Đường Tự Do – Sài Gòn – Nhã Ca

Đường Tự Do – Sài Gòn – Nhã Ca

[toc]


Giới thiệu ebook

Đường Tự Do – Sài Gòn – Nhã Ca


Một đầu, dòng sông Saigon lấp lánh. Một đầu khác, tượng Đức Mẹ trắng toát trước Vương Cung Thánh Đường. Lòng đường hẹp mà vỉa hè rộng. Con đường ấy, một thời ngắn ngủi thôi, mang tên là Tự Do. Tên cũ của nó, thời Pháp: Catinat. Tên mới, thời sau 1975: Đồng Khởi. Không biết đã hoặc sẽ còn những tên nào khác nữa? Với tôi, mãi mãi, con đường ấy mang tên là Tự Do.

Đủ loại gót giày, từ Nam chí Bắc, từ năm châu bốn biển, đã nện trên vỉa hè Tự Do. Không chỉ giày dép đâu, mà con người, cả tôi nữa, khi đi đứng, hít thở, hòa mình vào sinh hoạt ở trên con đường này, đã hòa hợp với mạch sống của mọi thời đại, mọi hoàn cảnh.
Bắt đầu từ một buổi trưa nắng sau khi Saigon đã thay tên đổi đời…

***
 
Nhã Ca, tên thật là Trần Thị Thu Vân (sinh 1939), là một nữ văn sĩ người Việt với nhiều tác phẩm viết thời Việt Nam Cộng hoà, hiện định cư ở Hoa Kỳ.

Nhã Ca sinh trưởng tại Huế đến năm 1960 thì vào Sài Gòn nơi bà bắt đầu viết văn. Trong thời gian 1960 – 1975, 36 tác phẩm của bà được xuất bản gồm nhiều thể loại như thơ, bút ký và tiểu thuyết. Một số tác phẩm của bà lấy xứ Huế làm trọng điểm.

Theo lời kể của ông Nguyễn Đắc Xuân (nhà văn) thì bà vốn là một nữ sinh Huế (cùng thế hệ với Nguyễn Đắc Xuân), bỏ học Trung học vào Sài Gòn đi theo Trần Dạ Từ – một người Bắc di cư. Trần Dạ Từ viết báo chống các Phong trào tranh đấu chống Mỹ, hai vợ chồng Trần Dạ Từ và Nhã Ca là hai cây viết tâm lý chiến của Đài Tự do của Mỹ (Đài có nhiệm vụ tuyên truyền chiêu hồi và viết bài tấn công về tư tưởng đối với binh lính đối phương)

Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội “biệt kích văn hóa” (có cuốn sách mang tên là ‘Biệt Kích Văn Hoá’ do các học giả, nhà văn ủng hộ Mặt trận giải phóng như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh… viết về 10 tác giả miền Nam. Trong sách này, ngoài bà có Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến…). Trong tù, bà bị biệt giam và chính quyền tiến hành chính sách “khoan hồng, nhân đạo của Đảng” nhằm hạ gục uy tín của bà. Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong “Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy” là chứng tích kết tội bà. Chồng bà, nhà văn Trần Dạ Từ, thì bị giam 12 năm. Do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc tế phối hợp với hội Ân xá Quốc tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson, bà được sang Thuỵ Điển tỵ nạn. Năm 1992 bà cùng gia đình sang California định cư và lập hệ thống Việt Báo Daily News tại Quận Cam.

Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân thì cặp vợ chồng Trần Dạ Từ – Nhã Ca còn từng phụ trách nguyên cả một chương trình của đài Á Châu Tự do (RFA) của Mỹ.

Tác phẩm:

  • Nhã Ca mới (1965)
  • Đêm nghe tiếng đại bác (1966)
  • Bóng tối thời con gái (1967)
  • Khi bước xưống (1967)
  • Người tình ngoài mặt trận (1967)
  • Sống một ngày (1967)
  • Xuân thì (1967)
  • Những giọt nắng vàng (1968)
  • Đoàn nữ binh mùa thu (1969)
  • Giải khăn sô cho Huế (1969) đoạt Giải Văn chương Quốc gia Việt Nam Cộng hòa năm 1970[4] (tái bản ở Hoa Kỳ năm 2008)
  • Một mai khi hòa bình (1969)
  • Mưa trên cây sầu đông (1969)
  • Phượng hoàng (1969)
  • Tình ca cho Huế đổ nát (1969)
  • Dạ khúc bên kia phố (1970)
  • Tình ca trong lửa đỏ (1970)
  • Đời ca hát (1971)
  • Lặn về phía mặt trời (1971)
  • Trưa áo trắng (1972)
  • Tòa bin-đing bỏ không (1973)
  • Bước khẽ tới người thương (1974) v.v…
  • Phim Đất khổ do Hà Thúc Cần sản xuất và hoàn tất năm 1973, đã một phần dựa theo cuốn Giải khăn sô cho Huế và Đêm nghe tiếng đại bác, do Nhã Ca viết đối thoại.

Tại hải ngoại, bà tiếp tục sáng tác, như:

  • Hồi ký một người mất ngày tháng
  • Đường Tự Do Sài Gòn (2006).

Mời các bạn đón đọc Đường Tự Do – Sài Gòn của tác giả Nhã Ca.

Download ebook

Đường Tự Do – Sài Gòn – Nhã Ca


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Đường Tự Do – Sài Gòn – Nhã Ca Tweet! Một đầu, dòng sông Saigon lấp lánh. Một đầu khác, tượng Đức Mẹ trắng toát trước…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose