Đầu Tư Chứng Khoán Như Thế Nào?

Đầu Tư Chứng Khoán Như Thế Nào?


FULL:


PDF

[toc]


Giới thiệu

Đầu Tư Chứng Khoán Như Thế Nào?

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


Jesse Livermore là ai?

Jesse Lauriston Livermore sinh năm 1877. Ông lớn lên trong một gia đình nghèo ở Massachusetts.

Từ nhỏ, Jesse đã giỏi tính toán, đặc biệt là giỏi quan sát và có trí nhớ tốt đối với những con số. Ở trường, ông đã hoàn thành khóa học số học trong 1 năm, mà đáng lẽ phải học trong 3 năm.

Tuy nhiên, cha của Livermore lại cho rằng Toán học không cần thiết đối với người nông dân bình thường. Do đó, khi còn là một thiếu niên, Jesse đã trốn khỏi nhà vì cha ông muốn ông trở thành nông dân.

Jesse đã bỏ nhà ra đi chỉ với 5 đô là trong túi và không biết làm nghề gì để kiếm sống.

Lăn lộn ở Boston và New York, ông bắt đầu sự nghiệp giao dịch của mình khi mới 14 tuổi. Chỉ sau một năm, ông đã kiếm được 1.000 đô la đầu tiên của mình.

“Giao dịch là trò chơi hấp dẫn nhất trên thế giới. Nhưng nó không phải là trò chơi dành cho những người ngu ngốc, lười biếng, yếu đuối hoặc những người muốn làm giàu nhanh chóng.” –Jesse Livermore

Sau đó là liên tiếp những giai đoạn hoàng kim và thê thảm nhất trong cuộc đời của Livermore.

Những tưởng, số tiền kiếm được trên sàn chứng khoán không chỉ đủ cho bản thân Livermore mà còn cho những người thừa kế của ông có một cuộc sống xa hoa cho đến cuối đời.

Quả thật, trong thời kỳ này, Jesse có đủ mọi thứ: biệt thự, du thuyền, xe hơi … Điều duy nhất không suôn sẻ là cuộc sống cá nhân của ông. Jesse đã chính thức kết hôn 3 lần.

Đặc biệt, lần kết hôn thứ 3 của ông gây ra nhiều lời đàm tiếu. Vì đối với người vợ thứ 3 của ông thì đấy là lần tái hôn thứ 5. Điều bí ẩn là tất cả những người chồng cũ của bà sau đó đều đã tự sát.

Có lẽ Jesse sẽ là một ngoại lệ. Nhưng những năm 30 của thế kỷ 19 chẳng mang lại gì ngoài sự thất vọng cho Livermore. Một lần nữa, ông đã đầu tư gần như toàn bộ tài sản của mình và mất trắng.

Ông cũng đã viết cuốn sách Làm thế nào để giao dịch cổ phiếu ( How To Trade Stocks) với hy vọng rằng nó sẽ là một cuốn sách bán chạy, và mang lại cho ông ta lợi nhuận và vinh quang. Nhưng điều này cũng không xảy ra.

Tất cả các bi kịch trên đã chấm dứt vào ngày 28 tháng 11 năm 1940, khi Jesse Livermore tự sát. Trầm cảm được cho là nguyên nhân chính của vụ tự sát.

Ai đã dy Jesse Livermore đầu tư chứng khoán?

Jesse Livermore đã tự học cách đầu tư chứng khoán để xây dựng chiến lược cho riêng mình. Ông rút ra kinh nghiệm điều gì hiệu quả và điều gì không, thông qua thử và sai.

Jesse Livermore là nhà đầu tư gii nht thế k 20?

Jesse Livermore có thể là nhà giao dch gii nhthế kỷ 20 nếu xét về lợi nhuận thuần túy. Nhưng ông còn khá tệ về mặt quản lý rủi ro. Ông đã xây dựng và phá sản nhiều lần.

Trong sự nghiệp đầu cơ của mình, ông đã kiếm được lợi nhuận đáng kinh ngạc. Nhưng không ai trong số họ thua ngoạn mục như Livermore. Ông đã đưa tài khoản giao dịch của mình lên một tầm cao đáng kinh ngạc trong một thời gian ngắn và sau đó là thua lỗ nhiều lần.

Cuộc đời của huyền thoại đầu tư Jesse Livermore đã được thể hiện trong cuốn tự truyện Hồi ức của một thiên tài đầu tư chứng khoán.

Ngay trước cuộc khủng hoảng năm 1907, Jesse đã dự đoán thị trường sẽ lao dốc và kiếm được 1 triệu đô la chỉ trong một ngày (hiện đã được điều chỉnh thành 13 triệu đô la tính theo lạm phát). Năm sau đó, anh ta đã mất gần như tài sản của mình vì phá vỡ nguyên tắc của mình.

Năm 1929, Jesse quyết định bán khống một lượng lớn cổ phiếu và nhanh chóng kiếm được 100 triệu đô la (ngày nay là 1,3 tỷ đô la, đã điều chỉnh theo lạm phát).

Vì sự thành công này mà hầu hết những nhà giao dịch thời đó đều cho rằng Livermore là người gây ra cuộc Đại khủng hoảng 1929. Ông nhận được nhiều bức thư đe dọa, phải thuê vệ sĩ và lo sợ bị trả thù.

Một năm sau chiến thắng lớn nhất của cuộc đời, Jesse lại đánh liều dồn hết vốn liếng nhưng gặp phải thất bại. 5 năm liên tục, ông bị phá sản nhiều lần. Thời gian này, ông bị trầm cảm và không thể hồi phục được.

Jesse Livermore thích ăn chơi xa xỉ, mê cờ bạc. Ông cũng chấp nhận rủi ro rất cao của thị trường chứng khoán. Đây là nguyên nhân dẫn đến những thành công và thất bại của ông.

Đầu tư chứng khoán như Jesse Livermore.

Bất chấp thời gian, các quy tắc giao dịch của Livermore vẫn được áp dụng và các mô hình giá mà ông tìm kiếm vẫn rất phù hợp trên thị trường ngày nay. Bởi vì tâm lý con người hầu như không dễ bị thay đổi. Thị trường và giá cả chỉ đơn giản là sự phản ánh của nỗi sợ hãi và lòng tham lam của con người.

“Không có gì mới ở Phố Wall… Bất cứ điều gì xảy ra trên thị trường chứng khoán ngày nay đã xảy ra trước đây và sẽ xảy ra lần nữa.”

– Jesse Livermore

Đt lnh ct l và biết mức đó là bao nhiêu trước khi bn giao dch

Bất kỳ giao dịch nào, bất kể lúc đầu nó có vẻ tốt như thế nào, đều có thể dẫn đến thua lỗ. Luôn sử dụng lệnh cắt lỗ.

Đng chy theo quá nhiu c phiếu

Đừng theo dõi quá nhiều cổ phiếu. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc mua những cổ phiếu mạnh nhất trong thị trường tăng giá và bán những cổ phiếu yếu nhất trong thị trường giá xuống.

Điều này giữ cho số lượng cổ phiếu bạn giao dịch ở mức thấp. Rất khó để theo dõi số lượng lớn cổ phiếu và mua bán chúng một cách hiệu quả. Càng theo dõi nhiều cổ phiếu, bạn càng có khả năng bỏ lỡ những động thái quan trọng mà bạn mong đợi.

Không vượt quá rủi ro có thể chấp nhận được

Cần chơi một cách khôn ngoan. Ví dụ: không mạo hiểm hơn 10% danh mục đầu tư của mình.

Bạn phải xác định tỷ lệ phần trăm có thể chấp nhận được của danh mục đầu tư mà bạn sẵn sàng mạo hiểm. Nếu nhà đầu tư ở một vị thế có mức rủi ro vượt mức, thì phải bán gấp các cổ phiếu đó. Nói cách khác, hãy thực hành quản lý rủi ro.

Ch mua c phiếu mnh trong thị trường tăng giá và chỉ bán c phiếu yếu trong thị trường giá xung

Thị trường tăng và giảm đề cập đến các giai đoạn mà giá cổ phiếu nói chung đang tăng hoặc giảm.

Do đó, hãy tập trung mua những cổ phiếu mạnh nhất khi các cổ phiếu này đang trong xu hướng tăng. Trong xu hướng giảm, hãy tập trung bán (bán khống) những cổ phiếu yếu nhất.

Rút tiền mặt sau mỗi giao dịch thành công

Livermore đã có một quy tắc rất có giá trị là rút 50% lợi nhuận sau khi giao dịch thành công. Thời gian để rút tiền là cực kỳ quan trọng. Vì thị trường không thể đoán trước được, bạn luôn có thể mắc sai lầm.

Rút tiền mặt để đảm bảo bạn cảm thấy mình đang kiếm được tiền từ thị trường chứ không chỉ là trò cá cược.

Nhng li dy chính ca Jesse Livermore

  • Đừng nghe lời khuyên về chứng khoán của bất kỳ ai, đặc biệt là báo chí, và hãy xây dựng kiến ​​thức chuyên môn của riêng bạn
  • Luôn theo dõi những cổ phiếu tốt nhất trên thị trường
  • Không bao giờ mua tất cả cổ phiếu với lý do là “không đắt”
  • Đừng để bị lừa bởi những biến động thị trường hàng ngày: những chuyển động cổ phiếu lớn cần có thời gian để phát triển
  • Nghiên cứu câu chuyện: những gì đã xảy ra sẽ xảy ra một lần nữa trên thị trường bởi vì bản chất con người rất ít thay đổi
  • Đặt ra các quy tắc đầu tư của bạn và tuân theo chúng
  • Đầu cơ không được trở thành đầu tư!
  • Đừng bao giờ bán một cổ phiếu vì nó có vẻ đắt!
  • Không bao giờ giảm lỗ bằng cách mua nhiều hơn!
  • Cảm xúc là kẻ thù lớn nhất của nhà đầu tư hoặc nhà đầu cơ!
  • Mơ ước không được ảnh hưởng đến hành động!
***
Jesse Lauriston Livermore là một trong những nhà đầu tư và nhà kinh doanh vĩ đại của thế kỷ 20. Ông còn được mệnh danh là “Con gấu của phố Wall”. Với những người đang học chơi chứng khoán (đặc biệt là những người theo con đường đầu cơ) những bài học đầu tư quý báu của Jesse Livermore rất đáng để bạn tham khảo trên hành trình đầu tư đầy thách thức này.

Cuộc đời thăng trầm của Jesse Livermore: 3 lần phá sản và những pha bán khống ngỡ ngàng
Livermore sinh năm 1877, xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo. Lên 14 tuổi, thay vì đi làm thuê kiếm tiền như ý muốn của cha, Livermore liều lĩnh và đầy quyết tâm đã trốn lên Boston với mong muốn đổi đời. Dưới đây là sơ lược chặng đường hơn 40 năm chơi chứng khoán của Livermore

Khởi đầu với vị trí viết giá chứng khoán lên bảng: Dù mới 14, 15 tuổi, một công ty môi giới chứng khoán nhỏ ở Boston có tên Paine Webber đã nhận Livermore vào vị trí viết giá chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, các loại hàng hoá) bên bảng (board boy). Trong quá trình làm việc, ông ghi chép giá cả và nhận ra rằng giá cả thường thay đổi theo chiều hướng có thể dự đoán. Ông tin tưởng rằng bản thân mình có thể chiến thắng được thị trường để làm giàu. Đây là thời điểm ông bắt đầu học chơi chứng khoán. 

Oanh tạc các quán chợ đen (bucket shop): Bucket shop có thể gọi là các cửa hàng cá cược. Khách hàng đến và đặt cược vào giá thị trường chứng khoán, nhưng không thực sự mua hoặc bán chứng khoán trên một sàn giao dịch được thiết lập. Với mức lượng 5USD/1 tuần, Livermore bắt đầu dành dụm và giao dịch tại các bucket shop, và nhanh chóng kiếm lời đến hơn 60% một ngày. Năm 16 tuổi, ông nghỉ việc tại Paine Webber và trở thành nhà đầu tư toàn thời gian. 

Những tháng ngày sau đó, ông liên tục làm tán gia bại sản các chủ quán bucket shop về tài dự đoán thị trường của mình. Các chủ chợ đen này bắt đầu nhận ra tài năng của Livermore và đuổi ông khỏi quán. Năm 1899, ở tuổi 22, ông đã kiếm được hơn 10,000 USD từ các chợ đen này (ước tính gần 300,000 USD của ngày nay). 

Gia nhập thị trường phố Wall và lần phá sản thứ nhất tại New York. Sau một vài năm học chơi chứng khoán ở chợ đen, năm 1901, ông chuyển tới New York, lấy vợ và giao dịch chính thức tại hãng môi giới Fullerton’s. Tuy nhiên, bảng giá chứng khoán quá điện tín ngày ấy chậm 30-40 phút so với thị trường thật, điều ngày khiến chiến lược đầu cơ của Livermore gặp khó khăn. Áp lực phải kiếm nhiều tiền khiến ông bắt đầu giao dịch cảm tính. 

Ông đã có kỳ vọng vào một đợt sụt giảm mạnh trên thị trường sau một thời gian dài tăng giá, vì vậy ông quyết định bán khống cổ phiếu Northern Pacific trong một cuộc M&A giữa J.P.Morgan&Hill. Thế nhưng trái với kỳ vọng của ông, thị trường tiếp tục tăng giá mạnh mẽ, còn ông không thể kịp cắt lỗ về sự chậm trễ của giao dịch điện tín. Ông phá sản lần đầu tiên.

Nhanh chóng kiếm lại 250,000 USD và anh hùng của cuộc suy thoái 1907: Sau cuộc phá sản lần đầu, ông kiên cường với phố Wall, giao dịch cẩn thận để gỡ lại 50,000USD tài sản ròng. Năm 1906, nhận thấy sự tăng giá phi lý và động thái bán rất mạnh của cổ phiếu đường sắt Union Pacific, ông bán khống ở mức đỉnh 330 USD/cổ phiếu. Ai cũng cho rằng ông điên rồ cho đến khi cổ phiếu này giảm 70% và ông kiếm được hơn 250,000 trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người. 

Đến tháng 10/1907, thị trường chứng khoán Mỹ khủng hoảng, nhiều người nghĩ rằng thị trường đã vĩnh viễn ra đi vì không còn một lực mua nào nữa. J.P.Morgan tập hợp các ông chủ nhà băng và dự định mua lại các ngân hàng yếu kém. Livermore chớp lấy cơ hội này để mua cổ phiếu trên diện rộng, kiếm được 1 triệu USD trong một ngày. 

Bị lừa trong thương vụ bông vải và phá sản lần hai. Kiếm tiền quá dễ, Livermore rơi vào lối sống xa xỉ và giao dịch đầy bất cẩn. Năm 1908, ông bị một tay đầu cơ hàng hoá tên Percy Thomas lừa gạt, khiến ông liên tục mua vào hàng chục tấn ông vải dù trực giác của ông biết nguồn cung đang dư thừa. Cho đến khi mất đến 9/10 tài sản, ông mới trở nên lý trí và tìm đường thoát. Đây là thời điểm đánh dấu lần phá sản thứ hai. 

15 năm trả nợ và nổi tiếng trở lại. Sau thất bại đau đớn, ông chuyển sang Chicago để trốn nợ. Ông được một người giúp đỡ, cho mượn 25,000USD để gỡ gạc. Suốt từ năm 1911 đến 1917, ông chật vật sống qua ngày bằng giao dịch ngắn hạn, quản lý tài khoản giúp người khác. Dần dần, ông trả được hết nợ. Năm 1023, ông lập quỹ đầu cơ riêng, và bí mật viết cuốn sách tiểu sử huyền thoại “Reminiscences of a Stock Operator” (tạm dịch: Hồi tức của một thiên tài đầu tư chứng khoán). Từ năm 1923 đến cuộc Đại khủng hoảng, Livermore đã kiếm hàng chục triệu USD từ đầu cơ hàng hóa như lúa mạch và ngô.

Năm 1929, với sự nhạy bén với tình trạng bong bóng của thị trường, ông quyết định bán khống một lượng lớn cổ phiếu vào tháng 10. Chỉ trong ngày “thứ Ba đen tối”, khi cả nước Mỹ hoảng hoạn, tài sản của ông đạt 100 triệu USD và được mệnh danh là một huyền thoại bán khống lớn nhất bấy giờ. 

Lần phá sản thứ ba và cuối cùng. Không có nhiều thông tin về lần phá sản này. Chỉ biết rằng, ở tuổi 60, ông lại phải công bố phá sản. 

Viết cuốn sách cuối cùng và tự kết liễu cuộc đời. Năm 1940, ông viết cuốn sách nổi tiếng “How to trade in stocks” ngắn gọn và đúc kết nhiều bài học quý báu cho những người chơi chứng khoán. Cùng năm đó, ông tự kết liễu cuộc đời mình ở tuổi 60.
 

Mời các bạn đón đọc Đầu Tư Chứng Khoán Như Thế Nào? của tác giả Jesse Livermore.

Download

Đầu Tư Chứng Khoán Như Thế Nào?

ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI


FULL:


PDF

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

FULL: PDF [toc] Giới thiệu Đầu Tư Chứng Khoán Như Thế Nào? ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI Tweet! Jesse Livermore là ai? Jesse Lauriston Livermore sinh năm 1877. Ông lớn lên trong một gia…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose