Ebook  Chiến Lược Dữ Liệu – Lợi Thế Vượt Trội Từ Big Data, Phân Tích Dữ Liệu và IoT PDF

Ebook

Chiến Lược Dữ Liệu – Lợi Thế Vượt Trội Từ Big Data, Phân Tích Dữ Liệu và IoT

PDF

 

Giới thiệu Ebook

Chiến Lược Dữ Liệu – Lợi Thế Vượt Trội Từ Big Data, Phân Tích Dữ Liệu và IoT

 

 


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Chiến Lược Dữ Liệu – Lợi Thế Vượt Trội Từ Big Data, Phân Tích Dữ Liệu và IoT của tác giả Bernard Marr & Huỳnh Hữu Tài (dịch).

“Khi bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, Bernard Marr đã cho chúng ta thấy rằng chỉ những doanh nghiệp nhìn nhận dữ liệu như là tài sản chiến lược mới có thể tồn tại và phát triển. Ông đã giúp chúng ta hiểu cách thức dữ liệu có thể cải thiện việc đưa ra quyết định, cải thiện hoạt động và thu về lợi nhuận từ những sản phẩm hay dịch vụ. Cuốn sách mới nhất của ông vừa là tài liệu tham khảo cho mọi khía cạnh của việc hiểu về dữ liệu lớn, vừa là một bản hướng dẫn cách sử dụng nó để tạo nên giá trị trong bất kỳ tổ chức nào. Dù quan điểm của bạn về việc tăng cường sử dụng dữ liệu, cũng như tự động hóa là gì, thì kinh nghiệm của Marr vẫn sẽ giúp bạn định hình tương lai của chính mình nhờ vào việc sử dụng dữ liệu” (theo Andy Rubin, Chủ tịch của Pentland Brands).

Tác giả Bernard Marr

Bernard Marr được biết đến với vai trò một tác giả diễn giả nổi tiếng. Một nhà tư vấn về chiến lược và công nghệ cho các chính phủ và doanh nghiệp lớn. Ông giúp những tổ chức hàng đầu thế giới có sự chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp mới. Chẳng hạn như Internet vạn vật, Blockchain, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo.

Bernard thường xuyên viết bài cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới, tạp chí Forbes. Ông ấy là một influencers cực kỳ nổi tiếng trên internet. Ông được xếp vào top 5 người ảnh hưởng nhất trên truyền thông xã hội Anh Quốc (Theo bình chọn của LinkedIn). Với hàng triệu người theo dõi trên khắp Facebook, Twitter, YouTube và Instagram và LinkedIn. Bernard Marr có khả năng tương tác cực kỳ mạnh mẽ với hàng triệu người mỗi ngày.

Bernard đã làm công việc tư vấn cho các tổ chức nổi tiếng nhất thế giới. Tiêu biểu như: Accoji, BP, Toyota, Barclays, DHL, Royal Air Force, Gartner, Fujitsu, HSBC, Microsoft, Mars, Oracle, I- Mobile, Home Office, SÁP và Shell. Mảng tư vấn chính của ông là về dữ liệu và chiến lược kinh doanh.

Bernard đã viết hơn 15 cuốn sách và hàng trăm báo cáo và bài báo chuyên sâu, bao gồm các cuốn sách: Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo để dẫn đầu, Dữ liệu lớn (Big Data), Quản trị Nhân sự thông minh bằng dữ liệu (Data Driven HR)…. Và nỗi bật hơn cả là cuốn Chiến lược dữ liệu (Data Strategy), đã được đông đảo doanh nhân đón nhận và áp dụng những chiến lược do Bernard chỉ ra vào doanh nghiệp của mình.

Chiến lược dữ liệu – Data Strategy

Dữ liệu đã và đang thay đổi cách vận hành thế giới với tốc độ chưa từng có. Dữ liệu hiện nay không chỉ là những âm thanh, hình ảnh, văn bản mà còn là tất cả những dấu vết mà chúng ta để lại khi lướt web, bình luận hay thả tim trên các nền tảng mạng xã hội, hoạt động mua hàng online, mua hàng qua thẻ tín dụng, đọc báo trực tuyến, … thậm chí khi dạo phố mang theo điện thoại di động đó cũng là một dữ liệu quý giá đối với các doanh nghiệp.

Nhờ vào dữ liệu, mà Roll Royce luôn có những kế hoặc cải tiến và sửa chữa động cơ của mình một cách kịp thời, nhà bán lẻ Target tại Mỹ đã dự đoán đúng một thiết nữ đang mang thai và nhu cầu mua sắm của cô gái đó, Google hiển thị chính xác các quảng cáo phù hợp với nhu cầu của bạn, Facebook biến bạn của bạn là ai, bạn đang trong mối quan hệ với người nào, dự đoán được mối quan hệ này kéo dài trong bao lâu, khi nào bạn sẽ có một mối quan hệ tình cảm, thậm chí là mức độ thông minh của bạn…

Tuy nhiên, như chúng ta thấy ở trên chỉ có những công ty và tập đoàn lớn hiện mới xem dữ liệu là một loại tài sản và tiến hành phân tích tìm kiếm lợi ích từ dữ liệu. Hiện nay, chưa đến 0,5% dữ liệu được phân tích và sử dụng. Nhận thấy mảnh đất màu mở, đôi khi có phần lãng phí này, Bernard Marr đã cho ra đời tác phẩm Chiến lược dữ liệu (Data Strategy). Cuốn sách sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức, công cụ và phương pháp để tối đa hóa sức mạnh những dữ liệu mà bạn có trong tay bên cạnh đó cũng giúp bạn tránh được những rắc rối liên quan đến pháp lý, danh tiếng và tài chính.

Tầm quan trọng của dữ liệu ngày càng không thể phủ nhận, nó được khẳng định qua sự thành công của những công ty công nghệ hàng đầu thế giới và xem dữ liệu như là một loại tài nguyên khai thác một cách triệt để, tiêu biểu có thể kể đến: Alphabet, Facebook, Narrative Science, Amazon, Apple… Đối với các công ty hiện nay dữ liệu quan trọng như những ADN trong cơ thể chúng ta, việc có một chiến lược dữ liệu hiệu quả và một lộ trình khoa học đã trở thành một phần tất yếu trong việc hệ thống những ADN chúng ta có lại thành một chuỗi.

Bạn là chủ doanh nghiệp hay là một người hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu? Quyển sách này sẽ cung cấp cho bạn cách nhìn tổng thể về lợi ích và tiềm năng mà dữ liệu sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn, những lợi ích đó là nền tảng quan trọng giúp cho doanh nghiệp của bạn tăng trưởng vượt bật. Doanh nghiệp hiện nay nên là một “doanh nghiệp dữ liệu”, để bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số và thu về thêm nhiều lợi nhuận hơn.

Xác định nhu cầu về dữ liệu

“Trong thực tế, cho dù với những nguồn lực khổng lồ, sẽ thật phức tạp để tìm cách giải quyết cả ba mục tiêu dữ liệu này cùng một lúc. Hiện nay, định hướng cho việc đưa ra quyết định hẳn nhiên là phương pháp sử dụng dữ liệu thông dụng nhất, và nói chung trong phần lớn các tổ chức, đó là xuất phát điểm tốt nhất. Vì thế, hầu hết các công ty đề bắt đầi với việc đưa ra các quyết định và từ đó xây dựng cải tiến trong các hoạt động, kế đến là xem dữ liệu như là một loại tài sản. Tuy nhiên, với một vài công ty – ví dụ như các nhà sản xuất lơn – việc cải tiến trong hoạt động có lẽ là ưu tiên hàng đầu. Nếu công ty của bạn thuộc trường hợp này, bạn có thể bảo qua khía cạnh đưa ra quyết định trong lúc này và xem xét lại nó sau này. Đối với những công ty đã có một núi dữ liệu khách hàng, có thể sẽ hợp lý hơn để bắt đầu thúc đẩy việc xem xét dữ liệu như là một loại tài sản ngay lập tức. không hề có bất kỳ quy tắc cứng nhắc hay nhanh chóng nào làm cho dữ liệu phát huy hiệu quả trong tổ chức của bạn”

Trong doanh nghiệp, cách sử dụng chúng ta có thể chia ra thành ba mục đích cơ bản như sao:

·       Sử dụng dữ liệu để đưa ra những quyết định kinh doanh tốt hơn.

·       Sử dụng dữ liệu để cải thiện quá trình hoạt động.

·       Và xem dữ liệu là một tài sản của doanh nghiệp.

Những mục tiêu trên là những mục tiêu cơ bản của mọi doanh nghiệp khi tận dụng dữ liệu mà mình có được. Tuy nhiên, nguồn lực của hầu hết công ty là không đủ hoặc sẽ là lãng phí nguồn lực khi chúng ta thực hiện thừa những hoạt động mà doanh nghiệp không cần. Do đó, việc xác định đúng nhu cầu dữ liệu cho doanh nghiệp mình là một điều vô cùng cần thiết và nó nên là một bước quan trọng để bắt chiến lược dữ liệu đúng đắn.

Mỗi mục đích là một mảng dữ liệu, là những nguồn dữ liệu khác nhau. Cơ sở dữ liệu (Big Data) không phải cứ thu thập nhiều thật nhiều dữ liệu thì là một chiến lược dữ liệu đúng đắn. Dữ liệu thậm chí còn có thể là một phần then chốt của mô hình kinh doanh trong một doanh nghiệp cụ thể nào đó. Có hai hướng để thực hiện điều này. Một là biến dữ liệu trở thành tài sản có giá trị, giúp tăng thêm giá trị tổng thể của doanh nghiệp. Hai là tạo ra doanh thu từ dữ liệu bằng cách bán chúng cho khách hàng hoặc các bên quan tâm.

Tìm nguồn cung ứng và thu thập dữ liệu

“Một khi bạn đã biết được bạn cần loại dữ liệu nào, bước tiếp theo là xác định cách thức bạn sẽ thu thập hoặc truy cập dữ liệu đó. Các công cụ thu thập dữ liệu bao gồm cảm biến, video, GPS, tín hiệu điện thoại, nền tảng truyền thông xã hội và nhiều hơn thế nữa. Công cụ nào phù hợp với bạn còn tùy thuộc vào các mục tiêu chiến lược của bạn, nhưng tôi sẽ phân tích một số tùy chọn chính để truy cập dữ liệu bên ngoài và thu nhập dữ liệu nội bộ ở phần sau của chương trình. Bạn cũng cần cân nhắc khi nào bạn sẽ thu thập dữ liệu. liệu rằng bạn có cần phải thu thập dữ liệu một cách thường xuyên hay không? Dữ liệu trong thời gian thực có phải là điều cần phải có cho mục tiêu của bạn hay không? Không có quy tắc chung nào về thời điểm tốt nhất để thu thập dữ liệu; bạn sẽ cần phải được định hupngws bởi các mục tiêu chiến lược của bạn.”

Khi tiến hành thu thập dữ liệu, các doanh nghiệp nên lưu ý rằng: “Điều quan trọng cần nhớ là không có loại dữ liệu nào tốt hơn loại dữ liệu nào. Áp dụng chiến lược dữ liệu là tìm kiếm nguồn dữ liệu tốt nhất cho bạn, và chúng có thể hoàn toàn khác với nguồn dữ liệu tốt nhất của một công ty khác.”

Nhằm giúp các doanh nghiệp có định hướng trong việc thu thập dữ liệu cho các doanh nghiệp:

·       Xác định “dữ liệu lớn”: dựa trên bốn yếu tố cụ thể volume (khối lượng), Velocity (tốc độ), Variety (tính đa dạng, Veracity (tính xác thực), ngoài ra còn một yếu tố thức năm cấu thành nên dữ liệu lớn, Value (giá trị). Một dữ liệu lớn cần hội tụ đầy đủ những yếu tổ trên.

·       Xác định dữ liệu cấu trúc.

·       Xác định dữ liệu phi cấu trúc và bán cấu trúc.

·       Xác định dữ liệu nội bộ.

·       Xác định dữ liệu bên ngoài.

Ngoài những dữ liệu trên, cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 chúng ta ngày càng có thể thu thập được nhiều dữ liệu khác nữa: Dữ liệu hoạt động; Dữ liệu các cuộc trò chuyện; Dữ liệu hình ảnh và video; Dữ liệu cảm biến…. Sau khi xác định được những nhu cầu về dữ liệu mình cần, doanh nghiệp cần xem xét những dữ liệu đó mình có hay không, mình có thể tự thu thập hay không? Dữ liệu mà doanh nghiệp có hoặc có thể khai thác được thì nó là một “mỏ vàng”, doanh nghiệp sẽ được tiết kiệm được một khoản chi phí vô cùng lớn, hơn thế nữa doanh nghiệp có thể tận dụng những dữ liệu mà mình có để bán cho những cá nhân và tổ chức cần chúng. Dữ liệu hiện nay là một nguồn tài nguyên quý giá, doanh nghiệp nên sử dụng nó một cách hiệu quả để tối thiểu chi phí và tối đa doanh thu.

Đảm bảo cho dữ liệu không vi phạm vấn đề về pháp lý: Quản trị dữ liệu

“… Việc xem xét quyền sở hữu dữ liệu và quyền riêng tư phải là ưu tiên hàng đầu đói với những công ty đang làm việc với dữ liệu, đặc biệt nếu đó là dữ liệu cá nhân. Có hai cách để sở hữu dữ liệu: thứ nhất là đảm bảo bạn đang sở hữu bất kỳ dữ liệu nào cần thiết cho doanh nghiệp của mình, mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp dữ liệu; và thứ hai là đảm bảo rằng những điều luật và giấy phép chính xác đã có sẵn cho phép bạn sử dụng dữ liệu đúng như những gì mà bạn dự định.”

