Đường Về Nô Lệ – Friedrich Hayek

Đường Về Nô Lệ – Friedrich Hayek

[toc]


Giới thiệu ebook

Đường Về Nô Lệ – Friedrich Hayek


Sau các cuốn Hayek, Cuộc đời và Sự nghiệp (Alan Ebenstein, NXB Tri thức, 2007) và Chủ nghĩa tự do của Hayek (Gilles Dostaler, NXB Tri thức, 2008), là các tác phẩm của các học giả nổi tiếng giới thiệu diễn trình tư tưởng kinh tế của Hayek (1899 – 1992), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc một trong các công trình nghiên cứu quan trọng nhất của Hayek, công bố từ năm 1944, mang tựa đề Đường về nô lệ (The Road to Serfdom).

Từ lần xuất bản đầu tiên cho tới nay, cuốn Đường về nô lệ luôn luôn được coi là tuyên ngôn chính trị của trường phái tân tự do, mà Hayek là chủ soái, làm hồi sinh và phát triển học thuyết kinh tế tự do (laiser-faire) của Adam Smith (1723 – 1790) đối lập với trường phái tân cổ điển do J. M. Keynes (1883 – 1946) chủ trương sự can thiệp mạnh của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Cuốn sách này đã được coi là cẩm nang của nhiều nền kinh tế: Anh và Mỹ vào những năm 80 của thế kỷ trước dưới thời của Thatcher và Reagan; Nga và các nước Đông Âu với nền kinh tế chuyển đổi thời kỳ sau 1990, và Trung Quốc từ khi mở cửa 1978… Cuốn sách phản ánh đầy đủ tư duy kinh tế – xã hội phong phú và sâu sắc của tác giả, nhưng nhất quán trong thông điệp ngắn gọn: Bất cứ thể chế toàn trị nào (dù là Liên Xô cũ hay Đức Quốc xã…) quốc hữu hóa tư liệu sản xuất xã hội và kế hoạch hóa tập trung sớm muộn đều dẫn đến sự nghèo khổ và bất bình đẳng mà Hayek gọi là Nô lệ.

Thế nhưng “thời hoàng kim” của chủ nghĩa tân tự do hình như đã đến hồi choạng vạng khi các cuộc khủng hoảng tài chính lần lượt diễn ra trong hai thập kỷ vừa qua; mà đỉnh cao là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra hiện nay, khởi đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính do đầu cơ bất động sản quá đáng ở Hoa Kỳ. Lại một lần nữa vị thế tư tưởng kinh tế của hai trường phái tân tự do và tân cổ điển có thể đảo ngược: giờ đây người ta lại chú ý nhiều hơn đến những lời cảnh báo của Keynes về sự thống trị của các quyền lực tài chính đối với chủ nghĩa tư bản, những quyền lực sùng bái tuyệt đối đồng tiền và khả năng sinh lời tài chính; như thể nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại đã trở thành “một thứ phẩm của các hoạt động trong sòng bạc”. Tuy vậy, việc nghiên cứu những tác gia kinh điển như Hayek vẫn luôn luôn là cần thiết và thú vị.

Chúng tôi xin trân trọng lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Đối với các bạn đọc khác, chúng tôi nghĩ là nên đọc trước Lời giới thiệu tác phẩm của Đinh Tuấn Minh và Lời bạt của Lữ Phương để dễ dàng nắm bắt ý tưởng của tác giả hơn với tinh thần phê phán cần thiết.

***

Cuốn sách này đã trở thành tác phẩm kinh điển thực sự: đây là tác phẩm dành cho tất cả những ai quan tâm đến chính trị một cách rộng rãi nhất và ít thiên lệch nhất của từ này, thông điệp chính của nó sẽ sống mãi với thời gian và có thể áp dụng cho vô vàn hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Hiện nay, trong chừng mực nào đó nó còn liên quan đến Hoa Kỳ nhiều hơn cả khi được công bố lần đầu vào năm 1944 và đã gây chấn động dư luận vào lúc đó.

Gần một phần tư thế kỉ trước (năm 1971) tôi đã viết lời giới thiệu cho lần xuất bản cuốn Đường về nô lệ bằng tiếng Đức nhằm minh họa tính vĩnh cửu của thông điệp mà Hayek đã gửi tới cho chúng ta. Lời giới thiệu đó cũng có thể được áp dụng cho lần xuất bản kỉ niệm năm mươi năm ra đời của tác phẩm kinh điển này của Hayek. Để khỏi phải đạo văn của chính mình, tôi xin trích dẫn toàn bộ bài viết trước khi đưa thêm vào một vài lời bình luận.

“Suốt nhiều năm liền, tôi thường hỏi những người tin vào các nguyên tắc của chủ nghĩa cá nhân xem họ đã rời bỏ chủ nghĩa tập thể chính thống của thời đại chúng ta như thế nào. Trong nhiều năm, câu trả lời thường gặp nhất chính là cuốn sách mà tôi đang có vinh dự viết lời giới thiệu này. Tác phẩm xuất sắc và hùng hồn của giáo sư Hayek là ánh sáng soi đường cho các nam nữ thanh niên từng phục vụ trong các lực lượng vũ trang trong thời gian diễn ra Chiến tranh Thế giới II. Kinh nghiệm vừa trải qua đã giúp họ nâng cao nhận thức về giá trị và ý nghĩa của quyền tự do cá nhân. Ngoài ra, họ đã chứng kiến tổ chức tập thể hoạt động trên thực tế. Đối với họ thì những lời dự báo về hậu quả của chủ nghĩa tập thể đã không đơn thuần là khả năng có tính giả thuyết mà là thực tế nhãn tiền mà bản thân họ đã trải qua trong thời gian tại ngũ.

Mời các bạn đón đọc Đường Về Nô Lệ của tác giả Friedrich Hayek

Download ebook

Đường Về Nô Lệ – Friedrich Hayek


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Đường Về Nô Lệ – Friedrich Hayek Tweet! Sau các cuốn Hayek, Cuộc đời và Sự nghiệp (Alan Ebenstein, NXB Tri thức, 2007) và Chủ nghĩa…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close