Đêm
[toc]
Giới thiệu ebook
Đêm
Tiểu thuyết Đêm của nhà văn Elie Wiesel được bình chọn là tác phẩm hay nhất của văn chương holocaust. Ngày hôm nay, dù Phát-xít đã thất trận, nhưng Lịch sử giải thích thế nào về những trẻ sơ sinh đã bị ném vào lửa, về những đứa con sẵn sàng đánh chết cha mình vì một miếng ăn, về những con người trần truồng giẫy chết trong các buồng hơi ngạt? Và Lịch sử sẽ nói gì với những con người sống sót bước ra từ các khu trại chết chóc ấy? Không có lời giải đáp thích đáng nào cho những thân phận vô tội đã bị ép chết, cũng không có câu trả lời hợp lẽ về các trại tập trung ghê rợn đã đày đọa người Do Thái, càng không có lời lẽ nào công bằng cho những con người bước ra từ nhục hình ấy; bởi lẽ chính những cái chết phi lý đã là sự kiện, những trại tập trung đã là nơi chốn, những tù nhân sống sót đã là nhân chứng của một trang đen tối và bi thảm nhất trong lịch sử loài người.
Lời tựa của François Mauriac
Các nhà báo ngoại quốc thường đến gặp tôi. Tôi rất thận trọng với họ và luôn bị giằng co giữa ước vọng được nói hết với họ nhưng lại e rằng sẽ giao vũ khí vào tay những người phỏng vấn mà mình không hiểu thái độ của họ đối với nước Pháp như thế nào. Trong những lần gặp gỡ đó, tôi thường có khuynh hướng thủ thế.
Buổi sáng đặc biệt đó, người thanh niên Do Thái đến phỏng vấn tôi cho một nhật báo ở Tel Aviv đã giành được thiện cảm của tôi ngay trong khoảnh khắc đầu tiên. Cuộc trò chuyện của chúng tôi đã nhanh chóng chuyển thành tâm sự. Chẳng mấy chốc tôi đã chia sẻ với anh ta những hồi ức từ thời kỳ Chiếm đóng5[5]. Không phải lúc nào những biến cố đã tác động đến cá nhân chúng ta cũng là những biến cố ảnh hưởng đến chúng ta nhất. Tôi thố lộ với người khách trẻ tuổi của mình rằng chẳng có điều gì mà tôi đã chứng kiến trong gian đoạn đen tối ấy đã ghi dấu ấn sâu đậm lên tôi bằng hình ảnh của các toa xe chở súc vật đầy những trẻ em Do Thái tại nhà ga Austerlitz… Thực ra thì không phải chính mắt tôi đã mục kích những toa xe đó. Vợ tôi đã kể cho tôi, và lúc kể bà vẫn còn bị chấn động về sự ghê rợn mà bà đã cảm thấy. Vào lúc đó chúng tôi vẫn chưa biết chút gì về các phương cách tiêu diệt của Đức Quốc xã. Và ai mà lại có thể tưởng tượng nổi những phương cách như thế! Nhưng những con cừu non này bị giựt ra khỏi các bà mẹ đã là điều tệ hại hơn tất cả những gì chúng ta nghĩ là có thể xảy ra được. Từ ngày đó tôi tin là như thế. Tôi tin rằng ngày đó là ngày lần đầu tiên tôi biết đến sự bí hiểm của điều tội lỗi mà khi lộ ra ánh sáng nó đánh dấu sự cáo chung của một thời đại và sự khởi đầu của một thời đại khác. Giấc mơ, thai nghén bởi người Tây phương trong thế kỷ 18, mà buổi bình minh của giấc mơ đó họ tưởng là đã thoáng thấy vào năm 17896[6], và rồi đến ngày 2 tháng Tám năm 19147[7], đã lớn mạnh hơn với sự ló dạng của Thời đại Ánh sáng và những phát minh khoa học – giấc mơ đó cuối cùng đối với tôi đã tan biến trước những toa xe lửa nhồi nhét đầy trẻ nhỏ. Mà lúc đó tôi vẫn còn xa cách hàng ngàn dặm với việc hình dung ra được rằng những đứa trẻ này đã được quyết định đưa vào những phòng hơi ngạt và những lò thiêu.
Điều này, hôm ấy, là những gì có thể tôi đã nói với nhà báo này. Và khi tôi nói, với một tiếng thở dài, “Tôi đã nghĩ đến những đứa bé này rất nhiều lần!” thì anh đã nói với tôi, “Tôi là một trong những đứa trẻ đó.” Anh là một trong những đứa trẻ đó! Anh đã trông thấy mẹ anh, thấy đứa em gái nhỏ thân yêu, và hầu như cả gia đình anh, trừ người cha và hai chị lớn, biến vào một lò lửa mà nhiên liệu là những sinh vật sống, về phía người cha, cậu bé này đã ngày này qua ngày khác chứng kiến sự đọa đày của ông và cuối cùng, chứng kiến cơn hấp hối và cái chết của ông. Một cái chết! Những chi tiết của cái chết đó được kể trong quyển sách này, và tôi sẽ để cho độc giả – sẽ đông bằng số người đọc của quyển Nhật ký của Anne Frank – tự khám phá các chi tiết này cũng như cái phép lạ đã giúp cho cậu bé thoát được.
Như thế tôi khẳng định rằng bản hồi ký cá nhân này, ra đời sau quá nhiều những hồi ký khác và mô tả nhưng việc ghê tởm như những việc mà chúng ta đã coi là không còn là bí mật gì đối với chúng ta nữa, thì vẫn khác lạ, riêng biệt và độc đáo. Số phận của những người Do Thái ở một thị trấn nhỏ tên là Sighet ở Transylvania; sự mù loà của họ khi đối diện với một định mệnh mà họ vẫn còn cơ hội để thoát thân; sự thụ động không thể hiểu được khiến họ đầu hàng định mệnh, điếc đặc với những lời cảnh báo và van nài của một nhân chứng là người đã thoát được cuộc tàn sát, kể lại cho họ những gì ông ta đã tận mắt nhìn thấy, nhưng họ từ chối không tin ông ta và gọi ông ta là người điên – tập hợp này cua những tình huống chắc chắn sẽ đầy đủ để viết nên một quyển sách mà tôi cho rằng không một quyển sách nào có thể so sánh được.
Tuy nhiên một khía cạnh khác của quyển sách khác thường này đã là điều tôi chú ý đến. Đứa trẻ kể lại cho chúng ta câu chuyện của nó là một đứa bé được Thượng đế chọn lựa. Từ lúc nó bắt đâu biết suy nghĩ, nó đã chỉ sống cho Thượng đế, nghiên cứu Talmud8[8], nôn nóng được khai tâm vào Kabbalah9[9], tận hiến cho Đấng Toàn năng. Hãy nghĩ xem hậu quả của một sự kinh sợ kém rõ ràng hơn, ít lộ liễu hơn, nhưng là sự kinh sợ tệ hại nhất, cho những người có lòng tin trong chúng ta: cái chết của Thượng đế trong tâm hồn của một đứa trẻ đột nhiên phải đối diện với cái xấu tuyệt đối.
Xin hãy cùng tưởng tượng đến những gì diễn ra trong đầu óc đứa bé khi mắt nó trông thấy khói đen tỏa lên trời, luồng khói phát xuất từ các lò mà đứa em gái nhỏ của nó cùng với mẹ nó đã bị ném vào sau hàng ngàn nạn nhân khác.
“Không bao giờ tôi có thể quên được đêm ấy, cái đêm đầu tiên của đời tôi trong trại tập trung, cái đêm đã biến cuộc đời tôi thành một đêm dài tăm tối mịt mù.
Không bao giờ tôi quên được làn khói ngùn ngụt ấy.
Không bao giờ tôi quên được những khuôn mặt ngây thơ, những thân xác bé nhỏ đang biến dần thành cuộn khói ngùn ngụt bay vào không trung yên tịnh.
Không bao giờ tôi quên được ngọn lửa ấy đã thiêu cháy vĩnh viễn lòng tin của tôi.
Không bao giờ tôi quên được cái im lặng của màn đêm ấy đã vĩnh viễn tước đi lòng khao khát sinh tồn của tôi.
Không bao giờ tôi quên được những giây phút đã giết đi Thượng đế trong tôi, đã mang đi linh hồn tôi, và biến những giấc mơ của tôi thành tro bụi…
Không bao giờ, không bao giờ tôi quên được những thứ ấy, cho dù tôi có phải sống lâu như Thượng đế, tôi cũng không bao giờ…
Không bao giờ. ”
Đến lúc đó tôi hiểu ra điều gì đã thu hút tôi về chàng thanh niên Do Thái này: cái nhìn của một Lazarus trỗi dậy từ cái chết mà vẫn bị giam giữ ở những vùng tăm tối nơi anh đã lạc vào, vướng chân vào những thây ma đã bị xúc phạm. Với anh, tiếng thét của Nietzche gợi lên gần như một thực tế bằng xương băng thịt: Thượng đế đã chết, Thượng đế của tình yêu, của sự dịu dàng và an ủi, Thượng đế của Abraham, Issac và Jacob, dưới con mắt chăm chú của cậu bé này, đã tan biến vĩnh viễn vào ngọn khói bốc lên từ cuộc tàn sát Holocaust10[10] mà Chủng tộc, thứ phàm ăn nhất trong tất cả các thần tượng, đã đòi hỏi.
Và đã có bao nhiêu người Do Thái thuần kiên đã phải chịu đựng một cái chết như thế? Trong cái ngày kinh tởm nhất đó, kinh tởm hơn tất các ngày tệ hại khác, khi đứa trẻ đó chứng kiến việc treo cổ – vâng!, một đứa bé khác, đứa bé mà nó bảo với chúng ta là có gương mặt thiên thần, nó nghe có ai đó ở đằng sau rên rỉ:
‘‘Lạy Thượng đế, Thượng đế ở đâu rồi? Và từ trong tôi, tôi nghe một tiếng trả lời: Ngài ở đâu? Ngài ở ngay đây – đang bị treo ở trên giảo đài này. ”
Vào ngày cuối năm của Do Thái, đứa trẻ đó được đem ra trình diện tại buổi lễ Rosh Hashanah trang nghiêm. Nó nghe thấy hàng ngàn nô lệ đồng thanh la lên, “Phúc thay cho Đấng Toàn năng!” Trước đó chăng bao lâu, chắc hẳn nó cũng sẽ quỳ xuống, cũng với lòng phụng thờ, với lòng hãi sợ, với tình yêu như thế! Nhưng hôm nay, nó không quỳ, nó đứng. Cái tạo vật người đó, đã bị làm nhục và làm tổn thương ở mức cả tim lẫn óc đều không thế tưởng tượng ra được, đã chống lại vị thần linh mù và điếc.
“Nhưng bây giờ, tôi không còn van xin gì nữa cả. Tôi không còn khả năng để than vãn. Trái lại, tôi thấy tôi thật mạnh mẽ. Chính tôi mới là nguyên cáo, và bị cáo là Thượng đế! Đôi mắt tôi đã mở to, và tôi thật lẻ loi, cố đơn kinh khủng trong một thế giới không có Thượng đế, không có cả người. Không có tình yêu hay lòng thương hại. Tôi không là gì cả, chỉ là tro bụi, nhưng tôi lại cảm thấy tôi mạnh hơn cả đấng Toàn năng đã gắn bó với đời tôi từ bấy lâu nay. Giữa đám đông những người tụ tập để cầu nguyện, tôi thấy tôi như là một quan sát viên thật xa lạ. ”
Và tôi, người tin rằng Thượng đế là tình yêu, tôi có câu trả lời nào cho người thanh niên trẻ đang truyện trò với tôi, người mà trong đôi mắt sâu đen vẫn còn lưu giữ phản ảnh của nỗi buồn thiên thần ngày đó hiện trên mặt của một đứa bé bị treo cổ? Tôi đã có nói với anh về người Do Thái kia, người anh em bị đóng đinh, người có lẽ trông giống anh, người mà thập giá của mình đã chinh phục thế giới không? Tôi đã có giải thích với anh rằng cái đã là khối chướng ngại anh vấp phải về đức tin của anh đã trở thành một nền móng cho đức tin của tôi không? Và rằng sự liên hệ giữa thập giá và sự thống khổ của con người vẫn còn là, theo tôi, chìa khoá dẫn đến sự huyền bí sâu thẳm trong đó đức tin của thời niên thiếu của anh đã biến mất vào đó. Và Zion11[11] đã lại vươn lên một lần nữa từ những lò thiêu, những lò sát sinh. Quốc gia Do Thái đã được làm sống dậy từ giữa hàng ngàn cái chết của người Do Thái. Chính những kẻ chết đã đem lại cho Do Thái cuộc đời mới. Chúng ta không biết trị giá của chỉ một giọt máu, chỉ một giọt nước mắt. Tất cả là ân sủng. Nếu Đấng Toàn năng là Đấng Toàn năng, lời cuối của mỗi chúng ta thuộc về Ngài. Đó là những gì đáng lẽ tôi đã phải nói với đứa bé Do Thái. Nhưng tất cả những gì tôi đã có thể làm lúc đó chỉ là ôm lấy anh và khóc.
Mời các bạn đón đọc Đêm của tác giả Elie Wiesel & Marion Wiesel.
Download ebook
Đêm
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com
[toc] Giới thiệu ebook Đêm Tweet! Tiểu thuyết Đêm của nhà văn Elie Wiesel được bình chọn là tác phẩm hay nhất của văn chương holocaust. Ngày hôm nay, dù…