Đẹp Và Buồn – Yasunari Kawabata
[toc]
Giới thiệu ebook
Đẹp Và Buồn – Yasunari Kawabata
Kawabata viết tiểu thuyết cuối cùng mang tên Đẹp và buồn như để thêm một lần nữa khẳng định quan niệm mỹ học truyền thống lâu đời của Nhật Bản, và cũng là đúc kết lại toàn bộ tư tưởng sáng tác xuyên suốt trong sự nghiệp văn chương của ông.
Câu chuyện chính của Đẹp và buồn kể về mối quan hệ tình yêu tay ba đầy bi kịch và tuyệt vọng của Oki với tình nhân Otoko, và người vợ Fumiko.
Những nỗi đam mê, nhục cảm trong mỗi cõi đẹp đẽ đến điên rồ. Cái đẹp nằm trong tình yêu, sự ham muốn, và lòng hận thù, để rồi miên viễn trong một cuộc truy lùng, đeo đuổi, đi đến cái đích tận cùng của chiêm nghiệm, ấy là cái chết. “Chết là vĩnh viễn từ chối mọi lý giải của người khác. Không ai biết lý do hành động tự hủy của một người, cũng không ai có quyền phán đoán người đi tìm cái chết”.
Câu chuyện đầy trầm mặc được đặt trong bối cảnh chính là cố đô Kyoto, với tiếng chuông chùa cuối năm tĩnh lặng, với ngọn đồi êm ả dưới ánh trăng… Kawabata đã thả bút mà vẽ nên những nét đẹp thuần khiết nhất, nhưng cũng ẩn giấu những bất an nhất, thầm kín nhất của cái đẹp.
Độc giả say đắm Kawabata, đi xuống từng tầng sâu cùng cõi đẹp Kawabata, đều sẽ luôn nhận ra rằng, Kawabata giữ gìn khoái cảm về cái đẹp ấy, miên viễn ngay trong sự tàn lụi. Đẹp và buồn chính là một lời tuyên ngôn cuối cùng của Kawabata.
Đó là cuốn tiểu thuyết mang đầy dự cảm về một chuyến đi cuối cùng của đời người. Mặc dù trong diễn văn đọc tại buổi lễ nhận giải Nobel, Yasunari đã lên án cách kết thúc cuộc đời con người bằng cách tự vẫn, một cách chết “rất Nhật Bản” đã cướp đi nhiều người thân của ông. Năm 1972, Kawabata đã tự tử bằng khí đốt trong một căn phòng tại Hayama. Vì không để lại thư tuyệt mệnh, nên cái chết của ông vẫn đặt ra rất nhiều nghi vấn và tranh cãi cho những nhà nghiên cứu sau này.
***
Kawabata Yasunari (1899-1972) sinh ngày 14.6.1899, là tiểu thuyết gia người Nhật Bản đầu tiên và là người châu Á thứ đoạt giải Nobel Văn chương.
Những sáng tác văn chương, những tiểu luận mỹ học và phê bình văn học của Kawabata Yasunari, qua thời gian vẫn luôn đem lại hấp lực mạnh mẽ đối với nhiều nhà phương Đông học trên khắp các châu lục, có sức lôi cuốn rộng rãi độc giả trên thế giới, phản ảnh nhiều phương diện của văn hóa cũng như những rung cảm đầy đam mê mà tinh tế của tâm hồn Nhật Bản.
Mồ côi từ năm mới có hai tuổi, Kawabata và chị gái sống cùng ông bà ngoại. Khi ông lên bảy thì bà ngoại qua đời, lên chín thì mất chị, mười bốn tuổi thì mất cả ông ngoại, ông phải về sống với gia đình người dì.
Ở tuổi đôi mươi, Kawabata lại đánh mất một người mà ông hết lòng yêu thương, ông đã cùng nàng hứa hôn nhưng khi mọi việc chuẩn bị xong, nàng bất ngờ từ hôn, không một lời giải thích.
