Đời Tôi

Đời Tôi

Giới thiệu

Đời Tôi




Có hai nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như hiện nay là Gorbachev và Boris Yeltsin. Mikhail Sergeevich Gorbachev sinh ngày 2/3/1931. Ông là nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết từ năm 1985 tới năm 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông đã góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng làm quyền uy tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô kết thúc và làm tan rã Liên bang Xô viết. Nhưng ông cũng lại được nhận giải Nobel Hòa bình năm 1990.

Cuốn sách này có thể được xem như lời tường thuật của Gorbachev về cuộc đời đầy biến động của ông. Đó là những năm tháng trai trẻ, những kỷ niệm cá nhân với người vợ thân yêu Raisa, những hành trình gắn liền với công cuộc xây dựng đất nước cùng bao khó khăn vấp váp gặp phải.

Thời thơ ấu của ông gắn liền với làng quê Stavropol, với nạn đói, với những năm tháng chiến tranh ác liệt. Rồi sau đó là tuổi trẻ dưới mái trường đại học, nơi ông gặp người vợ Raisa. Thông qua các trang viết, ông cũng cung cấp rất nhiều thông tin để độc giả hiểu thêm về văn hóa, sắc tộc, lịch sử, địa lý của nước Nga và các vùng lân cận.

Trên con đường chính trị, nhất là ở cương vị nhà lãnh đạo cao nhất của Liên Xô, ông cũng thể hiện mình là một nhà lãnh đạo có tư duy đổi mới, với nhiều suy tư trăn trở về con đường cải cách và phát triển đất nước, cũng như nhiều vấn đề vĩ mô của thế giới. Dù chỉ là những nhận định chủ quan, nhưng thông điệp của ông không khỏi khiến độc giả phải suy ngẫm.

***

Gorbachev là một trong hai nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo nước Nga và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ như hiện nay.

Mikhail Sergeyvich Gorbachev (sinh ngày 2/3/1931) lãnh đạo Liên bang Xô viết từ 1985 tới 1991, là nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô cũ. Những nỗ lực của Gorbachev góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh, ông nhận giải Nobel Hòa bình năm 1990.

Bộ hồi ký hai tập của ông mới được xuất bản tại Việt Nam, qua bản dịch của Nguyễn Thị Bình và Phạm Hồng Anh.

Trong cuốn Đời tôi – Hồi tưởng & suy ngẫm I, Gorbachev dành gần 600 trang sách để tường thuật lại cuộc đời đầy biến động của mình. Thời thơ ấu của ông gắn liền với làng quê Stavropol, với nạn đói, những năm tháng chiến tranh ác liệt. Tuổi trẻ của ông dưới mái trường đại học, là nơi gặp người vợ Raisa cũng được thuật lại.

Hành trình gắn liền với công cuộc xây dựng đất nước cùng bao khó khăn vấp váp gặp phải cũng được chính trị gia hồi tưởng. Gorbachev được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 11/3/1985 khi 54 tuổi. Ông trở thành lãnh tụ đầu tiên của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.

Thông qua cuốn sách, Gorbachev thể hiện mình là nhà lãnh đạo có tư duy đổi mới, với nhiều suy nghĩ trăn trở về con đường cải cách và phát triển đất nước, cũng như nhiều vấn đề vĩ mô của thế giới. Dù đây là những nhận định chủ quan, nhưng những thông điệp của ông để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả.

Ông chia sẻ: “Tôi nghĩ lần này tôi đã thành công trong việc kể lại toàn bộ câu chuyện đời mình. Đây là câu trả lời của tôi cho câu hỏi về những hoàn cảnh đã có ảnh hưởng hết sức quan trọng lên sự nghiệp chính trị của tôi”.

Thông qua các trang viết, ông cũng cung cấp nhiều thông tin để độc giả hiểu thêm về văn hóa, sắc tộc, lịch sử, địa lý của nước Nga và các vùng lân cận.

Ở cuốn Đất nước tôi và thế giới – Hồi tưởng & suy ngẫm II, Mikhail Gorbachev đã đề cập một loạt vấn đề từ quá khứ, hiện tại đến tương lai của nước Nga trong mối quan hệ với thế giới.

Dựa trên những kinh nghiệm bản thân, tài liệu lịch sử, những suy ngẫm về vấn đề chính trị, ông đưa ra các quan đểm về những sự kiện lớn như Cách mạng tháng Mười, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, tới các nhân vật chủ chốt của Liên Xô. 

Trong hồi ký của mình, Gorbachev còn thể hiện suy nghĩ tới tương lai của nước Nga, những vấn đề của đất nước có diện tích lớn nhất thế giới trong thế kỷ tiếp theo. Ông đề xuất các cách để đạt được những cải cách kinh tế và chính trị.

Gorbachev dành riêng một phần để nói về vai trò của “tư duy mới” với một loạt vấn đề. Ông viết trong sách: “Tôi nhấn mạnh khía cạnh chính trị quốc tế của tư duy mới, vì những vấn đề toàn cầu là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi sang một dạng tồn tại mới”. 

“Điều quan trọng là mọi người phải theo đuổi mục tiêu chung: đổi mới thực sự cuộc sống của toàn thể cộng đồng thế giới để đạt được những điều kiện sống mới cho nhân loại”, ông khẳng định.

***

Lời mở đầu

 

Trích nhật ký

Ngày 21/9/2000

Đã một năm vắng Raisa. Hôm nay chúng tôi tụ họp – gia đình và bạn bè – để đặt bia mộ cho em. Tác giả là nhà điêu khắc Friedrich Sogoyan. Tấm đá cẩm thạch có vân như một cánh đồng hoa. Những hòn đá lớn. Dòng chữ khắc: “Raisa Maksimova Gorbacheva. 5/1/1932 – 20/9/1999.” Bức tượng một người phụ nữ trẻ rất giống Raisa đang cúi xuống đặt những bông hoa dại lên mặt đá cẩm thạch.

Một năm đã qua, có lẽ là năm khó khăn nhất trong cuộc đời tôi, một năm dường như trống rỗng. Suốt mấy tháng liền tôi không thể trở lại bình thường. Sự hiện diện của con gái Irina của chúng tôi, hai cô cháu gái Ksenya và Anastasia và những người bạn của tôi đã cứu rỗi tôi. Sau khi Raisa qua đời, những chuyến đi giảng bài của tôi phải tạm dừng vài tháng. Tôi dành toàn bộ thời gian ở dacha. Trước đây tôi chưa từng có cảm giác cô đơn khủng khiếp như vậy.

Gần 50 năm tôi và Raisa bên nhau, đầu gối tay ấp, và chúng tôi chưa từng cảm thấy buồn chán: ngược lại, chúng tôi luôn hạnh phúc bên nhau. Chúng tôi yêu nhau, cho dù không mấy khi nói về điều đó, kể cả khi chỉ có hai người. Chúng tôi cảm thấy rằng điều cơ bản là phải nuôi dưỡng tình yêu đã nảy nở trong những năm tuổi trẻ của mình. Chúng tôi hiểu nhau và quý trọng mối quan hệ của mình. Tôi bị ám ảnh bởi cảm giác có lỗi trong cái chết của Raisa. Tôi cố gắng sắp xếp lại ký ức của mình: vì sao tôi không cứu được em? Tôi biết rằng những gì xảy ra với chúng tôi để lại ấn tượng nặng nề cho Raisa những năm cuối đời: vì sao những kẻ không được mong muốn, không có lương tâm và trách nhiệm lại có thể lên nắm quyền tại đất nước này? Em thường bắt đầu như thế khi nói về chuyện này và khi tôi trả lời rằng chúng ta không thể lúc nào cũng nói mãi về chuyện này, Raisa thường thu mình lại và im lặng. Tôi cảm thấy thương em. Tôi bị giày vò bởi sự đau đớn của em.

… Tôi thường xuyên nghĩ đến đêm cuối cùng bên Raisa, đêm 19 rạng sáng ngày 20/9. Em mất lúc 2 giờ 57 phút sáng 20/9/1999. Em ra đi không đau đớn vì đã hôn mê. Chúng tôi không có cơ hội nói lời vĩnh biệt. Raisa mất hai ngày trước khi em được dự định sẽ cấy tế bào gốc lấy từ tủy sống của em gái Lyudmila. Em mất 5 ngày trước kỷ niệm lần thứ 46 ngày chúng tôi đăng ký kết hôn tại Nhà đăng ký Sokolnichesky ở Moskva.

Cho tới giây phút cuối cùng tôi vẫn còn tin có thể cứu được em, và tôi không thể chấp nhận được những gì đã xảy ra. Irina và tôi đứng bất lực và hoang mang ở đầu giường em. “Zakharka, đừng đi, em nghe anh nói không?” Tôi nắm lấy tay em, hy vọng ít nhất em cũng đáp ứng lời van xin của tôi bằng một cái siết tay. Raisa im lặng. Em đã ra đi mãi mãi.

… Trước khi bị ốm, Raisa và tôi thường nói chuyện về tương lai của chúng tôi. Một lần tôi nghe em nói: “Em không muốn bị bỏ lại mà không có anh. Em sẽ không sống được. Còn anh? Anh thì sao? Anh sẽ tái hôn và sống tiếp.” Tôi thấy choáng váng vì câu đó. “Em nói gì thế? Sao em nghĩ thế? Ai lại nói chuyện chết chóc thế? Em còn trẻ. Em thử soi gương xem. Hãy nghe mọi người: em chỉ bị mệt mỏi thôi.”

“Em không muốn thành một bà già,” có thể em sẽ nói như thế. Khi những đứa cháu của chúng tôi được sinh ra, một câu hỏi đặt ra là chúng sẽ gọi chúng tôi là gì. Em đề nghị chúng gọi em là babulya (nghĩa đen là “bà ngoại bé nhỏ”). Em giải thích rằng babushka (bà ngoại) gợi lên thứ gì đó già nua lụ khụ, trong khi đó babulya nghe sôi nổi trẻ trung hơn. Hoàn toàn đúng phong cách của em.

Raisa thích câu thành ngữ cổ về tuổi tác của phụ nữ: “Cô gái, cô gái trẻ, người đàn bà trẻ, người đàn bà trẻ, người đàn bà trẻ, người đàn bà trẻ – người đàn bà già, chết.”

Trong những năm cuối cùng chúng tôi sống bên nhau, em thường mơ thấy chúng tôi bị mất nhau. Tôi nhận thấy Raisa ngày càng thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng. Thỉnh thoảng em lại nói với tôi: “Hãy bớt đi lại đi anh.” Em cảm thấy đi cùng tôi trong những chuyến đi dài ngày càng trở nên khó khăn hơn. Nhưng em còn cảm thấy khó khăn hơn nữa – tôi nghĩ tôi có thể nhìn thấy sự đau khổ trong mắt em – là bị bỏ lại một mình.

… Đêm hôm đó Irina và tôi đứng bên giường em mà khóc. Chúng tôi chẳng thể làm gì hơn được nữa.

Trích nhật ký

Ngày 5/1/2001

Hôm nay là sinh nhật Raisa. Nếu còn sống em đã 69 tuổi. Trong những câu chuyện của chúng tôi em thường nói, “Tất cả những gì em muốn là được sống đến thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới.” Em mất trước ngày đó ba tháng. Chúng tôi đã có kế hoạch đón năm 2000 thật đáng nhớ. Irina và các cháu ngoại chưa bao giờ được đến Paris. Chúng tôi nảy ra ý tưởng đón Năm mới 2000 ở thành phố đẹp nhất thế giới tại Champs Elysees.

Chúng tôi sốt ruột chờ đợi ngày đó, nhưng tai họa khủng khiếp đã giáng xuống. Tuy nhiên, tôi cùng con gái và các cô cháu gái vẫn đến Paris: đó là món quà Raisa tặng chúng.

… Hôm nay chúng tôi đến Nghĩa trang Novodevichy. Chúng tôi mang đến rất nhiều hoa. Giáng sinh đang đến. Đêm hôm trước đã có tuyết rơi. Tôi mang tới những bông hồng đỏ, loài hoa yêu thích của Raisa. Một cảnh tượng không thể quên được vẫn hiển hiện trước mắt tôi: những bông hồng đỏ trên nền tuyết trắng xóa trên bia mộ.

Chúng tôi quay về ăn tối. Trên tường là một bức chân dung lớn của em. Hoa, nến thắp khắp mọi nơi, một cây thông Noel được trang trí đẹp, mùi thông tươi. Trên bàn bày những món ăn em thích để đãi khách. Tóm lại, một bữa tối kiểu Nga với một chút âm hưởng Sibir trong đó, món pelmeni. Và bánh ga tô Avangard. Loại bánh ga tô được làm trong lò bánh của điện Kremli mà em đặt tên. Chúng tôi nâng cốc và đứng lặng…

Sau bữa tối tôi lên phòng làm việc. Tôi không bật đèn và ra đứng bên cửa sổ. Bãi cỏ được chiếu ánh sáng ban đêm, một cánh rừng Nga rậm rạp và tuyết rơi nhẹ nhàng, như một cảnh trong vở ba lê Kẹp hạt dẻ ở Nhà hát Lớn. Truyền thống của gia đình tôi là đêm giao thừa nào cũng tới Nhà hát Lớn. Chúng tôi sẽ xem vở ba lê Kẹp hạt dẻ rồi đi về nhà. Sau đó chúng tôi tiễn năm cũ rồi trao cho nhau những món quà mà Ông già Tuyết làm cách nào đó vẫn tìm cách đem tới được, bất chấp “an ninh nghiêm ngặt” tại nhà Tổng thống. Vang lên tiếng nhạc và âm thanh hội hè…

Tất cả những điều đó giờ đã trở thành ký ức của cuộc sống trước đây, thời gian khi chúng tôi còn bên nhau. Raisa yêu mùa đông nước Nga và thích đi dạo trong bão tuyết. Em có thói quen đó từ khi chúng tôi sống ở vùng Stavropol: một lần chúng tôi suýt bị lạc trong bão tuyết. Và ở Moskva nữa. Raisa sinh ra ở Altai và đã trải qua tuổi thơ và thời trẻ ở Sibir. Gia đình em là những người xây dựng đường sắt và họ đã sống vài năm trong rừng taiga phía bắc Ural.

Em thường nhớ lại cảnh trượt trên xe trượt tuyết, ba chị em gái – Raisa, Zhenya và Lyudochka – cuộn mình trong những chiếc áo khoác lông cừu và được chuyển đến chỗ mới. Trong những đêm đông dài ở Sibir, họ làm pelmeni, sau đó cho vào giỏ và để ngoài trời, thời tiết lạnh sẽ giữ chúng đông cứng lại. Pelmeni là món ăn yêu thích của Raisa.

Tôi nghĩ đến những ngày cuối cùng của em. Em đã chiến đấu rất dũng cảm vì cuộc sống, kiên nhẫn chịu đựng mọi thứ các bác sĩ làm với em. Vào những lúc khó khăn và thử thách nhất, em hay nhìn vào mắt tôi và mắt con gái, tựa như cố gắng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi không thành lời của em: chuyện gì rồi sẽ xảy ra với em?

Khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán vào ngày 19/7 và đưa Raisa nhập viện, tôi đi cùng. Nhìn vào mắt tôi, em hỏi:

“Bác sĩ nói gì vậy?”

Biết tình trạng của em, tôi nói:

“Họ nói đó là bệnh máu cấp tính.”

“Thế là hết à?” em hỏi.

“Không. Anh và bọn họ đã quyết định ngày mai sang Đức để xét nghiệm thêm, để có bức tranh toàn cảnh. Sau đó họ sẽ quyết định phương pháp điều trị.”

… Chúng tôi bay tới Münster, hy vọng Raisa sẽ khỏe lại. Ngày 21/9, chúng tôi đưa thi thể Raisa quay về. Cuộc đời trần thế của em đã kết thúc.

… Tôi quyết định viết một cuốn sách về cuộc sống của chúng tôi. Tôi cũng đã từng nghĩ đến nó nhưng vì một lý do nào đó mà vẫn chưa thể bắt đầu. Với tôi đây là một cuốn sách khó viết. Tôi thường xuyên bị ám ảnh bởi tên sách, được viết bằng mực đỏ, mà Raisa đã định đặt cho cuốn sách của mình: “Điều làm trái tim ta đau đớn.”

Tôi gọi cuốn sách của mình là Hồi tưởng và suy ngẫm. Tôi tặng cuốn sách này cho bạn đọc của mình và để tưởng nhớ Raisa.

Ghi chú

Tôi nghĩ rằng nên sắp xếp lại một số lời giải thích về cuốn sách của tôi cho có trật tự. Nó rất khác với tất cả những cuốn sách trước đây của tôi. Đây không phải cuốn hồi ký: tôi đã viết hồi ký nhiều năm trước. Tất nhiên trong cuốn sách này vẫn có những đoạn hồi ký, nhưng chúng không có cấu trúc cứng nhắc. Đây không phải một cuốn tiểu thuyết và càng không phải câu chuyện lịch sử. Đây là câu chuyện của tôi về cuộc đời của chúng tôi.

Những người tôi nhờ đọc cuốn sách và cho ý kiến đều nói rằng họ thích nó. Nếu họ không nói gì thì tôi có thể coi đó như dấu hiệu cho thấy họ chỉ muốn làm tôi vui và hỗ trợ tôi. Nhưng cùng với những nhận xét tích cực về cuốn sách, họ còn gợi ý tôi một số suy nghĩ hữu ích mà tôi có đưa vào trong bản thảo cuối cùng, những chỗ mà tôi cảm thấy phù hợp. Tôi nghĩ lần này tôi đã thành công trong việc kể lại toàn bộ câu chuyện đời mình. Đây là câu trả lời của tôi cho câu hỏi về những hoàn cảnh đã có ảnh hưởng hết sức quan trọng lên sự nghiệp chính trị của tôi.

Mời các bạn mượn đọc sách Hồi Tưởng Và Suy Nghẫm Tập 1: Đời Tôi của tác giả Mikhail Gorbachev.

Download

Đời Tôi

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Đời Tôi Tweet! Có hai nhân vật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo nước Nga và các quốc gia thuộc…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close