Đạo của Vật Lý – Fritjof Capra

Đạo của Vật Lý – Fritjof Capra

[toc]


Giới thiệu ebook

Đạo của Vật Lý – Fritjof Capra


Đây là một khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông. Với cuốn sách này, Giáo sư vật lý Fritjof Capra cho ta có một cái nhìn tổng thể về thành tựu của vật lý học cũng như những tương đồng nổi bật của nó với các triết lý phương Đông.

***

Cuốn sách là bản dịch Việt ngữ của “The Tao of Physics” (‘Đạo Của Vật Lý’) của tác giả Fritjof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo xuất bản năm 1982.

F. Capra sinh năm 1939, là giáo sư ngành vật lý tại các đại học và viện nghiên cứu tiếng tăm tại Mỹ và Anh. Khoảng cuối những năm 60, ông bắt đầu chú ý đến các tương đồng giữa những phát hiện của ngành vật lý hiện đại với quan niệm của những nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo… để đến cuối năm 1974, bản in lần thứ nhất của ‘Đạo Của Vật Lý’ ra đời. Kể từ đó đến nay, khoảng trên một triệu cuốn sách này đã đến tay độc giả với trên mười thứ tiếng khác nhau. Nội dung chủ yếu của cuốn sách là sự trùng hợp về nhận thức luận của nền vật lý hiện đại với đạo học phương Đông, nhất là với Phật giáo.

Đặc trưng của nền vật lý hiện đại trong thế kỷ 20 là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thủy của vật chất, cố tìm ra những “hạt cơ bản” cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa, mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tùy theo cách quan sát của con người.

Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa.

Vì những lẽ đó, trước Capra đã có nhiều nhà vật lý xuất sắc của thế kỷ này đến với triết học, nhất là các nhà sáng lập thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Họ tìm thấy ở triết học phương đông một thế giới quan hết sức phù hợp để soi rọi cho những vấn đề nan giải của vật chất đề ra. Thế nhưng, với cuốn sách này của Capra, ta có một cái nhìn tổng thể về những thành tựu của vật lý học, về những vấn đề lớn hiện nay làm cho vật lý bị giam trong một cuộc khủng hoảng về nhận thức luận, và về những sự tương đồng nổi bật với các triết lý phương Đông.

Với tính cách là một giáo sư vật lý, Capra trình bày được một cách cặn kẽ khúc chiết các vấn đề vật lý. Tác giả cũng trình bày khá sâu và chính xác về các nền đạo học phương Đông như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Lão giáo. Nhờ am hiểu hai nền học thuật đó mà tác giả cuốn sách này mang lại cho người đọc, dù người đó đến từ phương trời nào, rất nhiều điều bổ ích. Người đọc có kiến thức đạo học phương Đông sẽ nhận thấy, đối với luận đề này, triết lý phương Đông còn cống hiến nhiều hơn nữa so với những gì trong sách trích dẫn.

Vì những lẽ đó, người dịch hân hoan giới thiệu với độc giả Việt Nam tập sách quý báu này. Nó dành cho những ai quan tâm đến các vấn đề cơ bản của vật lý, triết học và đạo học. Chắc chắn bản dịch này còn nhiều thiếu sót, người dịch trân trọng cám ơn mọi góp ý phê bình để bản dịch hoàn chỉnh hơn.

***

Một chiều hè nọ, ngồi trên bãi biển, nhìn những đợt sóng đến và cảm thấy nhịp điệu của hơi thở mình, bỗng nhiên tôi ý thức được toàn bộ vùng quanh tôi đang tham gia vào một vũ điệu vĩ đại của vũ trụ.

Cách đây năm năm, tôi có một kinh nghiệm tuyệt đẹp, nó đã đưa tôi đến với việc viết cuốn sách này. Một buổi chiều hè nọ, ngồi trên bãi biển, nhìn những đợt sóng đến và cảm thấy nhịp điệu của hơi thở mình, bỗng nhiên tôi ý thức toàn bộ vùng quanh tôi đang tham gia vào trong một vũ điệu vĩ đại của vũ trụ. Là một nhà vật lý, tôi biết cát, đá, nước và không khí quanh mình đều được cấu tạo bằng phân tử và nguyên tử, chúng đang dao động, bản thân chúng được các hạt nhỏ hơn tạo thành. Các hạt đó cũng đang tương tác lẫn nhau để sinh ra và hủy diệt các hạt khác. Tôi cũng biết bầu khí quyển địa cầu liên tục bị vô số những tia vũ trụ tràn ngập, chúng là những hạt mang năng lượng lớn đang chịu đủ thứ va chạm khi đi vào khí quyển. Tôi đã biết tất cả mọi thứ đó trong lúc nghiên cứu ngành vật lý cao năng lượng, nhưng tới bây giờ, tôi chỉ biết chúng thông qua biểu đồ và lý thuyết toán học. Lúc ngồi trên bãi biển, kinh nghiệm ngày trước hầu như sống lại; tôi “thấy” năng lượng tràn như thác đổ từ không gian xuống, trong đó bao nhiêu hạt được tạo thành, bao nhiêu hạt bị hủy diệt, trong một sức mạnh nhịp nhàng; tôi “thấy” nguyên tử của các nguyên tố và của cả thân tôi tham gia vào vũ điệu năng lượng này của vũ trụ; tôi cảm nhận được nhịp độ của nó và nghe được âm thanh của chúng, và ngay lúc đó, tôi biết đó là vũ điệu của Shiva, vị thần nhảy múa được Ấn Độ giáo tôn thờ.

Tôi đã đi suốt một đoạn đường dài học tập trong vật lý lý thuyết và trải qua nhiều năm nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng rất quan tâm đến đạo học phương Đông và đã bắt đầu thấy những tương đồng với vật lý hiện đại. Đặc biệt, tôi bị những khía cạnh khác nhau của Thiền tông thu hút mạnh mẽ, nó làm tôi nhớ đến những bí ẩn của lý thuyết lượng tử. Tuy thế, liên hệ hai cái đó lại với nhau trước hết nó là một bài toàn thuần túy tri thức. Muốn vượt qua khoảng cách giữa tư duy lý luận phân tích và thực chứng của tri kiến thiền định, trước sau đều rất khó cho tôi.

Mới đầu, tôi dùng “Power Plants” để tự giúp mình, đó là phép giúp cho tư tưởng tự do luôn tuôn trào; để cho tri kiến tâm linh tự thành hình không chút cố gắng, chúng xuất phát từ tầng sâu của ý thức. Tôi nhớ lại kinh nghiệm của lần đầu áp dụng phép này. Sau bao năm chuyên tư duy theo cách phân tích chi li, nó đến một cách choáng ngợp làm tôi tuôn trào nước mắt, và lúc đó, như Castaneda, tôi ghi lại cảm nghĩ của mình trên một mảnh giấy.
Về sau, chứng nghiệm về vũ điệu Shiva đến với tôi mà tôi đã cố gắng giữ lại trong một bức hình. Nhiều chứng thực tương tự như thể theo đuổi tôi, từng bước giúp tôi nhận ra rằng, một thế giới quan đang bắt đầu thành hình vật lý hiện đại, nó hết sức hài hòa với nền minh triết cổ đại phương Đông. Qua nhiều năm ghi chép lại và viết nhiều bài khảo cứu về sự tương đồng khám phá được, cho đến ngày hôm nay tôi tổng hợp mọi kinh nghiệm của mình trong cuốn sách này.

Cuốn sách này nhắm chung đến người đọc quan tâm đến đạo học phương Đông, người đó không nhất thiết phải biết gì về vật lý. Tôi cố gắng trình bày các khái niệm và lý thuyết của vật lý hiện đại mà không kèm theo toán học và trong một ngôn ngữ không quá chuyên môn, mặc dù một vài chương có thể khó đọc cho độc giả không chuyên ngành khi đọc lần đầu. Các thuật ngữ tôi dùng đều được định nghĩa khi chúng xuất hiện lần đầu.
Trong số các độc giả, tôi cũng hy vọng tìm được nhiều nhà vật lý có quan tâm đến khía cạnh triết học của ngành vật lý, nhưng chưa có dịp tiếp xúc với các triết học tôn giáo phương Đông. Họ sẽ thấy đạo học phương Đông sẽ cung cấp một khung cảnh nhất quán và tuyệt đẹp, nó ăn khớp với những lý thuyết tiến bộ nhất của chúng ta về thế giới lý tính.

Về nội dung cuốn sách, có thể độc giả sẽ thấy sự trình bày tư tưởng khoa học và đạo học bên nhiều bên ít khác nhau. Xuyên qua cuốn sách, có thể kiến thức của người đọc về vật lý tăng lên liên tục, nhưng sự tiến bộ tương tự về đạo học phương Đông có lẽ sẽ không bao nhiêu. Điều này hình như không tránh khỏi, vì trên tất cả mọi thứ, đạo học là một kinh nghiệm thực chứng, không thể học hỏi từ trong sách vở. Người ta chỉ chứng nghiệm một tri kiến sâu xa về một truyền thống đạo học khi ta tinh tấn tu dưỡng trong đó. Điều mà tôi mong muốn làm được là cho thấy rằng một sự quyết tâm tinh tấn như thế sẽ được thưởng xứng đáng.
Khi viết cuốn sách này, bản thân sự hiểu biết của tôi về tư tưởng phương Đông cũng được đào sâu đáng kể. Được như thế, tôi rất mang ơn hai vị đến từ phương Đông. Tôi cảm tạ sâu xa Phiroz Mehta, người đã mở mắt cho tôi thấy nhiều khía cạnh của đạo học Ấn Độ, và với thầy dạy Thái Cực của tôi Liu Hsiu Ch’i đã đưa tôi vào Lão giáo.

Không thể kể hết nơi đây tên của từng người – khoa học, nghệ sĩ, sinh viên và bè bạn – đã giúp tôi phát biểu ý niệm của mình trong các cuộc thảo luận đầy gợi hứng. Thế nhưng, tôi thấy phải có lời cảm tạ đặc biệt đến Graham Alexander, Johathan Ashmore, Stratford Caldecott, Lyn Gambles, Sonia Newby, Ray Rivers, Joel Scherk, George Sudarshan và – không kém quan trọng – Ryan Thomas.
Cuối cùng, tôi cảm thấy nặng nợ với bà Pauly Bauer – Ynnhof tại Vienna vì sự hỗ trợ tài chính hào phóng của bà tại thời điểm mà người ta cần đến nhất.

London, tháng 12. 1974
Fritjof Capra

Mời các bạn đón đọc Đạo của Vật Lý của tác giả Fritjof Capra.

Download ebook

Đạo của Vật Lý – Fritjof Capra


FULL:


AZW3


EPUB


PDF


PRC

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Đạo của Vật Lý – Fritjof Capra Tweet! Đây là một khám phá mới về sự tương đồng giữa vật lý hiện đại và đạo học…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose