Chúng Ta Kết Hôn Thôi

Chúng Ta Kết Hôn Thôi

Giới thiệu

Chúng Ta Kết Hôn Thôi




Trác Dụ không phải quân tử mà cũng chẳng dính dáng gì đến cái gọi là lịch thiệp.

Ngày hôm đó đưa người đến “Giản Yên” để lấy sườn xám, bên trong tiệm không có người, mãi mới có một âm thanh dịu dàng ấm áp từ sau cánh cửa vang lên: “Xin chào, anh Trác.”

Trác Dụ xoay lại, đây là lần đầu tiên anh gặp Khương Uyển Phồn.

Điếu thuốc trên tay quên cả châm lửa, lời nói đến bên miệng cũng không còn nhớ để thốt ra.

Trong lòng Trác Dụ nảy sinh một suy nghĩ…

Đời này của anh không xong rồi.

Thợ thêu thủ công mỹ nghệ x Tổng giám đốc không ngang tàng hống hách lắm.

Vừa gặp đã yêu. Từ đeo đuổi chết đi sống lại cho tới kết hôn sinh sống được như ý nguyện.

Thiên về cuộc sống hằng ngày. Nam chính không hoàn hảo. Kết hôn trước, sau lại càng yêu hơn?

[Hy vọng em không bị thói đời quật ngã, mãi mãi có lập trường riêng.

Còn khi đứng bên cạnh anh, có thể sống như một cô gái thuần khiết, rạng ngời.]

Tag nội dung: Ngọt ngào, nghiệp giới tinh anh.

Nhân vật chính: Khương Uyển Phồn, Trác Dụ.

Nhân vật phụ: Tạ Hựu Địch, Trác Di Hiểu, Khương Vinh Diệu, Hướng Giản Đan.

Một câu giới thiệu đơn giản: Nam chính đắm chìm trong tình yêu dành cho vợ.

Dàn ý: “Kế thừa cơ nghiệp trăm năm, người thông tuệ ắt rạng danh xa gần.”

***

Thời tiết đã vào thu, sức nóng của mùa hè vẫn dữ dội như chàng thiếu niên nổi loạn.

Đoạn đường ngắn ngủi từ công ty đi ra mà nóng như nồi nước sôi, Trác Dụ vừa lên xe đã cởi âu phục xuống vứt ra ghế sau, đợi điều hòa giảm nhiệt độ xuống một chút anh mới đổi số và lùi xe.

Cuộc gọi của Tạ Hựu Địch cũng tới ngay sau đó: “Sao rồi, ngả bài chưa?”

Trác Dụ đeo kính râm vào, nhìn sang gương chiếu hậu trước khi rẽ trái, nói: “Chiều nay có cuộc họp, không rảnh nói chuyện.”

“Mới có bốn giờ rưỡi, nói một câu thì có thể làm lỡ được bao nhiêu thời gian? Cậu không muốn phải không?” Tạ Hựu Địch cao giọng: “Cậu yêu cô của cậu đến mức nào hả?”

Trác Dụ phanh gấp, nhíu mày: “Ăn nói cẩn thận.”

“Cậu còn muốn tự mình làm hả?” Tạ Hựu Địch xùy một tiếng: “Thế nào, cậu định cho “Triệu Lâm” một con đường sống sao? Định thu xếp cục diện cho nhà cô của cậu cả đời à?”

Trác Dụ không trả lời, chỉ cười, nếp nhăn đuôi mắt cong lên trông như mảnh trăng khuyết.

Tạ Hựu Địch: “Cậu cười cái rắm, không phải cậu mặt dày mày dạn, lừa đảo hãm hại cầu xin tôi mua cổ phần trở thành đối tác của cậu à, tôi mà nói với cậu mấy lời vô nghĩa thì tôi không mang họ “Tạ” nữa.”

“Được, Trác Hựu Địch.”

“Cút cút cút.” Tạ Hựu Địch liên tục chửi mắng.

Mây mù đè nặng trong lòng Trác Dụ tạm thời dời đi, đợi bạn mình mắng xong mới ngưng cười, nói: “Cho tôi thêm chút thời gian nữa.”

“Cũng được. Một khi nói ra chuyện cậu phải đi, tôi có thể tưởng tượng được biểu cảm của đôi cha con Lâm Diên rồi, trong lòng tôi có ít ý tưởng đen tối thế này, lúc cậu ngửa bài thì nhớ mang tôi theo, tôi sẽ quay hình bọn họ ngay tại chỗ.” Tạ Hựu Địch thêm dầu vào lửa: “Chẳng qua vẫn phải nhắc lại, cô của cậu bảo vệ con trai như thế, cậu có đi cũng sẽ không dễ dàng thoải mái được đâu.”

Trác Dụ ở “Triều Lâm” năm năm, giúp công ty gia đình vô danh này giành được vinh dự đặc biệt về “Tiên phong xuất sắc của ngành thuế”, “Hạng mục tiêu biểu thành phố”. Lâm Cửu Từ nhận được vinh quang rạng rỡ, Lâm Diên cũng nghiễm nhiên trở thành “Một trong mười doanh nhân trẻ ở thành phố Minh.”

Sau lưng, Lâm Diên gọi Trác Dụ một tiếng “anh”, Trác Dụ gọi Lâm Cửu Từ một tiếng “chú”.

Trước mặt mọi người, bọn họ là “sếp Lâm” và “chủ tịch Lâm” của Trác Dụ.

Nghìn cành ghép nghìn lá*, những ngọt lành khi hoa kết mật chưa bao giờ là của Trác Dụ.

“Đúng rồi, chuyện chính.” Giọng của Tạ Hựu Địch cao lên ba tông.

“Ngừng.” Trác Dụ cắt đứt lời của anh ấy, đánh vô lăng qua phải nửa vòng, tránh một chiếc xe điện đang vượt ẩu: “Tạ Hựu Địch, cậu có thể đàn ông chút không? Bớt giới thiệu cho tôi con gái của dì hàng xóm của chị họ cậu đi.”

“Lần này không phải.” Tạ Hựu Địch nói: ” Là bạn nữ lớp bên cạnh hồi mẫu giáo của tôi.”

Trác Dụ nghẹn họng: “Cậu cố chấp để tôi đi xem mắt như thế để làm gì?”

Tạ Hựu Địch quen biết Trác Dụ mười bảy, mười tám năm, từ tiểu học cho tới cấp ba hai người đều ngồi cùng bàn, Tạ Hựu Địch cảm thấy vừa bất công vừa oán hận, nói mình dậy thì muộn đều là nhờ tai vạ Trác Dụ tặng – trước giờ Tạ Hựu Địch chưa từng ngồi chung bàn với bạn học nữ.

Từ bé Trác Dụ đã là kiểu đẹp trai ngay thẳng. Bất kể già trẻ gái trai, khi nhìn thấy người này, ấn tượng đầu tiên đều có sự thống nhất đáng kinh ngạc: dáng vẻ tao nhã, không những dễ nhìn mà còn hợp mắt.

Ngồi cạnh một anh đẹp trai như trong sách giáo khoa như thế, Tạ Hựu Địch làm sao còn phần nhận được thư tình, thầm gửi sóng thu (*)đây.

(*)Trong các tác phẩm văn học, nháy mắt thường được so sánh với sóng mùa thu, mùa thu nước lặng, đẹp vừa có độ cạn của dòng chảy róc rách, vừa có nhịp thơ lắng đọng của bể, vừa có nét dung dị, tao nhã vừa phải lòng người. Thường nói “thầm gửi sóng mùa thu” để diễn tả sự trao gửi yêu thương thầm kín giữa nam và nữ.

Sau này thi đại học, học đại học, rồi đi làm, Trác Dụ không những không lệch lạc đi đâu mà khí chất còn càng thêm nghịch thiên.

Về sau nữa, khi đã gần ba mươi tuổi. Trác Dụ càng trưởng thành, phóng khoáng, còn mang theo một loại cảm giác bất cần mơ hồ, vô cùng ngứa đòn của đàn ông cặn bã. Lúc làm việc anh có thói quen đeo kính, số độ thấp, mắt kính mỏng như vô hình. Khoảnh khắc nào đó ngẩng đầu lên…

Xong đời luôn.

Có thể dán lên cái mác người đàn ông nhã nhặn mà bại hoại.

Nhưng Tạ Hữu Địch cảm thấy, mặt hàng này đẹp thì đẹp thật, nhưng cái tinh thần hăng hái tùy tiện thời niên thiếu kia như quả bóng bị xì hơi, cũng dần dần biến mất.

Lần trước, Tạ Hựu Địch dụ dỗ lừa Trác Dụ đi ăn cơm, kết quả đồ ăn còn chưa dọn lên cô gái đã bỏ đi rồi. Tạ Hựu Địch nổi giận đùng đùng: “Cậu có chút phong độ ga lăng có được không! Chí ít ăn xong cơm đã chứ!”

Trác Dụ lười biếng ngồi trên sô pha, gác chân dài lên trước, lồng nguc hơi trầm xuống, sắc mặt đột nhiên trở nên tủi thân: “Là bạn nữ kia của cậu vứt bỏ tôi trước mà.”

Sau này Tạ Hựu Địch hỏi thăm, thế mà thật sự là như vậy.

Bạn nữ kia nói: “Sớm biết là anh ta thì tôi đã không tới rồi. Người này thay bạn gái còn chăm hơn thay quần áo, hơn nữa đam mê đào góc tường, hay quấn lấy mấy hot girl mạng, thấy ai đẹp thì cho tiền boa. Biết “lễ hội hóa trang” không? Ba nghìn tệ một người, nhắm mắt quẹt một cái cũng có thể quẹt được một anh đầu bảng.”

“Đúng, đúng là tôi thích kiểu lưu manh nhã nhặn, nhưng tôi không thích cặn bã.”

Cặn bã không phải là phong lưu, mà là hạ lưu.

Một cô gái đầu óc bình thường, ai dám thích loại đàn ông như thế này?

Nhưng chỉ có Tạ Hựu Địch biết rõ, thật ra Trác Dụ không hề dính tới hai chữ trên.

Vừa muốn giải thích cho người anh em hai câu, bạn nữ kia vuốt tóc bên má, uyển chuyển nói: “Địch Địch, mặc dù tôi từng từ chối anh, nhưng anh cũng không thể vì yêu sinh hận, báo thù tôi như vậy chứ.”

“??”

Nói linh tinh!

“Tôi không bảo cậu đi xem mắt, đây thật sự là chuyện nghiêm túc.” Vài tiếng còi inh ỏi truyền vào tai, Tạ Hựu Địch bịt ống nghe lại, không kiên nhẫn nói: “Bên này kẹt xe, mười phút rồi mà không qua được. Cho cậu cái địa chỉ, lấy giùm tôi quần áo của mẹ tôi đi.”

“Vẫn còn sớm, hết kẹt xe thì cậu đi.” Gặp đèn đỏ, Trác Dụ kéo phanh tay, kéo kính xe xuống một nửa để hóng gió.

“Sớm cái gì mà sớm, cửa tiệm đó năm giờ đóng cửa.” Tạ Hựu Địch nói: “Hôm nay mà không lấy về thì Manh Manh sẽ chém tôi đó.”

Manh Manh là tên mụ của mẹ Tạ Hựu Địch, mỗi lần gọi thế là sẽ bị ăn đánh. Còn không đợi Trác Dụ đồng ý, Tạ Hựu Địch đã gửi địa chỉ tới. Trong ô vuông, tên cửa tiệm rất bắt mắt…

[Giản Yên]

Trác Dụ nhìn lại tuyến tường, thuận miệng hỏi một câu: “Bà ấy mua quần áo gì?”

“Yếm hay sao đó ấy, loại uyên ương nghịch nước.”

“…” Trác Dụ gian nan gật đầu: “À, bảo đao của chú Tạ vẫn chưa già.”

Quay đầu ở đường Quang Minh, một phút là có thể tới đường Hải Hối.

Khu Hải Hối là khu vực kinh tế mới được chính phủ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, được trang bị đầy đủ tiện nghi thương mại, là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty tài chính, Trác Dụ cũng thường đến đây bàn chuyện làm ăn, nhưng anh không có ấn tượng mấy với cửa tiệm này.

Rẽ vào đường một chiều từ đường chính, lại quẹo qua hai giao lộ, bảng chỉ đường nhắc nhở đã tới nơi.

Trác Dụ giảm tốc độ, con đường này là đường chuyển cảng, đường ngắn mà xe cộ thưa thớt, hai bên đường trồng những cây si mấy chục năm tuổi. Cửa tiệm không khó tìm, chỉ có tòa nhà trước mặt này, vừa vặn ẩn hiện trong tán cây ngô đồng rậm rạp, một bên cửa kính mở rộng thỉnh thoảng có người ra vào, giữa không gian khép mở, quang cảnh như những phiến quạt.

Tòa nhà này trên dưới có hai tầng, hai mặt tiền của cửa hàng thông với nhau, tường ngoài không có gì nổi bật, biển hiệu cũng ngắn gọn, hai chữ “Giản Yên” được viết tay theo kiểu quốc phong.

Vừa để xe lùi vào chỗ đậu, hai tiếng còi ngắn ngủi vang lên. Trác Dụ vừa nhìn đã thấy Tạ Hựu Địch bước xuống từ chiếc xe Jeep màu đen, gõ gõ vào mui xe Cayenne của anh: “Chiếc xe này của cậu đậu cùng chỗ với chiếc của tôi trông như xe đồ chơi ấy. Đã bảo cậu đổi cùng một kiểu với tôi đi, dũng mãnh biết bao.”

Trác Dụ xuống xe: “Có dũng mãnh đi nữa thì xuống xe cậu cũng chỉ 1m7.”

“Cút đi, ai 1m7?” Tạ Hựu Địch tức giận: “9cm kia bị cậu ăn rồi sao?”

Trác Dụ khoanh tay, hơi dựa vào cửa xe: “Được thôi, 9cm thì 9cm, cầm vinh dự của cậu đi đi.”

Đây hẳn không phải là lời khen, nhưng Tạ Hựu Địch còn chưa hiểu ra, Trác Dụ đã chuyển chủ đề: “Không phải kẹt xe sao?”

“Vừa gọi điện cho cậu xong thì hết rồi, tôi đi đường tắt tới.”

Trác Dụ đứng yên: “Cậu không thể nói với tôi một tiếng à, nhất định phải để tôi chạy một chuyến?”

“Đem theo cậu là để nâng cao tính thẩm mỹ, thanh lọc linh hồn.” Tạ Hựu Địch nâng tay, chỉ về đằng trước: “Lần sau đưa em gái chúng ta tới cửa tiệm này, rất có ích với chuyên ngành của em ấy.”

Trác Dụ tháo kính râm xuống, tiện tay ném vào ghế lái: “Con bé học mỹ thuật, không cần phải mua yếm.”

“Cửa hàng người ta không chỉ làm yếm đâu.” Âm thanh của Tạ Hựu Địch khá to, một cô gái trẻ tuổi qua đường tức khắc đi nhanh hơn, ném cho anh một ánh mắt cảnh giác và ghét bỏ.

“Hiểu lầm cái gì nhỉ.” Tạ Hựu Địch cúi đầu lẩm bẩm, khoác vai Trác Dụ vừa đi vừa nói chuyện: “Cửa tiệm này làm theo đơn đặt hàng, quần áo, váy vóc, đồ trang trí, cái gì cũng có, cái gì cũng tốt, chỉ là khó hẹn, khó đợi.”

Trác Dụ theo lời nói mà ngẩng đầu, ánh mắt rơi vào chữ “Giản Yên” lần nữa. Khoảng cách gần, có thể mơ hồ nhìn thấy bên trong có người qua lại.

Tạ Hựu Địch cười đê tiện: “Lần trước truyền thông nào đó viết, bộ lễ phục còn lên cả hot search của cô minh tinh có tin đồn với cậu khi tham dự sự kiện á, cũng là ở đây làm ra đó.”

Trác Dụ gật đầu: “Thế nào vẫn chỉ là bạn gái tin đồn? Đã lâu như vậy rồi, không phải tôi nên có đứa con riêng rồi sao?”

“F***” Tạ Hựu Địch buông vai anh ra, ghét bỏ đẩy một cái: “Cậu tự viết kịch bản cho mình đi.”

Trác Dụ cười cười, trong mắt lại rất bình tĩnh.

“Cái tên này, cậu chả có ý tứ gì cả, không có tinh thần của người trẻ tuổi chút nào. Tôi hỏi cậu nhé, nếu thật sự có người mình thích rồi, cậu tính như thế nào?”

Trác Dụ đi nhanh thêm mấy bước, đã đẩy cửa tiệm ra.

Cảm giác đầu tiên là thơm.

Rất nhạt, giống như bờ hồ trong một buổi tối giữa mùa hè hòa vào gió, được bao bọc trong hơi ấm của chiều tà, còn có cảm giác ẩm ướt của thực vật thủy sinh, xa lạ mà an tâm.

“Anh tới rồi à anh Địch?” Một cô gái bên trong tiệm chào hỏi với Tạ Hựu Địch, dáng người nhỏ nhắn, đôi mắt biết cười: “Đồ của dì Mạnh đã may xong rồi, anh ngồi chờ một lát, chị Uyển Phồn đang ở bên trong kiểm tra lại ạ.

Tạ Hựu Địch cười nói: “Không sao, cứ tự nhiên.”

Lúc này Trác Dụ có thể đánh giá tỉ mỉ hơn, cửa tiệm này rất rộng rãi thoáng mát, không trang hoàng quá phức tạp, trên trần có hai ngọn đèn tối, vầng sáng màu vàng ấm áp chiếu vào vài dãy giá treo áo thật dài. Hai dãy bên trái là vải dệt, trên cái giá chếch bên phải là sườn xám may sẵn. Còn có cả tủ âm tường, bày toàn đồ thêu thùa sơn thủy chim cá.

Cho dù ánh mắt rơi xuống nơi nào đều có thể dừng lại thật lâu.

“Đẹp nhỉ? Không lừa cậu chứ? Nói rồi, lần sau đưa Di Hiểu tới, chắc chắn con bé sẽ thích.” Tạ Hựu Địch niềm nở giới thiệu: “Đây đều là thêu thủ công đó, nhìn đường chỉ này cùng với cái kỹ thuật này đi.”

Trác Dụ hơi khom lưng, nhìn vào một cái cung phiến hình lá hông*.

“Còn có cái này.” Điện thoại vang lên, Tạ Hựu Địch cầm điện thoại đi về phía cửa, vừa đi vừa chỉ vào Trác Dụ: “Lữ Lữ, đưa đồ cho cậu ấy nhé, tôi đi nghe điện thoại.”

Cô gái chào hỏi lúc vào cửa đáp một tiếng “Vâng”, sau đó cười với Trác Dụ một cái: “Xin hỏi quý danh của anh ạ?”

“Họ Trác.”

“Vâng, để tôi lấy cho anh.” Lữ Lữ nhanh như chớp đi vào phòng trong.

Tạ Hựu Địch nghe điện thoại một lúc không xong được, dứt khoát đi ra bên ngoài tiệm nghe máy. Cửa mở một nửa, gió lùa vào trong, dịu dàng mơn tr0n tấm rèm sa tanh mỏng gần cửa. Tấm vải nhẹ nhàng rơi xuống, màu sắc chuyển từ đậm sang nhạt, giống như một luồng ánh sáng ngắn ngủi lướt qua ống kính.

Trác Dụ thất thần.

“Xin chào anh Trác.”

Âm thanh ấm áp rơi vào tai, kéo các giác quan trở về.

Trác Dụ nghiêng người theo bản năng, quay đầu lại.

Hai đôi mắt đối diện nhau, tầm mắt hai người được kết nối.