Kawabata chỉ còn biết tựa mình vào năng lực sáng tạo, phong kín vết thương tâm hồn bằng cuộc tìm kiếm mê mải cái đẹp trong cuộc đời. Cảm thức cô đơn trong văn phẩm Kawabata thường phản ánh từ chính cuộc sống thời thơ ấu và tuổi trẻ của ông. Cái cô đơn ấy bắt đầu với tập Nhật ký tuổi mười sáu, được xuất bản năm 1925, tác phẩm đầu tay này có lẽ đã được viết lại dù trong đó, ấn tượng của một thiếu niên trước cái chết của người thân (ông ngoại) vẫn còn rõ nét. Những ngày cuối cùng khốn khổ của một người già yếu mù lòa, cuộc sống cô độc của một thiếu niên nhỏ bé đối diện với sinh ly tử biệt được thể hiện chân thực.
Bên cạnh viết văn, Kawabata còn làm phóng viên cho một số tờ báo. Mặc dù đã từ chối tham gia vào sự hăng hái quân phiệt trong Thế chiến II, ông cũng thờ ơ với những cải cách chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh, nhưng rõ ràng chiến tranh có ảnh hưởng lớn lao đối với ông (cùng với cái chết của cả gia đình khi ông còn trẻ). Sau đó, ông nói rằng kể từ đó ông chỉ còn khả năng viết những tác phẩm bi ca mà thôi.
Năm 1972, Kawabata tự tử bằng khí đốt. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra: sức khoẻ kém, cuộc tình bị cấm đoán, sốc do vụ tự tử của người bạn văn năm 1970. Kawabata không để lại thư tuyệt mệnh, các tác phẩm của ông cũng không có manh mối gì, nên đến nay không ai biết được nguyên nhân thật sự của cái chết đó.
Trong diễn văn của Viện Hàn lâm Thụy Điển khi trao giải Nobel Văn chương cho ông vào năm 1968, đã tôn vinh Kawabata: “Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người.”
***
Keiko tới trà thất Kiyamachi thấy Taichiro đã quần áo chỉnh tề đứng đợi ngoài sân thượng.
“Em chào anh ạ. Anh ngủ có ngon không?”
Keiko bước lại bên anh. Tựa lan can, cô gái hỏi tiếp:
“Anh đợi em?”
Taichiro nói:
“Tôi dậy từ sớm. Tiếng sông làm tôi thức giấc. Tôi ra đây ngắm mặt trời mọc trên dẫy đồi đông.”
“Anh dậy sớm thế à…?”
“Đúng vậy. Nhưng dẫy đồi gần quá, nên rạng đông mà không có cảm tường là mặt trời đang mọc. Chỉ khi mặt trời đã lên cao, dẫy đồi mới đột ngột hiện rõ ra màu lục, và nắng mới làm sông sáng lên như bạc…”
“Anh ngắm cảnh lâu nhỉ…”
“Coi mấy xóm bên kia sông thức giấc và sinh hoạt náo nhiệt trở lại, cũng thú vị lắm.”
“Vậy thì anh ngủ đâu có được nhiều. Khách sạn thiếu tiện nghi phải không?”
Rồi cô gái thầm thì:
“Anh mà bảo tại nhớ em mà mất ngủ thì em sướng lắm…”
Taichiro yên lặng.
Keiko năn nỉ:
“Anh không chịu nói cho em câu đó sao?”
“Có chứ. Keiko, tôi ngủ không được là vì nhớ cô.”
“Anh nói chỉ vì em van xin anh.”
“Nhưng Keiko, đêm qua cô ngủ ngon phải không?”
Keiko lắc đầu:
“Anh đoán sai rồi.”
“Tôi đoán vậy tại mắt cô tươi rói.”
“Tại vì tim em tươi rói. Mà tim em tươi rói là tại vì anh. Còn mắt em thì sợ gì một hai đêm không ngủ.”
Keiko nhìn Taichiro chằm chặp, đôi mắt ướt long lanh. Anh nắm lấy tay cô gái.
Keiko nói:
“Sao mà tay anh lạnh thế.”
“Còn tay cô thì ấm quá.”
…
Mời các bạn đón đọc Đẹp Và Buồn của tác giả Yasunari Kawabata.
Download ebook
Đẹp Và Buồn – Yasunari Kawabata
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Đẹp Và Buồn – Yasunari Kawabata Tweet! Kawabata viết tiểu thuyết cuối cùng mang tên Đẹp và buồn như để thêm một lần nữa khẳng định quan niệm…