Ebook  Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng PDF epub azw3 mobi

Ebook

Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng

PDF epub azw3 mobi

Giới thiệu Ebook

Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng của tác giả Matthew T. Kapstein.

Cuốn sách “Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng” của Matthew T. Kapstein mở ra một cửa sổ sâu rộng vào thế giới tâm linh đầy mê hoặc của Phật giáo Tây Tạng. Tác giả không chỉ trình bày những triết lý phức tạp và những kỹ thuật thiền định mà còn tập trung vào những nhu cầu hàng ngày của người Tây Tạng, từ việc tránh nghiệp xấu và quấy phá của thần linh cho đến những nghi lễ và tịnh hoá để đảm bảo cuộc sống được bình an và phồn thịnh.

Kapstein không chỉ giới thiệu một cách lý thuyết về Phật giáo Tây Tạng mà còn kể câu chuyện và trải nghiệm cá nhân, như việc gặp một lạt ma ở Nepal và chứng kiến cách mà ông xử lý vấn đề của một cặp vợ chồng nông dân sợ hãi. Cuộc gặp gỡ này cho thấy rằng, dù Phật giáo Tây Tạng có những khía cạnh tinh tế và trừu tượng, nó vẫn rất thực tế và đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân.

Một điểm đặc biệt của sách là cách Kapstein phân biệt giữa Phật giáo và đạo Bon, một tôn giáo bản địa cổ xưa của Tây Tạng. Ông chỉ ra rằng, dù hai tôn giáo này khác biệt, nhưng cả hai đều quan tâm đến việc duy trì cuộc sống đời thường và đều thực hiện những nghi lễ và tập tục để đảm bảo sự bình an và phồn thịnh.

“Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng” là một cuốn sách hấp dẫn và thông tin, mở rộng hiểu biết của độc giả về một trong những truyền thống tâm linh quan trọng nhất của thế giới.

***

Thế giới của thần, quỷ và người

Một ngày đầu xuân giữa những năm 1970, tại nơi cư ngụ của một lạt ma Tây Tạng ở vùng núi xa xôi của Nepal, tôi được mời tới uống trà và bàn luận với vị chủ nhà uyên bác về một chủ đề đầy thách thức: bản chất của tâm thức trong triết học Phật giáo. Khi đang trầm ngâm về đoạn văn khó hiểu trong một kinh văn Ấn Độ của thế kỷ 8, trong đó khẳng định tâm không thể là đối tượng cho chính nó, chúng tôi đột ngột bị ngắt ngang bởi thị giả của lạt ma. Người thị giả thì thầm với thầy rằng một cặp vợ chồng người địa phương có việc khẩn xin gặp, liệu anh có thể dẫn họ vào không. Vị thầy đồng ý, và hai vợ chồng đi vào, dáng xanh xao, rõ ràng đang run rẩy vì sợ. Họ là những nông dân chăn vài đàn gia súc ở bãi cỏ phía trên tu viện. Đêm trước, một con quỷ đến chuồng gia súc của họ, gây ra những tia lửa và tiếng động, suýt nữa đã khiến gia súc chạy tán loạn. Họ đã làm điều gì đến nỗi phải chịu cơn thịnh nộ của quỷ như vậy? Và giờ đây, khi tai ương đang giáng xuống đầu, họ phải làm thế nào để nó dịu lại? Họ phủ phục trước lạt ma, cầu xin ông bảo vệ và cúng dường ông một nắm tiền nhỏ, một bát đầy sữa bò tươi.

Lạt ma tìm cách trấn an họ. Để họ ngồi xuống, ông gọi người mang trà và bánh quy. Sau khi yêu cầu hai vợ chồng kể lại chi tiết những gì đã xảy ra – và lúc này tôi đã nhận ra trong câu chuyện con quỷ phá rối có sự xuất hiện của một hiện tượng thời tiết lạ đôi khi được gọi là “sét hòn” – ông lấy ra cuốn lịch chiêm tinh. Sau khi nghiên cứu trong vài phút, ông xoay con xúc xắc và dùng tràng hạt đếm lùi những kết hợp số học. Sau một khoảng thời gian tưởng chừng vô tận đối với cặp vợ chồng đang hoảng sợ, ông nghiêng người tới trước, nói với họ bằng giọng nhẹ nhàng của một người cha đang xoa dịu những đứa trẻ sợ hãi: Không có dấu hiệu nào cho thấy có điều gì liên quan đến quỷ thần. Ông giải thích rằng gia súc sẽ ổn, họ và con cái họ sẽ không bị nhiễm bệnh tà hay những đau ốm tương tự. Đó chẳng qua là một rối loạn thoáng qua của các yếu tố, và do những sai lầm nhỏ của nghiệp quá khứ gây ra. Để tịnh hoá nghiệp và dẹp yên những rắc rối này, hàng ngày họ phải thực hiện nghi lễ sang – tức đốt nhang cho những linh hồn vất vưởng – và trì một ngàn lần Om manipadme hum, chân ngôn của Avalokitesvara, Bồ tát của từ bi.[1] Ông nói với họ rằng nếu thực hiện như vậy, các vấn đề sẽ biến mất. Và trên hết, đừng sợ hãi. Hãy có tín tâm, giữ vững lòng thành. Họ và những người thân chắc chắn sẽ thoát khỏi tất cả những gì gây ra sự khó chịu ấy.

Sau đó, lạt ma trao cho họ “sợi dây bảo hộ” buộc thành các nút, vài viên thuốc đã được làm phép, một hớp nước hương, rồi ông chạm vào đỉnh đầu của từng người, đọc vài lời cầu nguyện cho họ. Hai vợ chồng tuy vẫn căng thẳng nhưng đã có những dấu hiệu hy vọng và can đảm hơn, và họ rời đi. Vị lạt ma nhìn lên, cười nhẹ nhàng, nói: “Chúng ta tới đâu rồi? Tâm không thể quán tâm, phải không?”

