Ebook  Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện PDF

Ebook

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

PDF

Giới thiệu Ebook

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện của tác giả Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm.

Như một sự tình cờ, bản dịch kinh “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” dưới hình thức thi kệ này được hoàn thành trong thời gian 49 ngày.

Con số 49 trong bản kinh này là một con số huyền bí, qua những câu kinh trong phẩm “Lợi Ích Cho Kẻ Sống Người Chết” như sau: “Người chết đó khi chưa thọ sanh, trong 49 ngày luôn mong mỏi hàng cốt nhục quyến thuộc tạo phước để cứu giúp cho người ấy. Quá ngày ấy rồi thì cứ y theo nghiệp đã gây tạo mà thọ nhận quả báo”.

Nhất nguyện hồi hướng và cúng dường phước báu thấy, nghe, phiên dịch, ghi âm kinh Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai về khắp mười phương pháp giới. 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát 

(Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm)

***

Kinh Địa Tạng có thể xem là một quyển kinh tiêu biểu cho sự hiếu thảo.  Trong kinh này, Đức Phật thuyết về nhân duyên phát nguyện của Bồ Tát Địa Tạng cùng nhiều chi tiết về nhân quảnghiệp báo trong tam giới cùng những cảnh giới của địa ngục khi chúng sanh bị đọa vào.  Bồ tát Địa Tạng được biết đến với đại nguyện “địa ngục chưa trống, thề chưa thành Phật.”  Quyển kinh này còn bao gồm nhiều nội dung chi tiết chỉ dạy chúng ta phải làm thế nào trong nhiều trường hợp hoạn nạn.  Kinh Địa Tạng có bốn đạo lý, đó là: dứt khổ, độ sanh, hiếu thuận, và báo ân.

***

“Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” của Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm là một công trình độc đáo, kết hợp giữa tâm linh và văn chương, mang đến cho người đọc cơ hội khám phá một phần của kinh điển Phật giáo qua lăng kính mới. Tác phẩm này không chỉ là bản dịch, mà còn là sự sáng tạo, khi mỗi bài kinh được biến hoá thành thi kệ, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm.

Qua tác phẩm, người đọc sẽ được thấu hiểu sâu sắc hơn về nhân quả, về sự lương thiện và về nghĩa cử cao cả của Bồ Tát Địa Tạng với nguyện vọng lớn lao là “địa ngục chưa trống, thề chưa thành Phật.” Điều này không chỉ là sự khích lệ về mặt tinh thần mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm và lòng từ bi với chúng sanh của mỗi người.

Cách thể hiện qua thơ ca không chỉ giúp làm mới bản kinh mà còn giúp tăng cường sự thấm thía, đánh động trái tim người đọc, khiến họ nhớ lâu hơn, cảm nhận sâu sắc hơn về lời Phật dạy. Nó cũng cho thấy sự gắn kết giữa văn hóa truyền thống và nghệ thuật, tạo nên một sự kết hợp hài hòa giữa học thuật và thi ca.

Nữ cư sĩ Từ-Hoa-Nhất-Tuệ-Tâm, với bối cảnh học thuật phong phú và sâu rộng của mình, đã thể hiện sự hiểu biết và tâm huyết đối với Phật giáo thông qua tác phẩm này. Công sức và trí tuệ mà cư sĩ dành cho việc dịch và thi hóa kinh điển là một bằng chứng cho sự nỗ lực không ngừng nhằm làm cho giáo lý Phật giáo được lan tỏa rộng rãi, dễ dàng tiếp cận hơn với công chúng.

Tóm lại, “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” không chỉ là một tác phẩm văn học đáng đọc mà còn là một nguồn tài liệu quý giá về mặt tâm linh, giúp người đọc mở rộng kiến thức và nuôi dưỡng tâm hồn.

***

Nữ cư sĩ Từ-Hoa-Nhất-Tuệ-Tâm, tên thật là Hoàng thị Ngọc Hương, sinh tháng 12, năm Nhâm Thìn (1952) tại Nha Trang. Theo học Triết học Đông Phương tại Đại học Văn Khoa, Saigon 1971-1975.

Định cư tại tiểu bang Pensylvania, Hoa Kỳ từ 1975-2015, theo học Triết học Tây Phương tại Đại học Florida 1975-1979.

Hiện đang định cư tại tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Học Phật pháp và cung kính chư Phật từ thuở còn rất nhỏ tuổi, bắt đầu trường chay vào năm 40 tuổi.

Bắt đầu dịch các tiểu luận về Thiên Thai Tông như Luận về Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Maha Chỉ Quán, Nền tảng Phật học Thiên Thai Tông, Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Tứ Giáo Nghi, Thiền và Chỉ Quán, Ma ha Chỉ Quán (nguyên tác Anh ngữ, do các Giáo Sư và Khoa Trưởng các Đại học tại Hoa Kỳ biên soạn).

Cư sĩ dịch toàn bộ Phật Tổ Đạo Ảnh gồm 379 bài kệ của Hòa Thượng Tuyên Hóa luận về từng vị Tổ; và đổi tên tập này là Đường Phật Đi; dịch 554 bài kệ của Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng giải về 554 câu Chú Lăng Nghiêm, 84 bài kệ giảng giải về Chú Đại Bi, và 42 bài kệ về Tứ Thập Nhị Thủ Nhãn cũng đã được phiên dịch từ năm 2003 trở về sau.

Tất cả các tác phẩm và dịch phẩm nói trên đều đã được xuất bản tại Saigon. Riêng tác phẩm “Quyền Thực: Thánh Đạo và Phật Giáo” do cư sĩ biên soạn thì nhà xuất bản Liên Phật Hội ấn hành năm 2018 tại Hoa Kỳ.

Cư sĩ đã thi hóa toàn bộ kinh Pháp Hoa dưới tựa đề “Muôn Pháp Hội Trổ Một Hoa Vô Tướng” vào năm 2008 (dưới thể thơ 8 chữ, 3340 câu); thi hóa “Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục” (dưới thể thơ 8 chữ, 4,001 câu), và những thi phẩm khác như Nhập Pháp Giới, Bát Nhã Ca, Hòa Thượng Hư  Vân Truyện, Mở Cửa Mặt Trời, kinh Địa Tạng, kinh Dược Vương Lưu Ly Quang Phậtv.v… kể từ năm 2007 trở về sau.

 

Mời các bạn mượn đọc sách Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện của tác giả Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm.

Download Ebook

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Pdf

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Ebook Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện của tác giả Từ Hoa Nhất Tuệ…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close