Chút Ân Tình Mong Manh
[toc]
Giới thiệu ebook
Chút Ân Tình Mong Manh
Chút Ân Tình Mong Manh là tập truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn gồm có:
- THỜI VẬN
- BÊN HÀNH LANG TÒA ÁN
- CHÚT ÂN TÌNH MONG MANH
- LẠ GIƯỜNG
- MÓN QUÀ CUỐI NĂM
- CHUYỆN CŨ
***
CHÚT ÂN TÌNH MONG MANH
Chiến tranh xô đẩy hàng trăm người bỏ nông thôn về thành thị. Vào những năm giữa thập niên 60, khi thời kỳ ổn định của Đệ nhất Cộng hoà đã tan biến, lúc đồng minh ào ạt đổ quân sang và những khu vực xôi đậu nhanh chóng mất hết “xôi” để chỉ còn toàn là “đậu”, bất đắc dĩ trở thành các vùng oanh kích tự do của không lực, thì bao nhiêu dân quê đã phải gạt nước mắt giã từ ruộng vườn.
Về thành, đối với họ là một quyết định hết sức bi thảm, bởi nhịp sống tranh đua làm họ choáng ngộp. Nhưng họ không có chọn lựa nào khác. Phần lớn đành theo bước chân cán bộ xã hội, chui vào những trại tiếp cư xây cất vội vã, mong manh hy vọng chiến cuộc một ngày sẽ chấm dứt để được trở lại với không khí thoáng mát của ruộng vườn. Nhưng cũng có người chịu không nổi sự tù túng của chúng cư, hoặc muốn nhân cơ hội đã đặt chân tới đô thì, khao khát một đổi thay lớn hơn, nhanh hơn, đã bung ra ngoài tự tìm sinh kế với niềm tin tạo dựng một cuộc đời mới khá hơn. Hường nằm trong trường hợp đó, mặc dầu năm ấy cô còn khá trẻ, chưa đến hai mươi.
Goá chồng lúc còn rất trẻ, mẹ Hường đi thêm bước nữa, cho Hường thêm hai đứa em rồi cũng nằm xuống. Người cha ghẻ mà nàng kêu bằng dượng xem chừng còn sung sức lắm, nhưng thay vì xông xáo kiếm thêm bà vợ nữa cho khuây khoả, thì ông có vẻ chỉ thích cây nhà lá vườn, cứ lẩn quẩn tìm cách gỡ gạc Hường. Căn nhà tôn bộ xã hội cấp phát cho nạn nhân chiến cuộc, dĩ nhiên diện tích rất khiêm tốn, đi ra đi vào Hường đều chạm mặt ông, không cách nào tránh cho thoát. Hường gọi riêng hai đứa em cùng mẹ khác cha ra chỗ vắng, dặn dò vài câu rồi quơ vội mấy bộ quần áo, nhét vào giỏ ni lông, rươm rướm nước mắt bỏ đi. Vốn liếng cô mang theo là con số không về mọi mặt. Tiền bạc, chữ nghĩa, nghề nghiệp và ngay cả cái nhan sắc ngoại ô của cô, không thứ nào có thể giúp cô làm hành trang đơn độc bước vào đời.
Hường ngồi tại bùng binh chợ Bến Thành hai ngày một đêm, ăn hết mấy ổ bánh mì và uống hàng lít nước phông tên, thì có bà khách bộ hành sang trọng dừng lại hỏi thăm rồi đón cô về nhà làm người giúp việc. Bước đầu như thế cũng là tốt rồi. Cái nghề ở đợ đang thịnh hành trong thành phố, tất nhiên chẳng vinh quang gì, nhưng nhất thời cho Hường chỗ ăn chỗ ngủ, khỏi giãi nắng giầm mưa, tháng tháng lại được trả lương ba ngàn đồng. Hường thấy tạm hài lòng và không toan tính gì xa hơn hiện tại.
Không khí thị thành làm Hường biến đổi bề ngoài rất nhanh. Nước da đen xạm vì gió nắng, vì nước phèn, chỉ vài tháng đã nhả hết, trả lại cho Hường cái vẻ tươi nhuận của một người ngồi trong bóng mát. Nhà rất ít người, mà bà chủ dường như có căn tu, suốt ngày thắp nhang khấn vái, nói năng cư xử với Hường như con em ruột thịt trong gia đình khiến Hường càng ra sức tận lực để đền đáp.
Nhưng chuyện đời vẫn thế, hễ được vợ thì hỏng chồng! Ông chủ từ ngày có Hường, mắt hau háu sáng rực trên khuôn mặt thịt tròn như cái đĩa. Những chiều buồn len lén tâm tư, khi bà vợ lên lầu tụng kinh gõ mõ, ông hay quấn quít bên Hường, gạ cái này, đòi cái kia, nhắc Hường hình ảnh người cha ghẻ mà giờ này chắc vẫn còn đang thao thức ở trại tạm cư, mong ngày Hường trở lại.
Đi ở gặp chủ dê là việc bình thường, trong thiên hạ chuyện này chẳng đáng gọi là ‘‘cổ lai hi”, nhưng Hường chịu không được. Nán lại đây cố chịu đấm ăn xôi thì sợ sẽ có ngày lớn chuyện. Mà tố giác với bà chủ thì tội nghiệp người đàn bà nhân đức. Hường đành một lần nữa ra đi, để lại nỗi luyến tiếc cho cả hai vợ chồng.
Cô chuyển sang một gia đình thanh bạch hơn, chồng làm công chức, vợ buôn vải ngoài chợ, ba đứa con đều chưa qua bậc tiểu học. Mỗi ngày nấu hai bữa cơm, giặt thau quần áo và quét dọn trong nhà ngoài sân, là kể như xong bổn phận. Chỉ có điều là lúc này Hường ngờ vực tất cả đàn ông trong thiên hạ, nên rất dè dặt mỗi khi ở một mình bên cạnh ông chủ mới. Nhưng lần này cô lầm. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ ông này sẽ giở thói xàm xỡ. Mặt ông nghiêm và buồn kinh niên, hay đúng hơn là buồn ngủ, bởi ông hay thức khuya đánh bài. Mang trong người chất đam mê đỏ đen ấy, ông vắng nhà thường xuyên, ngày đi làm, đêm đi chơi. Chỉ khi nào thua nhiều quá, ông mới gây sòng tại nhà để lấy xâu gỡ lại. Nhất nuôi cá nhì gá bạc! Chứa bài nếu biết tính toán là cách làm giàu rất nhanh. Nhưng đối với ông chả ăn thua gì, bởi tiền xâu đặt đâu thua đấy! Thành ra lúc nào trông ông cũng lừ đừ mệt mỏi.
Một hôm Hường đi chợ về, ngạc nhiên thấy hai vợ chồng đang lục lọi quần áo, đồ đạc của Hường để trong hai cái túi xách nhỏ. Bà chủ lật tung cả chiếc chiếu trên giường Hường, tháo áo gối ra xem xét, và moi móc từng cạnh trong căn phòng riêng mà Hường vẫn nằm ngủ. Hai vợ chồng túm lấy Hường, tra hỏi về tội ăn cắp. Cái lắc bằng vàng y nặng một lượng, mới hôm qua còn nguyên trong tủ, nằm gọn ghẽ dưới xấp vải nhung, bây giờ ông chủ mở ra thì lắc vàng không cánh mà bay! Thủ phạm không thể là ai khác ngoài Hường. Ba đứa con còn nhỏ, không mở nổi cánh tủ và cũng chưa đứa nào biết tiêu tiền, chúng lấy trộm để làm gì! Hường tái mặt khoanh tay
đứng nép vào góc, nước mắt chảy quanh. Bà chủ vừa dỗ vừa dọa, lúc gay gắt lúc dịu ngọt, hy vọng nếu Hường chưa đem bán thì trả lại cho bà. Nhưng ông chồng thì không kiên nhẫn được như vậy. Người hiền thì lại hay cục! Ông túm lấy Hường, đưa ngay ra cảnh sát. Nét mặt dịu dàng và ngái ngủ thường nhật của ông đã hoàn toàn biến mất, để hiện nguyên hình là một kẻ nóng nảy gần như tàn ác.
Hường bị nhốt một đêm, rồi bà chủ ra lãnh về. Giam Hường không có lợi. Thà đưa về đem tình cảm ra mà thuyết, biết đâu Hường chẳng yếu lòng thú nhận. Nhưng bà nói hết lời, thậm chí hăm dọa bỏ tù, Hường cũng vẫn một mực không nhận. Hường van lạy thề thốt, rồi cuối cùng để cảm thông sự mất mát của gia chủ, cô xin ở lại giúp việc sáu tháng không lương. Bà chủ đã toan xiêu lòng. Nhưng ông chồng hầm hầm quăng trả thẻ căn cước và bảo cô khăn gói ra khỏi nhà ngay lập tức. Hường gạt nước mắt giã từ, chỉ hận là sẽ mãi mãi ôm theo nỗi oan ức không cách nào giãi bày được.
Nhưng thực sự Hường lầm! Ít ra trong hai người, có ông chủ biết rõ cô hoàn toàn vô tội, bởi chính ông lấy cái lắc vàng đem bán, trả món nợ ông đánh phé gặp vận đen. Lòng ông không muốn, nhưng không vùng vằng đổ tội cho Hường thì đời ông khó sống dưới bàn tay sắt bọc nhung của bà vợ. Ông đứng trên lầu nhìn theo bóng Hường thất thểu ra đi mà lòng quặn thắt. Thôi thì non nước còn dài. Nếu mai kia có tình cờ gặp lại, ông sẽ đền bù cho Hường cách khác. Ông thở dài tự an ủi rồi phóng xe đi đánh bài tiếp.
Lần này, Hường không đi ở cho người ta nữa. Nghề ấy có lẽ không hợp với cô, phải đổi con đường sinh nhai khác. Nhân có người bạn cũ rủ rê, Hường gia nhập đội ngũ gái giang hồ, bước đầu tập sự rước khách ở Gò Vấp. Cô ngạc nhiên và vui mừng vì ngay những ngày đầu nhập môn, đã thấy nghề này coi bộ không vất vả lắm như cô hình dung trước đây. Tiền chia tứ lục, ngồi mát ăn bát… mì, nhàn hơn cả đi ở đợ. Khi đã bắt đầu dày dạn, ra đường không còn phải cúi mặt nữa, Hường luân phiên di chuyển đến những cứ điểm mới như cầu Hàng, Tân Bình, Lê Văn Duyệt…v..v.. để lúc nào cô cũng là khuôn mặt mới đối với khách tìm hoa.
Quân đội đồng minh đổ vào càng ngày càng đông, làm nảy sinh những dịch vụ kinh tế phức tạp chỉ có trong xã hội thời chiến. Giống như giới xích lô và taxi, một số gái làng chơi quyết định chỉ kén khách ngoại quốc để nhận thù lao cao gấp bội người bản xứ. Hường cũng nằm trong số đó. Cô đổi vùng hoạt động, bỏ Xóm Mới xuống Biên Hoà, nhắm vào thị trường khổng lồ tại căn cứ Long Bình. Anh ở thành Sơn chạy giặc về. Em từ… Xóm mới cũng ra đi! Mọi việc xuôi chèo mát mái được khoảng hai năm thì Hường có bầu mà dĩ nhiên không biết ai là tác giả. Đồng nghiệp có người khuyên Hường phá thai. Tú bà lại càng hối thúc dữ dội, bởi dưới con mắt chuyên nghiệp, bà biết Hường chưa đến nỗi phế thải, ít lắm cũng còn mang lại lợi tức cho bà khoảng hai ba năm nữa. Nhưng Hường sợ lắm, không dám dứt khoát. Rồi cứ lần lữa mãi cho đến khi cái thai lớn quá, muốn đẩy ra cũng muộn mất rồi, đành nằm nhà chờ ngày sinh nở rồi tính sau.
Chín tháng mười ngày, Hường vào nhà hộ sanh tư ở Tam Hiệp, cho ra đời đứa bé trai hơn bốn ký, góp mặt với nhân loại đau khổ. Sinh nở lần đầu nhưng tương đối dễ dàng, mẹ tròn con vuông, không có gì trắc trở. Duy chỉ có điều đáng nói là lúc mang bầu, hình như Hường uống nhiều cà phê và coca quá, cho nên thằng nhỏ đen thui như cột nhà cháy! Con nào thì cũng yêu thương cả, dù Mỹ đen hay Mỹ trắng. Chỉ khổ một nỗi là ở vào hoàn cảnh Hường, vác đứa bé kè kè bên nách thì còn làm ăn gì được! Hường đành gạt nước mắt giao con cho cô nhi viện, ở đó có những nữ tu Công giáo ngày ngày chăm sóc đàn trẻ bơ vơ. Thằng bé khai sinh theo họ mẹ, được các bà sơ cho rửa tội, lấy tên một vị thánh da đen là Martin làm bổn mạng và các dì gọi nó là Thiện, Martin Huỳnh văn Thiện, hàm ý nhắc nhở nó mai này lớn lên phải sống theo con đường lành.
Hường nghỉ hộ sản mấy tháng rồi lại quay về nghề cũ. Cô nhìn đăm đăm những người lính da đen đến với cô, cố để ý xem có gã nào hao hao giống gương mặt thằng con mình chăng, nhưng đành chịu, bởi da đen người nào cũng tương tự như nhau, khó mà phân biệt nổi! Mà cũng chẳng cần. Bởi cô có nuôi nó nữa đâu! Cô trở lại thăm hai ba lần, hững hờ nhận tờ giấy khai sinh nhét vào bóp, rồi từ đó hai mẹ con không gặp nhau nữa.
Martin Huỳnh văn Thiện lớn nhanh hơn đám trẻ cùng tuổi, mặt mũi tuy đen đủi nhưng tính nết rất hiền lành, suốt ngày chỉ nhe hàm răng trắng nhởn, cười cười với bất cứ ai đến gần. Chưa biết đọc biết viết, nó đã thuộc lòng khá nhiều kinh bổn và thuần thục sống theo khuôn mẫu nề nếp của cô nhi viện, làm hài lòng những người bỏ công chăm sóc nó. Chỉ có là điều là chung quanh Thiện, những đứa trẻ thuần chủng đều nhìn nó bằng ánh mắt chế giễu, xúm nhau chọc ghẹo, gọi nó là “Tây đen rạch mặt” hoặc “anh Bảy Chà kem Hynos”. Dĩ nhiên nó cũng biết buồn, bởi thấy mình lạc loài không giống ai. Nhưng bản tính bẩm sinh rụt rè, thà chịu lép vế chứ không gây gổ với lũ trẻ trêu chọc, dù nó to xác hơn. Những khi bị bạn bè chọc ghẹo quá trớn, nó chỉ biết tủi thân bày tỏ sự lẻ loi của mình với các dì phước để mong nhận một lời bênh vực hay an ủi. Hạn hữu lắm, khi có đoàn xe lính Mỹ đi ngang, trong đó nổi bật vài quân nhân da đen, thể nào cũng có đứa hỏi nó:
– Mày coi kỹ xem, ông nào là ba mày?
Chính những lúc ấy là giây phút mà thằng Thiện nôn nao hơn cả. Dù chưa hiểu rõ cuộc đời, nhưng chỉ căn cứ trên những chọc ghẹo của bạn bè, nó cũng mơ hồ biết mình không thuộc về mảnh đất Việt Nam này. Mẹ nó là ai, nó không hình dung được, dù chỉ mờ nhạt. Cha nó lại càng bí mật. Một người lính nào đó có thể đã về Mỹ, hoặc đã chết trận từ lâu, để lại mình nó mang nỗi buồn sắc tộc lạ hoắc trong xã hội này.
Chiến tranh xô đẩy hàng trăm người bỏ nông thôn về thành thị. Vào những năm giữa thập niên 60, khi thời kỳ ổn định của Đệ nhất Cộng hoà đã tan biến, lúc đồng minh ào ạt đổ quân sang và những khu vực xôi đậu nhanh chóng mất hết “xôi” để chỉ còn toàn là “đậu”, bất đắc dĩ trở thành các vùng oanh kích tự do của không lực, thì bao nhiêu dân quê đã phải gạt nước mắt giã từ ruộng vườn.
Về thành, đối với họ là một quyết định hết sức bi thảm, bởi nhịp sống tranh đua làm họ choáng ngộp. Nhưng họ không có chọn lựa nào khác. Phần lớn đành theo bước chân cán bộ xã hội, chui vào những trại tiếp cư xây cất vội vã, mong manh hy vọng chiến cuộc một ngày sẽ chấm dứt để được trở lại với không khí thoáng mát của ruộng vườn. Nhưng cũng có người chịu không nổi sự tù túng của chúng cư, hoặc muốn nhân cơ hội đã đặt chân tới đô thì, khao khát một đổi thay lớn hơn, nhanh hơn, đã bung ra ngoài tự tìm sinh kế với niềm tin tạo dựng một cuộc đời mới khá hơn. Hường nằm trong trường hợp đó, mặc dầu năm ấy cô còn khá trẻ, chưa đến hai mươi.
Goá chồng lúc còn rất trẻ, mẹ Hường đi thêm bước nữa, cho Hường thêm hai đứa em rồi cũng nằm xuống. Người cha ghẻ mà nàng kêu bằng dượng xem chừng còn sung sức lắm, nhưng thay vì xông xáo kiếm thêm bà vợ nữa cho khuây khoả, thì ông có vẻ chỉ thích cây nhà lá vườn, cứ lẩn quẩn tìm cách gỡ gạc Hường. Căn nhà tôn bộ xã hội cấp phát cho nạn nhân chiến cuộc, dĩ nhiên diện tích rất khiêm tốn, đi ra đi vào Hường đều chạm mặt ông, không cách nào tránh cho thoát. Hường gọi riêng hai đứa em cùng mẹ khác cha ra chỗ vắng, dặn dò vài câu rồi quơ vội mấy bộ quần áo, nhét vào giỏ ni lông, rươm rướm nước mắt bỏ đi. Vốn liếng cô mang theo là con số không về mọi mặt. Tiền bạc, chữ nghĩa, nghề nghiệp và ngay cả cái nhan sắc ngoại ô của cô, không thứ nào có thể giúp cô làm hành trang đơn độc bước vào đời.
Hường ngồi tại bùng binh chợ Bến Thành hai ngày một đêm, ăn hết mấy ổ bánh mì và uống hàng lít nước phông tên, thì có bà khách bộ hành sang trọng dừng lại hỏi thăm rồi đón cô về nhà làm người giúp việc. Bước đầu như thế cũng là tốt rồi. Cái nghề ở đợ đang thịnh hành trong thành phố, tất nhiên chẳng vinh quang gì, nhưng nhất thời cho Hường chỗ ăn chỗ ngủ, khỏi giãi nắng giầm mưa, tháng tháng lại được trả lương ba ngàn đồng. Hường thấy tạm hài lòng và không toan tính gì xa hơn hiện tại.
Không khí thị thành làm Hường biến đổi bề ngoài rất nhanh. Nước da đen xạm vì gió nắng, vì nước phèn, chỉ vài tháng đã nhả hết, trả lại cho Hường cái vẻ tươi nhuận của một người ngồi trong bóng mát. Nhà rất ít người, mà bà chủ dường như có căn tu, suốt ngày thắp nhang khấn vái, nói năng cư xử với Hường như con em ruột thịt trong gia đình khiến Hường càng ra sức tận lực để đền đáp.
Nhưng chuyện đời vẫn thế, hễ được vợ thì hỏng chồng! Ông chủ từ ngày có Hường, mắt hau háu sáng rực trên khuôn mặt thịt tròn như cái đĩa. Những chiều buồn len lén tâm tư, khi bà vợ lên lầu tụng kinh gõ mõ, ông hay quấn quít bên Hường, gạ cái này, đòi cái kia, nhắc Hường hình ảnh người cha ghẻ mà giờ này chắc vẫn còn đang thao thức ở trại tạm cư, mong ngày Hường trở lại.
Đi ở gặp chủ dê là việc bình thường, trong thiên hạ chuyện này chẳng đáng gọi là ‘‘cổ lai hi”, nhưng Hường chịu không được. Nán lại đây cố chịu đấm ăn xôi thì sợ sẽ có ngày lớn chuyện. Mà tố giác với bà chủ thì tội nghiệp người đàn bà nhân đức. Hường đành một lần nữa ra đi, để lại nỗi luyến tiếc cho cả hai vợ chồng.
Cô chuyển sang một gia đình thanh bạch hơn, chồng làm công chức, vợ buôn vải ngoài chợ, ba đứa con đều chưa qua bậc tiểu học. Mỗi ngày nấu hai bữa cơm, giặt thau quần áo và quét dọn trong nhà ngoài sân, là kể như xong bổn phận. Chỉ có điều là lúc này Hường ngờ vực tất cả đàn ông trong thiên hạ, nên rất dè dặt mỗi khi ở một mình bên cạnh ông chủ mới. Nhưng lần này cô lầm. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ ông này sẽ giở thói xàm xỡ. Mặt ông nghiêm và buồn kinh niên, hay đúng hơn là buồn ngủ, bởi ông hay thức khuya đánh bài. Mang trong người chất đam mê đỏ đen ấy, ông vắng nhà thường xuyên, ngày đi làm, đêm đi chơi. Chỉ khi nào thua nhiều quá, ông mới gây sòng tại nhà để lấy xâu gỡ lại. Nhất nuôi cá nhì gá bạc! Chứa bài nếu biết tính toán là cách làm giàu rất nhanh. Nhưng đối với ông chả ăn thua gì, bởi tiền xâu đặt đâu thua đấy! Thành ra lúc nào trông ông cũng lừ đừ mệt mỏi.
Một hôm Hường đi chợ về, ngạc nhiên thấy hai vợ chồng đang lục lọi quần áo, đồ đạc của Hường để trong hai cái túi xách nhỏ. Bà chủ lật tung cả chiếc chiếu trên giường Hường, tháo áo gối ra xem xét, và moi móc từng cạnh trong căn phòng riêng mà Hường vẫn nằm ngủ. Hai vợ chồng túm lấy Hường, tra hỏi về tội ăn cắp. Cái lắc bằng vàng y nặng một lượng, mới hôm qua còn nguyên trong tủ, nằm gọn ghẽ dưới xấp vải nhung, bây giờ ông chủ mở ra thì lắc vàng không cánh mà bay! Thủ phạm không thể là ai khác ngoài Hường. Ba đứa con còn nhỏ, không mở nổi cánh tủ và cũng chưa đứa nào biết tiêu tiền, chúng lấy trộm để làm gì! Hường tái mặt khoanh tay
đứng nép vào góc, nước mắt chảy quanh. Bà chủ vừa dỗ vừa dọa, lúc gay gắt lúc dịu ngọt, hy vọng nếu Hường chưa đem bán thì trả lại cho bà. Nhưng ông chồng thì không kiên nhẫn được như vậy. Người hiền thì lại hay cục! Ông túm lấy Hường, đưa ngay ra cảnh sát. Nét mặt dịu dàng và ngái ngủ thường nhật của ông đã hoàn toàn biến mất, để hiện nguyên hình là một kẻ nóng nảy gần như tàn ác.
Hường bị nhốt một đêm, rồi bà chủ ra lãnh về. Giam Hường không có lợi. Thà đưa về đem tình cảm ra mà thuyết, biết đâu Hường chẳng yếu lòng thú nhận. Nhưng bà nói hết lời, thậm chí hăm dọa bỏ tù, Hường cũng vẫn một mực không nhận. Hường van lạy thề thốt, rồi cuối cùng để cảm thông sự mất mát của gia chủ, cô xin ở lại giúp việc sáu tháng không lương. Bà chủ đã toan xiêu lòng. Nhưng ông chồng hầm hầm quăng trả thẻ căn cước và bảo cô khăn gói ra khỏi nhà ngay lập tức. Hường gạt nước mắt giã từ, chỉ hận là sẽ mãi mãi ôm theo nỗi oan ức không cách nào giãi bày được.
Nhưng thực sự Hường lầm! Ít ra trong hai người, có ông chủ biết rõ cô hoàn toàn vô tội, bởi chính ông lấy cái lắc vàng đem bán, trả món nợ ông đánh phé gặp vận đen. Lòng ông không muốn, nhưng không vùng vằng đổ tội cho Hường thì đời ông khó sống dưới bàn tay sắt bọc nhung của bà vợ. Ông đứng trên lầu nhìn theo bóng Hường thất thểu ra đi mà lòng quặn thắt. Thôi thì non nước còn dài. Nếu mai kia có tình cờ gặp lại, ông sẽ đền bù cho Hường cách khác. Ông thở dài tự an ủi rồi phóng xe đi đánh bài tiếp.
Lần này, Hường không đi ở cho người ta nữa. Nghề ấy có lẽ không hợp với cô, phải đổi con đường sinh nhai khác. Nhân có người bạn cũ rủ rê, Hường gia nhập đội ngũ gái giang hồ, bước đầu tập sự rước khách ở Gò Vấp. Cô ngạc nhiên và vui mừng vì ngay những ngày đầu nhập môn, đã thấy nghề này coi bộ không vất vả lắm như cô hình dung trước đây. Tiền chia tứ lục, ngồi mát ăn bát… mì, nhàn hơn cả đi ở đợ. Khi đã bắt đầu dày dạn, ra đường không còn phải cúi mặt nữa, Hường luân phiên di chuyển đến những cứ điểm mới như cầu Hàng, Tân Bình, Lê Văn Duyệt…v..v.. để lúc nào cô cũng là khuôn mặt mới đối với khách tìm hoa.
Quân đội đồng minh đổ vào càng ngày càng đông, làm nảy sinh những dịch vụ kinh tế phức tạp chỉ có trong xã hội thời chiến. Giống như giới xích lô và taxi, một số gái làng chơi quyết định chỉ kén khách ngoại quốc để nhận thù lao cao gấp bội người bản xứ. Hường cũng nằm trong số đó. Cô đổi vùng hoạt động, bỏ Xóm Mới xuống Biên Hoà, nhắm vào thị trường khổng lồ tại căn cứ Long Bình. Anh ở thành Sơn chạy giặc về. Em từ… Xóm mới cũng ra đi! Mọi việc xuôi chèo mát mái được khoảng hai năm thì Hường có bầu mà dĩ nhiên không biết ai là tác giả. Đồng nghiệp có người khuyên Hường phá thai. Tú bà lại càng hối thúc dữ dội, bởi dưới con mắt chuyên nghiệp, bà biết Hường chưa đến nỗi phế thải, ít lắm cũng còn mang lại lợi tức cho bà khoảng hai ba năm nữa. Nhưng Hường sợ lắm, không dám dứt khoát. Rồi cứ lần lữa mãi cho đến khi cái thai lớn quá, muốn đẩy ra cũng muộn mất rồi, đành nằm nhà chờ ngày sinh nở rồi tính sau.
Chín tháng mười ngày, Hường vào nhà hộ sanh tư ở Tam Hiệp, cho ra đời đứa bé trai hơn bốn ký, góp mặt với nhân loại đau khổ. Sinh nở lần đầu nhưng tương đối dễ dàng, mẹ tròn con vuông, không có gì trắc trở. Duy chỉ có điều đáng nói là lúc mang bầu, hình như Hường uống nhiều cà phê và coca quá, cho nên thằng nhỏ đen thui như cột nhà cháy! Con nào thì cũng yêu thương cả, dù Mỹ đen hay Mỹ trắng. Chỉ khổ một nỗi là ở vào hoàn cảnh Hường, vác đứa bé kè kè bên nách thì còn làm ăn gì được! Hường đành gạt nước mắt giao con cho cô nhi viện, ở đó có những nữ tu Công giáo ngày ngày chăm sóc đàn trẻ bơ vơ. Thằng bé khai sinh theo họ mẹ, được các bà sơ cho rửa tội, lấy tên một vị thánh da đen là Martin làm bổn mạng và các dì gọi nó là Thiện, Martin Huỳnh văn Thiện, hàm ý nhắc nhở nó mai này lớn lên phải sống theo con đường lành.
Hường nghỉ hộ sản mấy tháng rồi lại quay về nghề cũ. Cô nhìn đăm đăm những người lính da đen đến với cô, cố để ý xem có gã nào hao hao giống gương mặt thằng con mình chăng, nhưng đành chịu, bởi da đen người nào cũng tương tự như nhau, khó mà phân biệt nổi! Mà cũng chẳng cần. Bởi cô có nuôi nó nữa đâu! Cô trở lại thăm hai ba lần, hững hờ nhận tờ giấy khai sinh nhét vào bóp, rồi từ đó hai mẹ con không gặp nhau nữa.
Martin Huỳnh văn Thiện lớn nhanh hơn đám trẻ cùng tuổi, mặt mũi tuy đen đủi nhưng tính nết rất hiền lành, suốt ngày chỉ nhe hàm răng trắng nhởn, cười cười với bất cứ ai đến gần. Chưa biết đọc biết viết, nó đã thuộc lòng khá nhiều kinh bổn và thuần thục sống theo khuôn mẫu nề nếp của cô nhi viện, làm hài lòng những người bỏ công chăm sóc nó. Chỉ có là điều là chung quanh Thiện, những đứa trẻ thuần chủng đều nhìn nó bằng ánh mắt chế giễu, xúm nhau chọc ghẹo, gọi nó là “Tây đen rạch mặt” hoặc “anh Bảy Chà kem Hynos”. Dĩ nhiên nó cũng biết buồn, bởi thấy mình lạc loài không giống ai. Nhưng bản tính bẩm sinh rụt rè, thà chịu lép vế chứ không gây gổ với lũ trẻ trêu chọc, dù nó to xác hơn. Những khi bị bạn bè chọc ghẹo quá trớn, nó chỉ biết tủi thân bày tỏ sự lẻ loi của mình với các dì phước để mong nhận một lời bênh vực hay an ủi. Hạn hữu lắm, khi có đoàn xe lính Mỹ đi ngang, trong đó nổi bật vài quân nhân da đen, thể nào cũng có đứa hỏi nó:
– Mày coi kỹ xem, ông nào là ba mày?
Chính những lúc ấy là giây phút mà thằng Thiện nôn nao hơn cả. Dù chưa hiểu rõ cuộc đời, nhưng chỉ căn cứ trên những chọc ghẹo của bạn bè, nó cũng mơ hồ biết mình không thuộc về mảnh đất Việt Nam này. Mẹ nó là ai, nó không hình dung được, dù chỉ mờ nhạt. Cha nó lại càng bí mật. Một người lính nào đó có thể đã về Mỹ, hoặc đã chết trận từ lâu, để lại mình nó mang nỗi buồn sắc tộc lạ hoắc trong xã hội này.
Mời các bạn đón đọc Chút Ân Tình Mong Manh của tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn.
Download ebook
Chút Ân Tình Mong Manh
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Chút Ân Tình Mong Manh Tweet! Chút Ân Tình Mong Manh là tập truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Ngạn gồm có: THỜI VẬN BÊN HÀNH LANG…