Âm thanh của Khương Uyển Phồn điềm đạm, ánh mắt đuôi mày hài hòa, tướng mạo rõ là dịu dàng, nhưng khi cười lên, ánh mặt lại sáng như sao, bớt lại vài phần nhẹ nhàng, giống như một viên dạ minh châu rực rỡ đặt trong chiếc hộp mù*.

Trác Dụ hơi sửng sốt, đột nhiên nhớ tới vấn đề mà Tạ Hựu Địch hỏi lúc nãy…

“Nếu thật sự có người để thích rồi, cậu định làm gì?”

Trong khoảnh khắc này, nảy ra một đáp án như bị ma xui quỷ khiến:

Đưa về nhà, ra mắt bố mẹ.

*****

Chú thích:

*【名句】一节复一节,千枝攒万叶。我自不开花,免撩蜂与蝶。: Nó được sử dụng để mô tả những cây tre được liên kết với nhau, hình dáng và chất lượng thuần khiết của cành và lá tươi tốt, hoặc thói quen của những cây tre nói chung là không nở hoa. Nó thường được sử dụng như một phép ẩn dụ để mọi người tôn trọng bản thân và không kích động đúng sai.Tre giản dị và không được mọi người chú ý, lại càng không hấp dẫn trong mùa xuân rực rỡ sắc màu. Zheng Banqiao, một trong “Tám người lập dị của Dương Châu”, không chỉ giỏi vẽ tre, mà còn tự so sánh mình với cây tre trong cuộc đời, mình không nở mày nở mặt nên không chọc tức ong bướm ”. Trong bài thơ này, Trịnh Ban Kiều đã khéo léo nắm bắt được đặc tính của tre là không nở hoa, thể hiện rằng ông thà giữ lấy màu sắc chân thực của mình hơn là mưu cầu danh lợi, đó cũng là phẩm chất của chân dung tre.

*Phong cách Trung Quốc hay Trung Quốc phong (tiếng Pháp: Chinoiserie, bắt nguồn từ chữ chinois có nghĩa là “thuộc về Trung Quốc”) là cách hiểu hay sự bắt chước, mô phỏng lại của châu u về những truyền thống nghệ thuật của Trung Quốc và Đông Á, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nghệ thuật trang trí, thiết kế vườn, kiến trúc, văn học, sân khấu kịch và âm nhạc.

*Đoàn phiến – quạt tròn, còn được gọi là cung phiến, lụa phiến: “Hợp Hoan phiến”…, là một loại vật dụng truyền thống mang tính chất thủ công mỹ nghệ cao của Trung Quốc. Quạt tròn thường có hình tròn,có cán; xuất hiện vào khoảng thời nhà Thương. Sơ khai của nó lại để dùng là nghi thức khi ra ngoài tuần tra của các bậc đế vương, chúng có tác dụng che nắng, chắn gió, che cát bụi…

*Cây hông (Paulownia) là cây gỗ lớn và có tốc độ sinh trưởng nhanh. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới có điều kiện tự nhiên thích hợp đã chọn cây hông làm cây lâm nghiệp quan trọng. Ở Việt Nam, phân bố trong rừng tự nhiên một số tỉnh phía Bắc giáp biên giới Trung Quốc.

*Mở hộp mù chỉ một phương thức bán hàng: hàng hóa được đóng gói trong các hộp có hình thức giống nhau và các hình nhỏ (đồ trang trí búp bê nhỏ) trong hộp là các kiểu dáng nằm trong một phạm vi ngẫu nhiên. Chỉ sau khi mua hàng, bạn mới có thể biết được những món đồ trong đó là gì. Sau đó, một số cư dân mạng ví chuyện tình cảm trên mạng như một chiếc hộp mù.

Mời các bạn mượn đọc sách Chúng Ta Kết Hôn Thôi của tác giả Giảo Xuân Bính.

Download

Chúng Ta Kết Hôn Thôi

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Chúng Ta Kết Hôn Thôi Tweet! Trác Dụ không phải quân tử mà cũng chẳng dính dáng gì đến cái gọi là lịch thiệp. Ngày hôm đó đưa…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close