Dữ liệu dần được coi là những nguồn tài sản hay là tài nguyên quý báo cho các doanh nghiệp, nhưng điều đó chỉ đúng khi các doanh nghiệp có những chiến lược sử dụng phù hợp. Như thế nào là phù hợp?

Điều đầu tiên các doanh nghiệp cần quan tâm là cơ sở pháp lý về việc xây dựng và sử dụng dữ liệu của chính quyền sở tại, hãy đảm bảo rằng việc mà doanh nghiệp bạn làm là không vi phạm bất kỳ điều luật nào của chính phủ.

Thứ hai, doanh nghiệp cần quan tâm về quyền riêng tư và bảo mật những liệu mà mình đang thu thập, quản lý và sử dụng. Mọi người không ai muốn bị xâm phạm các quyền của mình, các doanh nghiệp nên có những chính sách và chiến lược phù hợp khi thu thập dữ liệu.

Cuối cùng hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn không vi phạm bất cứ điều nào trong hai điều trên. Dữ liệu là “con dao hai lưỡi”, chỉ cần bạn vi phạm một trong hai điều trên, doanh nghiệp của bạn phải đối mặt với một hậu quả không lường trước được. Những thông tin tiêu cực về việc sử dụng dữ liệu của khách hàng sẽ làm xói mòn lòng tin mà khách hàng dành cho công ty bạn và những nguồn thu của công ty bạn sẽ bị mất đi. Chiến lược dữ liệu phù hợp luôn thì vấn đề pháp lý và tình bảo mật nên đặt lên hàng đầu, nếu không mọi công sức của toàn thể doanh nghiệp của bạn sẽ đổ sông đổ bể.

Thực thi và xem xét lại chiến lược dữ liệu

Trong thực tế, không phải một chiến lược nào đề ra cũng sẽ thành công, hầu hết trong số chúng phải được chỉnh sửa và điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp và một chiến lược phù hợp cũng thế. Nếu muốn tận dụng tối đa sức mạnh của những dữ liệu mình đang có, chủ doanh nghiệp nên học cách tạo dựng một văn hóa dữ liệu riêng biệt cho doanh nghiệp mình. Những người lãnh đạo cũng nên lưu ý, một chiến không nên quá cứng nhắc và khuôn khổ, nó nên là một chiến lược cải tiến, linh hoạt và có thể thay đổi tùy tình huống thực tế.

Chiến lược dữ liệu của một công ty có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau: tình hình của nền kinh tế nói chung, sự phát triển của doanh nghiệp, sự phát triển của khoa học công nghệ… Dựa vào những sự thay đổi của thực tế, các nhà lãnh đạo cần có những cải tiến và thay đổi chiến lược cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.

Theo xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, dữ liệu ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng, điều hành, tạo ra doanh thu cho các công ty tập đoàn. Các doanh nghiệp nên tích cực và nhanh chóng xây dựng cho riêng mình một chiến lược thu thập và phân tích dữ liệu một cách phù hợp. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho riêng mình nên được coi trọng như việc tạo ra khách hàng tiềm năng hay là marketing quảng bá sản phẩm.

Nhà nghiên cứu dữ liệu của tập đoàn công nghệ Uber từng chia sẻ: “Chiến lược dữ liệu không chỉ dành cho những người làm về dữ liệu. Bernard Marr đã chứng minh rằng chiến lược dữ liệu xứng đáng nhận được mức độ quan tâm ngang bằng chiến lược marketing, khách hàng, sản phẩm và thu hút nhân tài của công ty. Theo kinh nghiệm của tôi, một chiến lược dữ liệu là vô vùng quan trọng đối với sự thành công của tất cả những nỗ lực trên. Tôi tin rằng cuốn sách của Mar là một điểm khởi đầu rất có giá trị cho việc phát triển chiến lược dữ liệu. Tôi thắng rằng nó hội tụ những bài học mà tôi đã học được. Nếu bạn chưa từng phát triển chiến lược dữ liệu, thì cuốn sách này xứng đáng được đọc hai lần”.

Mời các bạn tải đọc sách Chiến Lược Dữ Liệu – Lợi Thế Vượt Trội Từ Big Data, Phân Tích Dữ Liệu và IoT của tác giả Bernard Marr & Huỳnh Hữu Tài (dịch).

 

Download Ebook

Chiến Lược Dữ Liệu – Lợi Thế Vượt Trội Từ Big Data, Phân Tích Dữ Liệu và IoT

Pdf

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

  Giới thiệu Ebook Chiến Lược Dữ Liệu – Lợi Thế Vượt Trội Từ Big Data, Phân Tích Dữ Liệu và IoT     Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close