Con Đường Da Cam – David Zierler

Con Đường Da Cam – David Zierler

[toc]


Giới thiệu ebook

Con Đường Da Cam – David Zierler


Chất độc da cam là cụm từ không xa lạ với người dân Việt Nam dù chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm. Không như nhiều tư liệu khác tập trung vào hậu quả các nạn nhân phải gánh chịu, cuốn Con đường da cam tiếp cận vấn đề này từ góc nhìn khoa học lẫn chính trị, phản ánh nguồn gốc, cơ chế hủy diệt thực vật của loại thuốc này, quá trình sản xuất và đưa vào sử dụng thuốc, phong trào phản đối sử dụng chất độc da cam của các nhà khoa học Mỹ cũng như ảnh hưởng của nó trong bối cảnh chiến tranh lạnh và phong trào bảo vệ môi trường ngày càng tăng.

Do tác giả – nhà nghiên cứu David Zierler lấy tư liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu, các bộ sưu tập dữ liệu hiếm và tài liệu an ninh quốc gia mới nhất, nên Con đường da cam tuy mang màu sắc học thuật nhưng không khô khan mà ngược lại vô cùng sống động với ảnh minh họa cùng nhiều chi tiết rất thực và mới lạ, kịch tính về “hậu trường chính trị” và phong trào phản chiến đương đại: Hành động rải thuốc diệt cỏ tại Việt Nam đã làm sản sinh ra một thuật ngữ mới ngành môi trường, đó là gì? Vai trò của tổng thống Kennedy, Johnson và ông Ngô Đình Diệm trong chiến dịch rải thuốc diệt cỏ? Những chuyến khảo sát thực địa của đoàn khoa học Mỹ tới vùng rải thuốc đã nhìn thấy gì? Chính trường quốc tế tận dụng “con bài chiến tranh Việt Nam” này ra sao?

Con đường da cam không phải một cuốn sách giải trí nhẹ nhàng, nhưng các độc giả coi “sách là cánh cửa mở ra chân trời mới” chắc chắn tìm thấy ở tác phẩm này một công trình nghiên cứu nghiêm túc, đậm đặc thông tin và trên hết, cực kỳ lôi cuốn.

***
CÁNH CỬA MỞ RỘNG
 
Tủ sách hợp tác giữa
nhà toán học Ngô Bảo Châu,
nhà văn Phan Việt
với Nhà xuất bản Trẻ
 
Tủ sách CÁNH CỬA MỞ RỘNG được thực hiện nhằm mục đích giới thiệu những đầu sách có giá trị của thế giới và trong nước đến bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là bạn đọc trẻ, góp phần thúc đẩy việc đọc sách, tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và những giá trị sống. Các tựa sách trong tủ do nhà toán học Ngô Bảo Châu và nhà văn Phan Việt tuyển chọn và giới thiệu.

Tủ sách được phân thành ba mảng: văn học, khoa học xã hội – kinh tế, và khoa học tự nhiên; trước mắt cấu tạo tủ sách gồm 80% các sách có khả năng tiếp cận đông đảo bạn đọc và 20% cho các sách chuyên ngành.

***
Cuốn sách này bắt đầu từ hành trình đi tìm một đề tài cho luận văn tiến sĩ của tôi tại đại học Temple (Mỹ). Vào thời điểm đó, tôi quan tâm đến giao điểm của hai chủ đề lớn: quan hệ quốc tế và các vấn đề môi trường. Đề tài Chất độc da cam là lựa chọn hoàn hảo, và điều đáng ngạc nhiên – cũng là lý do “bật đèn xanh” cho tôi bắt tay vào nghiên cứu – chính là việc có quá ít tài liệu viết về đề tài này.

Cá nhân tôi thực sự biết rất ít về Chất độc da cam, vì thế tôi bắt đầu bằng việc đọc thật rộng về những gì đã được viết về đề tài này. Không lâu sau đó, tôi chọn được hướng tiếp cận đề tài khi được biết về sự kiện một nhóm các nhà khoa học hàn lâm Mỹ đã phản đối sử dụng chiến tranh chất độc trừ cỏ tại Việt Nam trong những năm 60, dựa trên những quan ngại về môi trường, nhân quyền và luật quốc tế. May mắn là tôi đã phỏng vấn được tất cả các thành viên trong nhóm này trừ tiến sĩ Bert Pfeiffer vì ông đã qua đời trước đó vài năm. Dù vậy, tôi đã phỏng vấn được vợ ông, và được tiếp cận trọn bộ văn bản của tiến sĩ Pfeiffer trong đó chứa rất nhiều thông tin quí giá.

Trước khi sang Việt Nam thu thập tài liệu vào tháng 8.2007, tôi e ngại những nỗ lực của mình sẽ vấp phải những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa, cộng thêm sự e dè có thể có trong việc thảo luận về một đề tài đã từng và vẫn đang là đề tài đau thương của Việt Nam. Khi sang đến nơi, tôi ngỡ ngàng và rất mừng khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người tôi có dịp tiếp xúc, từ những quan chức sẵn sàng trò chuyện “không chính thức”, đến những cán bộ quản lý những vùng đất bị rải Chất độc da cam nặng nề, đến nhiều học giả và nhà khoa học đến giờ vẫn kiên định trong việc tìm con đường hàn gắn điều mà nhiều người gọi là “vết thương cuối cùng” của cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam. Điều mà tôi từng lo sẽ là cản ngại lớn nhất lại trở thành giai đoạn trôi chảy và dễ chịu nhất của hành trình nghiên cứu của mình. Trong khi đó, thử thách lớn nhất lại là làm thế nào để sắp xếp lại toàn bộ lượng tài liệu và thông tin ngồn ngộn mà tôi thu thập được trong suốt một năm điền dã.

… Cuối cùng, sau 5 năm làm việc, hàng chục ngàn trang tài liệu nghiên cứu, với tất cả những hy sinh mà vợ tôi đã dành cho tôi trong suốt hành trình, mọi thứ đã dồn lại trong cuốn sách nhỏ bé này… Với những bạn đọc bản dịch tiếng Việt, tôi muốn gửi gắm rằng việc chuyển ngữ và xuất bản cuốn sách này, với tôi, là thành tựu tối hậu của toàn bộ hành trình nghiên cứu của mình. Mặc dù cuốn sách tập trung nhiều vào chính sách và những nhân vật lịch sử, trên thực tế đây là câu chuyện về Việt Nam – về đất nước và con người Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, tôi đã nỗ lực hết mình để tìm hiểu, ghi nhận và tôn trọng góc nhìn của Việt Nam về đề tài khó khăn và đau lòng này. Tôi mong rằng, với bản dịch này, độc giả Việt Nam sẽ có thêm một góc nhìn về những gì đã diễn ra trong lòng nước Mỹ vào thời điểm đó, và biết thêm những thông tin lịch sử mà cho đến nay chưa được cung cấp rộng rãi.

Nếu tôi có thể tặng lại dù chỉ là một phần nhỏ của những gì mà tôi đã học hỏi được từ con người Việt Nam và tài liệu của Việt Nam trong những năm qua, tôi coi như mình đã đóng góp được một phần hữu dụng. Tôi thực sự cảm kích vì được có cơ hội giới thiệu những gì mình đã nghiên cứu được với bạn đọc Việt Nam, và mong nhận được phản hồi từ phía bạn đọc khi cuốn sách được phát hành.

David Zierler, tháng 11-2012
(Cam Ly chuyển ngữ)

Mời các bạn đón đọc Con Đường Da Cam của tác giả David Zierler.

Download ebook

Con Đường Da Cam – David Zierler


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Con Đường Da Cam – David Zierler Tweet! Chất độc da cam là cụm từ không xa lạ với người dân Việt Nam dù chiến tranh…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close