Dấu Chân Người Lính – Nguyễn Minh Châu

Dấu Chân Người Lính – Nguyễn Minh Châu

[toc]


Giới thiệu ebook

Dấu Chân Người Lính – Nguyễn Minh Châu


Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ. Lúc bấy giờ những người chiến sĩ bộ binh và cả những người chiến sĩ trinh sát dày dạn và ưa hoạt động nhất của cấp trung đoàn hoặc sư đoàn hãy còn ở tuyến hậu phương. Suốt cả một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp với bìa rừng là bãi lau hoang vu, rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn địch. Suốt cả mùa thu, ở đây còn hết sức yên tĩnh. Trên mặt đất khô ráo đang đón đợi mùa mưa ngàn tới, chỉ có bước chân những đàn voi đi thủng thỉnh xéo nát từng bãi tranh, và báo trước cho chiến dịch sắp mở là bước chân không để lại chút dấu tích của những người lính trinh sát Bộ Tư lệnh chiến dịch và bọn thám báo Mỹ giậm đè lên nhau.

Khuê, chiến sĩ cần vụ của chính ủy trung đoàn 5 đã từng sống trên mảnh đất này suốt từ trận đánh mở màn chiến dịch. Nhưng anh không khỏi bỡ ngỡ mỗi khi có dịp rời khỏi hầm sở chỉ huy, đi trở lại khu rừng trú quân hồi trung đoàn mới từ giã trạm giao liên cuối cùng tận ngoài bờ sông Xê Pôn. Thế là sau một loạt trận đánh, địch đã dự đoán được đôi chút hướng xuất kích của những đơn vị chiến đấu lớn của chúng ta. Chúng rải thuốc độc hóa học và dùng máy bay B.52 rải bom theo lối “rải thảm”. Chỉ có trong vòng nửa tháng, từ khi tiếng súng đầu tiên của ta nổ vào giữa thị trấn, các cánh rừng chung quanh đã quang đi từng vạt, từng vạt cỏ tranh bị thiêu cháy, ở các chân lèn đá và dọc khe suối đã bị phát quang, máy bay trinh sát các loại lượn đi lượn lại thăm dò suốt ngày đêm. Ban đêm từng chùm pháo sáng liên tiếp treo lơ lửng trong bầu sương thăm thẳm trắng rừng trắng núi. Mặc cho máy bay địch trinh sát và bắn phá, dưới mặt đất bộ đội vẫn chen chân nhau đi đông nghìn nghịt. Họ tranh thủ đi nhanh hơn, nhận mặt nhau, chào hỏi nhau. Con đường cứ hình thành dần những khu vực tọa độ (1) của địch. Trên chặng đường đầy cây cối đổ ngả nghiêng, khói bom khét lẹt và đất đỏ lật lên lấp hết cây cối, từng đơn vị cứ đi qua, hết đơn vị này đến đơn vị khác, hết binh chủng này đến binh chủng khác. Ban ngày có những khi máy bay trinh sát không làm nhiệm vụ chỉ điểm cho máy bay phóng pháo, với đôi cánh bằng gỗ dán, nó liệng từng vòng tròn rất hẹp trên từng chỏm cây một. Từ bên thành cửa sổ trống hoác như con mắt mù thò ra một chiếc loa phóng thanh và một giọng nói õng ẹo: Các anh bộ đội Việt cộng dũng cảm! Đây là tiếng nói của người em gái mến thương của các anh. Các anh hãy suy nghĩ mau mau trở về với người em gái mến thương và chính phủ Quốc gia. Các anh sẽ được trọng dụng và chiều chuộng. Em đang trông thấy các anh…

***
Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, quê ở làng Văn Thai, tên nôm là làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Theo lời kể của vợ ông, bà Nguyễn Thị Doanh, tên khai sinh của Nguyễn Minh Châu là Nguyễn Thí. Chỉ tới khi đi học, bố mẹ mới đổi tên cho ông thành Minh Châu. Trong những ghi chép cuối cùng, Ngồi buồn viết mà chơi ông viết trong những ngày nằm viện ở Bệnh viện Quân y 108, Nguyễn Minh Châu tự nhận xét về mình: “Từ lúc còn nhỏ tôi đã là một thằng bé rụt rè và vô cùng nhút nhát. Tôi sợ từ con chuột nhắt cho đến ma quỷ. Sau này lớn lên, đến gần sáu chục tuổi, đến một nơi đông người tôi chỉ muốn lẻn vào một xó khuất và chỉ có như thế mới cảm thấy được yên ổn và bình tâm như con dế đã chui tọt vào lỗ”.

Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng tại Nghệ Tĩnh và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyễn Minh Châu là trợ lý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.

Nguyễn Minh Châu qua đời ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội, thọ 59 tuổi.

Các tác phẩm:

  • Cửa sông (tiểu thuyết, 1967)
  • Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970)
  • Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972)
  • Miền cháy (tiểu thuyết, 1977)
  • Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977)
  • Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982)
  • Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn, 1983)
  • Bến quê (tập truyện ngắn, 1985)
  • Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987)
  • Chiếc thuyền ngoài xa (tập truyện ngắn, 1987)
  • Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (tiểu luận phê bình, 1987)
  • Phiên chợ Giát (truyện vừa, 1988)
  • Cỏ lau (truyện vừa, 1989)
  • Nguyễn Minh Châu toàn tập (Nhà xuất bản Văn Học, 2001)
  • Di cảo Nguyễn Minh Châu (Nhà xuất bản Hà Nội, 2009)

Mời các bạn đón đọc Dấu Chân Người Lính của tác giả Nguyễn Minh Châu.

Download ebook

Dấu Chân Người Lính – Nguyễn Minh Châu


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Dấu Chân Người Lính – Nguyễn Minh Châu Tweet! Nơi đây khi đang mùa thu hãy còn là một cánh rừng già im lìm như ngủ.…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose