó không mù thì bây giờ ngẩng lên nó sẽ trông thấy những chiếc lá đang vẫy tay gọi nó. Bây giờ là giữa mùa xuân, lá đang non, và ánh sáng Mặt Trời tháng tư đang đi xuyên ngang những tờ lá xanh non ấy mà tìm tới hai mắt Tố. Tố biết tuy mình bị mù, ánh sáng dịu dàng đó cũng vẫn đi tới tận mắt mình. Tố quên mất màu xanh non ấy rồi vì nó đã bị mù từ sáu tháng trước. Tố cũng quên mất vẻ mặt của ba nó, bởi vì ba nó đã chết cách đây hai năm rồi. Riêng vẻ mặt của má nó thì Tố còn nhớ, bởi vì đêm nào trước khi đi ngủ nó cũng đưa hai bàn tay lên mà rờ rẫm khuôn mặt của má nó, rờ rẫm để mà khám phá lại, cũng là để ôn lại cho đừng quên, những đường nét quen thuộc. Những đường nhăn trên mặt bà, Tố thấy mỗi ngày như mỗi sâu đậm thêm.
Tố mới có chín tuổi, nhưng nó thổi sáo rất hay. Chính ba của Tố đã dạy cho Tố thổi sáo. Ba Tố là một tiều phu sống ở ven rừng. Ông chỉ có một mình Tố là con nên ông thương yêu Tố rất mực. Hồi ông còn sống, Tố sung sướng lắm. Nó được đi học ở trường xóm Thượng. Buổi sáng nào hai cha con cũng chia tay ở ngã ba dưới chân đồi. Ba Tố xách rìu lên rừng, còn Tố theo con đường mòn vượt thêm hai cánh đồi nữa để xuống xóm Thượng. Tố xách theo một chiếc cặp gỗ trong đó có cuốn tập của Tố, bút mực, bút chì, gôm, và cái ống sáo mà ba Tố đã dạy cho Tố làm. Cô học trò ôm cái cặp gỗ dưới cánh tay mặt. Tay trái cô xách bình mực tím. Bình mực tím đậy nút chai rất kỹ, đong đưa dưới sợi dây mà Tố móc vào ngón tay trỏ của mình.
Chiếc cặp gỗ của Tố nhẹ lắm, bởi vì ông Ba đã dùng những tấm ván rất mỏng để đóng cho Tố. Ba Tố không dùng một chiếc đinh nào. Ông chỉ dùng toàn những cái chốt gỗ. Cái cặp của Tố đã lên màu đen bóng, có nhiều chỗ thấm đen vì vết mực mà Tố đã làm đổ trên đó. Ống sáo của Tố cũng đã lên nước. Ống sáo này làm bằng cây trúc lấy ở trên rừng. Tố đã lấy lá chuối khô đánh cho ống sáo mình thật bóng.
Vào khoảng hai giờ trưa thì Tố đi học về. Tố được má cho ăn cơm. Ba của Tố mãi đến bốn giờ chiều mới gánh củi về tới nhà. Ăn cơm xong hai cha con rủ nhau xuống bờ suối hay lên bìa rừng chơi. Mỗi tuần đến ngày thứ tư là có phiên chợ xóm Hạ. Ba má Tố và Tố đẩy một xe củi xuống tận chợ để bán. Họ khởi hành từ sáng sớm. Đi tới xóm Thượng thì Tố mỏi chân. Ba Tố ngừng lại để cho Tố leo lên ngồi trên những bó củi. Tại chợ, bán củi xong, mẹ Tố đi mua gạo, mắm và quà cho Tố. Khoảng một giờ trưa thì họ vừa về tới nhà. Má Tố đi nấu cơm. Tố đã được ăn quà trên đường về cho nên Tố không đói. Tố không đợi cơm. Tố đi ra bìa rừng chơi.
Nhà Tố là một căn nhà gỗ dựng bên mé đồi không xa ven rừng. Có một con suối chảy ngang dưới đồi, cách nhà chừng ba trăm thước. Tố rất ham chạy chơi nhởn nhơ bên bờ suối. Nhiều lúc Tố hái được những bông hoa thật lạ thật đẹp, những bông hoa mà Tố không biết tên.
Ấy vậy mà ba Tố chết. Ba Tố chết vì người ta bắt ông đi lính đánh giặc. Ông đi lính chưa đầy một năm thì chết. Ngày được tin ba Tố chết, má Tố gào khóc thảm thiết. Hồi ấy Tố mới bảy tuổi, Tố chưa biết được một cách tường tận thế nào là chết. Thấy má lăn lộn gào thét, Tố rất đau lòng. Nó tới ôm lấy má nó. Hai má con ôm lấy nhau. Tố biết ba nó không bao giờ trở về nữa. Ba nó chết rồi. Chết như một con chim. Tố đã gặp một con chim chết bên bờ suối. Con chim không cựa quậy. Nó nằm xuôi xị, không biết gì, không nghe gì, không thấy gì. Lâu ngày con chim mục nát thành đất. Sau không hiểu thấy được thế nào là chết, Tố thấy buồn. Cái buồn thấm dần, thấm dần vào người nó, vào tim nó, vào óc nó. Ba Tố chết, ba Tố đang mục nát dần dần để thành đất. Ba Tố không còn trở về mỗi chiều với một gánh củi trên vai. Ba Tố không còn đi chơi với Tố ở cửa rừng, bên bờ suối. Ba Tố sẽ không còn bao giờ cười đùa với Tố, bế xốc nó lên, nhìn vào mắt nó. Tố thiệt là buồn. Càng lúc cái buồn càng trở thành sâu đậm trong lòng Tố.
Từ ngày ba mất, Tố phải ở nhà, trong coi việc nhà cửa bếp núc. Nó biết thổi cơm, lặt rau, làm thức ăn. Má nó phải lên rừng làm củi thay ba nó. Gánh củi của má Tố nhỏ hơn, nhẹ hơn, bởi vì sức bà yếu hơn. Tố nấu cơm chờ mẹ về. Hai mẹ con ăn cơm xong, Tố được đi xuống suối chơi. Hoặc Tố lên bìa rừng chơi. Tố đem theo ống sáo. Ngồi ở ven rừng, Tố thổi sáo. Tố thường hay đến ngồi ở chỗ ngày xưa hai cha con nó hay ngồi để thổi sáo. Nó thổi những khúc mà cha nó đã dạy cho nó hồi xưa.
Những lần thổi sáo một mình như vậy, Tố hay buồn. Cái buồn như cái càng con cua, nó kẹp Tố vào giữa. Tố đau lắm. Nó không muốn thổi những khúc sáo mà ba nó đã dạy hồi xưa nữa. Nó thổi những hơi sáo do nó tự chế ra. Lần hồi nó chế ra những khúc sáo hoàn toàn mới lạ. Thổi lên những khúc sáo này, Tố thấy trong người khỏe khoắn ra. Trái tim nó không còn đau nhói như bị cái gọng kềm của con cua siết chặt lại nữa. Nó có khóc thật, nhưng nước mắt làm cho trái tim nó thư thái hơn, bớt thổn thức hơn. Chắc rằng nước mắt đó từ trong trái tim trào ra; nước mắt làm cho trái tim đau nhức, càng khóc thì trái tim càng nhẹ nhàng.
Có một hôm nó đang say mê thổi sáo thì một chiếc máy ba sà ngang khu rừng. Máy ba bay gần quá khiến cả khu rừng chuyển động. Máy bay bay sát ngọn cây, Tố ngửng nhìn lên: nó thấy một đám bụi màu trắng đục đang sà xuống. Nó không biết đó là thuốc khai quang từ máy bay đang rải xuống. Thuốc khai quang rơi vào mắt nó, mũi nó. Sặc sụa, nó nằm ngả xuống úp mặt trên đất rừng ẩm thấp, ngất đi.
Một giờ đồng hồ sau, má của Tố tìm thấy Tố, ôm xốc Tố về. Lay gọi mãi không thấy Tố tỉnh lại, bà hối hả chạy về xóm Thượng gọi cô y tá. Khi bà và cô y tá trở lại thì Tố đã tỉnh và đang gọi mẹ. Cô y tá chích cho Tố một mũi thuốc khoẻ. Tố kêu nhức mắt và không thấy đường. Cô y tá lấy bông gòn nhúng thuốc rửa mắt cho Tố, nhưng Tố vẫn không bớt đau nhức. Cô y tá ra về, hẹn ngày mai trở lại. Khi cô trở lại thì hai mắt Tố đã sưng húp lên. Cô bàn với má Tố chở Tố đi nhà thương quận. Nhà thương cách xóm tới hơn một ngày đường. Tại nhà thương, bác sĩ chịu thua, bó tay. Tố bị mù từ dạo ấy.
Một đứa bạn học của Tố tên là Mai nghe Tố bị mù đã từ dưới xóm Hạ tìm lên thăm Tố. Mai lớn hơn Tố một tuổi. Tóc Mai cắt ngắn chứ không buông dài trên vai như tóc Tố. Mai cầm lấy tay Tố. Hai đứa ngồi thút thít khóc. Mai ra về, hứa sẽ thỉnh thoảng trở lại thăm Tố. Nhưng đó là lần thăm chót. Gia đình Mai đã đời đi phương khác tìm cách sống.
Đã quen với công việc nhà, Tố tiếp tục coi sóc nhà cửa cho má trong khi bà làm củi trên rừng. Tố quét nhà, vo gạo, nấu cơm, Tố nhặt được cả rau nữa. Mỗi buổi chiều, khi má ở rừng về, Tố đã lo xong cơm nước. Hai mẹ con ăn cơm với nhau. Rồi má Tố đi dọn dẹp chén bát. Tố đi xuống ngồi dưới tảng đá bên suối. Hoặc Tố đi lên ven rừng.
Ngồi bên bờ suối hoặc bên ven rừng, Tố nghe được nhiều thứ tiếng mà trước kia nó không nghe, có lẽ vì trước đây nó thiếu chú ý. Thính giác của Tố trở nên tinh vi hơn. Nước suối chảy róc rách như người nói chuyện và ca hát. Nghe tiếng nước chảy có khi tố cảm thấy cây lá quanh mình Tố đang đứng dậy nhảy múa linh động. Tố lại thấy cả ánh sáng nhảy múa nữa. Có lúc nghe tiếng gió rù rì trong cây, Tố thấy hàng vạn bàn tay đưa lên xôn xao vẫy Tố. Ngồi trong rừng, lưng dựa vào một thân cây, ban đầu Tố có cảm giác rừng là một cung điện thâm u, im lặng. Nhưng ngồi lâu thì Tố nghe đủ mọi thứ âm thanh. Tố cảm thấy sự có mặt của hàng ngàn hàng vạn loài sinh vật đang chung sống với nhau, loài nào yên phận theo loài ấy. Dưới thảm rêu, trong lòng đất, trên vỏ cây, nơi nào cũng có những sinh vật đang dùng âm thanh để báo hiệu cho Tố biết sự có mặt của chúng. Tố đã nghe hàng trăm tiếng chim, và mỗi tiếng chim truyền đi một tình cảm hoặc một dấu hiệu tâm ý khác nhau. Và để trả lời các sinh vật muốn làm quen với mình, Tố nâng ống sáo lên thổi.
Mời các bạn mượn đọc sách Tố Thiều Lan của tác giả Thích Nhất Hạnh.
Download Ebook
Tố – Thiều – Lan
Giới thiệu Ebook Tố – Thiều – Lan Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) Tập truyện ngắn Tố Thiều Lan của tác giả Thích Nhất Hạnh. Thích Nhất Hạnh là một…