Hai mục đích của tôn giáo

Phật giáo Tây Tạng như được truyền bá ở phương Tây thường được xem như một thế giới tâm linh uyên áo, một thế giới của những triết lý tinh tế và những kỹ thuật thiền định trừu tượng có sức mạnh lớn lao, trao cho tất cả mọi người tâm từ bi và tri kiến quảng đại. Cách hiểu như vậy cũng là hình ảnh mà Phật giáo Tây Tạng đã chú trọng xây dựng qua nhiều thế kỷ, nhưng với người Tây Tạng nói chung, kể cả giới tinh hoa xã hội, việc tránh nghiệp xấu và những quấy phá của ma quỷ, thực hiện những nghi lễ và tịnh hoá là những mục tiêu căn bản của tôn giáo. Thay vì tìm cách vượt khỏi cuộc sống phàm tục nhằm đạt những thành tựu huyền bí, điều khiến đa số người Tây Tạng có động lực tu tập – kể cả dân thường lẫn tăng lữ – lại là những quan tâm hàng ngày, những vấn đề về duy trì thay vì vượt lên trên trật tự cuộc sống, nhằm đảm bảo mùa màng được bội thu, gia súc sinh sản nhiều, con cái khoẻ mạnh, kẻ thù dù là quỷ thần hay con người cũng bất lực. Chính vì vậy, giới tăng lữ dù nói gì về những chủ đề bí ẩn, chẳng hạn bản chất của tâm thức, cũng được kỳ vọng chăm lo cho những nhu cầu này và các quan tâm tương tự. Điểm gặp gỡ giữa hai mục đích “duy trì cuộc sống” và “vượt lên đời thường” của tôn giáo Tây Tạng chính là lý tưởng về vị lạt ma (lama), bậc thầy tâm linh thành tựu, người được xem như một bồ tát với tâm từ bi, có học vấn và trình độ thực hành nghi thức, vừa có động lực vừa sẵn sàng hành động để phụng sự thế gian nói chung. Tất nhiên, không phải ai có danh hiệu lạt ma đều đáp ứng lý tưởng cao cả ấy, mặc dù chắc chắn nhiều người nỗ lực để được như vậy.

Những nhu cầu thường ngày của giới tăng lữ Phật giáo Tây Tạng đòi hỏi họ dành nỗ lực đáng kể để thực hiện nhiều loại nghi thức khác nhau để những người mà họ bảo trợ được bình an và phát đạt, hoặc thực hiện những tiên đoán tương lai. Nhiều tác phẩm về chủ đề này có khuynh hướng nhấn mạnh giáo lý và hành trì thiền định, nên khi tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng thông qua chúng, người ta hiếm khi thấy những đề cập dù gián tiếp đến các khía cạnh như vậy trong tôn giáo Tây Tạng, mặc dù chúng hiện diện khắp nơi trong đời sống hàng ngày. Cũng dễ hiểu khi có một khoảng cách đáng kể giữa những mô tả về Phật giáo Tây Tạng căn cứ chủ yếu trên kinh sách và những mô tả của các nghiên cứu nhân loại học về đời sống ở các cộng đồng Tây Tạng và Himalaya truyền thống. Tác phẩm dẫn luận này tuy nhấn mạnh những ghi chép trong kinh sách về lịch sử, giáo lý và hành trì, nhưng cũng khơi gợi những “nhân tố thực địa” thích hợp trong quá trình quan sát đời sống tôn giáo thực tế ở Tây Tạng.

Những tư liệu về tôn giáo Tây Tạng đôi khi phân biệt rõ giữa Phật giáo – một tôn giáo có nguồn gốc Ấn Độ, đạt đến địa vị thống lĩnh văn hoá Tây Tạng từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất – và đạo Bon (Bon), được mô tả là một tôn giáo bản địa cổ xưa của Tây Tạng. Nhưng cách miêu tả ấy không phải không có vấn đề, và một trong những mục tiêu của các chương tiếp theo là đưa ra phân tích chính xác hơn về điểm này. Nhưng tạm thời, điều đáng lưu ý là ngược với hệ thống kinh sách chủ đạo của Phật giáo Tây Tạng, kinh sách của đạo Bon có nhiều nội dưng nói về những khía cạnh duy trì cuộc sống đời thường của giới tăng lữ, và chúng đều là những điều được thực hiện trong thực tế. Bởi vậy, chúng ta cũng cần trình bày ngắn gọn những gì được đề cập trong nguồn tư liệu của đạo Bon. Cần nhớ rằng những vấn đề này liên quan không ít đến Phật giáo Tây Tạng, cho dù Phật giáo Tây Tạng hầu như không đưa ra quan điểm thần học nào về đạo Bon. Trên thực tế, tín đồ của cả đạo Bon lẫn Phật giáo đều quan tâm duy trì sự hoà hợp với quỷ thần bản địa, tránh làm ô uế tâm hồn, cầu xin những vật được ban phước hay những nghi thức chuyển giai đoạn – bắt đầu từ lúc vị lạt ma thì thầm một cái tên vào tai đứa bé mới sinh, cho đến kết thúc, khi một người qua đời.

Mời các bạn mượn đọc sách Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng của tác giả Matthew T. Kapstein.

Download Ebook

Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng

Pdf

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Ebook Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Dẫn Luận Về Phật Giáo Tây Tạng của tác giả Matthew T. Kapstein.…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close