Ebook Hiệu Lực Cầu Nguyện
PDF
Giới thiệu Ebook
Hiệu Lực Cầu Nguyện
Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Thiền tập Hiệu Lực Cầu Nguyện của tác giả Thích Nhất Hạnh.
Trong khóa tu mùa đông vừa qua chúng ta có nhắc tới Thiền như một truyền thống, trong đó hành giả nương vào tự lực nhiều hơn tha lực. Điều này có nghĩa là mình phải nắm lấy vận mệnh của mình ở trong tay, chứ không nên chỉ trông cậy vào một kẻ khác, dù người đó là Bụt.
Nhưng nếu như vậy thì vai trò của sự cầu nguyện là như thế nào? Chúng ta có nên cầu nguyện không, và chúng ta có thể cầu được gì?
Tôi còn nhớ hôm các sư cô Định Nghiêm và Giải Nghiêm đi thăm và chia xẻ ở một nữ tu viện Công giáo ở Saint Étienne về, các sư cô có tâm sự rằng: Thấy mấy bà xơ ở trong tu viện, cái gì họ cũng khoán trắng cho Chúa, cũng hoàn toàn trông cậy vào Chúa, phó thác cho Chúa, và như vậy các bà khỏi phải làm gì hết! Mình thấy mà ham! Còn bên đạo Bụt thì mình phải lo đủ mọi thứ: Phải thực tập thiền hành, thiền tọa, phải nắm lấy hơi thở và vận mạng của mình trong tay, nhiều khi cũng cảm thấy mệt!
Câu nói đó còn nằm ở trong tim của tôi, và vì vậy trong bài giảng hôm nay tôi sẽ tìm cách giải đáp cho hai vị đó, cũng như cho những ai thường thắc mắc về vấn đề linh ứng của sự cầu nguyện.
***
Những nghi vấn khi cầu nguyện
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
Câu hỏi đó đã được rất nhiều người đặt ra, trong Cơ-Đốc giáo cũng như trong các truyền thống tôn giáo khác. Tại sao vậy? Tại vì nếu có linh ứng thì mình mới cầu, còn nếu không thì tại sao mình lại cầu? Vì vậy mà mình phải trả lời câu hỏi này trước, rồi sau đó mới đi tìm câu trả lời cho các nghi vấn khác.
Sự thật là mình thấy sự cầu nguyện nhiều khi có hiệu lực, nhiều khi lại chẳng có hiệu lực gì cả! Cho nên nói có là sai mà nói không cũng không đúng.
Có một em bé người Mỹ hồi còn sáu tuổi, một hôm ra sân chơi với con chuột trắng của mình, con chuột mà em thích nhất. Không biết em chơi với con chuột ra sao mà con chuột chui vào một cái lỗ, rồi đi thẳng xuống đất mà không trở lên nữa! Buồn quá trời đất, em bé quỳ xuống, khẩn cầu Chúa để Chúa đem con chuột lên cho em. Ngoài má em ra thì con chuột đó là kẻ thân với em nhất, là người bạn số một trong thiên đường tuổi thơ của em. Không có con chuột đó thì em buồn khổ vô cùng, em không muốn sống nữa. Vì vậy nên em đã quỳ xuống, hai tay chắp lại với tất cả trái tim để cầu nguyện Chúa xin Chúa đem con chuột trở lên cho mình. Bắt chước mẹ, em lẩm nhẩm khấn cầu: Con tin tưởng hoàn toàn nơi Chúa, nếu Chúa muốn thì Chúa có thể đem con chuột trở lên cho con!
Em bé quỳ suốt một tiếng, rồi hai tiếng đồng hồ, với tất cả sự chí thành của mình mà con chuột vẫn không chịu trở lên! Rốt cuộc thì em phải vào nhà ăn cơm. Không có con chuột, em buồn khổ vô cùng!
Một vài câu chuyện như vậy đã xảy ra trong đời cậu bé, cho nên cậu không còn tin vào sự cầu nguyện nữa.
Lớn lên vào trung học, cậu chọn ngành âm nhạc. Hôm đầu tiên vào lớp, chàng thấy giáo sư nhạc của chàng là một ông già lớn tuổi, bệnh hoạn, giọng nói hơi run run. Đặc biệt là sáng nào vào lớp ông cũng cầu nguyện, cầu nguyện tới 15 phút, làm học trò trong lớp rầu lắm. Tại vì cái cách thức cầu nguyện của ông không hay ho và hấp dẫn gì cả! Trước khi bắt đầu, ông thường hỏi: Anh có điều gì cầu nguyện không? Chị có điều gì cầu nguyện không? Ông ghi lại hết tất cả những điều mà các học trò của ông muốn cầu rồi bắt cả lớp cúi đầu xuống, và ông bắt đầu cầu nguyện cho tất cả mọi người.
Những điều cầu xin có lúc rất buồn cười, ví dụ: Ngày mai là ngày chúng con đi picnic, xin trời nắng ráo, đừng mưa! Vì vậy mà đối với anh chàng học sinh đi học nhạc kia thì 15 phút cầu nguyện trước giờ học là 15 phút chán ngấy, anh chẳng tin gì hết! Vậy mà ông thầy vẫn tiếp tục làm một cách rất chí thành, rất tinh chuyên!
Một hôm có một nữ sinh vào lớp, khóc nức nở. Cô nói rằng bác sĩ vừa khám phá ra một cái bướu trong óc của má cô, và bác sĩ còn nói là sợ bà ta không sống nổi qua tuần này! Cô khóc sướt mướt rất là tội nghiệp, làm tất cả mọi người trong lớp xúc động! Lúc ấy ông giáo bèn đứng dậy, giương mắt nhìn cả lớp bằng một cái nhìn rất là mãnh liệt, rồi tuyên bố: Trong lớp này có ai không tin vào khả năng cứu chữa của Thượng đế thì đi ra hành lang đứng, tại vì chúng tôi sẽ cầu nguyện cho má của cô nữ sinh này. Sau khi cầu nguyện xong thì tôi sẽ cho người ra đón các vị vào lại! Anh chàng của chúng ta định đứng dậy đi ra, tại vì anh không tin gì vào sự cầu nguyện cả. Nhưng không biết tại sao anh lại không đủ can đảm để đi ra, nên anh ngồi nán lại.
Ông giáo yêu cầu mọi người cúi đầu xuống, và ông bắt đầu cầu nguyện. Lời cầu nguyện tuy ngắn gọn nhưng giọng ông lại rất hùng tráng. Trong tư thế cúi đầu, chắp tay, và khép mắt, ông nói rằng: Chúng con xin cám ơn Thượng đế chữa lành cho má cô Nancy ngay trong giờ phút này. Nhân danh Chúa Ki-tô, Amen! (Lord! We thank you for healing Nancy’s mother right now. In the name of Jesus Christ, Amen!)
***
Tóm tắt
Cuốn sách Hiệu Lực Cầu Nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu bằng việc đặt ra câu hỏi: Cầu nguyện có kết quả không? Câu trả lời của tác giả là có, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Năng lượng của người cầu nguyện: Cầu nguyện từ trái tim, với sự chân thành và tha thiết, sẽ có nhiều khả năng được đáp ứng hơn cầu nguyện một cách hời hợt hoặc chỉ vì thói quen.
- Tình trạng của đối tượng được cầu nguyện: Nếu đối tượng được cầu nguyện là điều tốt đẹp và có lợi cho tất cả mọi người, thì khả năng được đáp ứng sẽ cao hơn.
- Lý trí của người cầu nguyện: Người cầu nguyện cần phải hiểu rằng sự cầu nguyện không phải là một phép màu, mà là một cách để kết nối với những nguồn lực bên trong và bên ngoài của mình, để tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.
Tác giả cũng đưa ra một số ví dụ về những trường hợp cầu nguyện có kết quả, bao gồm:
- Một em bé cầu nguyện cho con chuột bị mất của mình được trở về và sau đó điều đó đã xảy ra.
- Một cô gái cầu nguyện cho mẹ mình được chữa khỏi bệnh ung thư và sau đó mẹ cô đã khỏi bệnh.
Review
Cuốn sách Hiệu Lực Cầu Nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một cuốn sách ngắn gọn nhưng súc tích, cung cấp cho người đọc những hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự cầu nguyện. Tác giả đã kết hợp những kiến thức Phật giáo với những câu chuyện thực tế để minh họa cho những luận điểm của mình.
Cuốn sách có thể được coi là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về sự cầu nguyện, cũng như cho những ai đang muốn tìm kiếm sự an ủi và hướng dẫn trong cuộc sống.
Đánh giá
Tiêu đề: Hiệu Lực Cầu Nguyện
Tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thể loại: Tôn giáo, Tâm linh
Độ dài: 120 trang
Đánh giá chung: 4/5 sao
Điểm mạnh:
- Nội dung súc tích, dễ hiểu
- Kết hợp kiến thức Phật giáo với những câu chuyện thực tế
- Cung cấp những hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự cầu nguyện
Điểm yếu:
- Một số thông tin có thể được trình bày chi tiết hơn
Lời khuyên:
- Cuốn sách này phù hợp với những ai muốn tìm hiểu về sự cầu nguyện, cũng như cho những ai đang muốn tìm kiếm sự an ủi và hướng dẫn trong cuộc sống.
Mời các bạn mượn đọc sách Hiệu Lực Cầu Nguyện của tác giả Thích Nhất Hạnh.
Download Ebook
Hiệu Lực Cầu Nguyện
Giới thiệu Ebook Hiệu Lực Cầu Nguyện Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Thiền tập Hiệu Lực Cầu Nguyện của tác giả Thích Nhất Hạnh. Trong khóa tu mùa đông…