Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống – Ludwig von Mises
[toc]
Giới thiệu ebook
Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống – Ludwig von Mises
Cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dầy và ngôn ngữ khiêm nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho một xã hội như thế; và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức một xã hội như thế.
Ludwig von Mises (1881-1973) là một trong những nhà kinh tế học và chính trị học nổi bật nhất thế kỉ XX. Ông là người đứng đầu, đồng thời là người củng cố và hệ thống Trường phái kinh tế học Áo. Các tác phẩm nổi bật của ông gồm:
The Theory of Money and Credit (1912, 1953); Socialism: An Economic and Socialogical Analysis (1922, 1932, 1951); Liberalismus (1927, 1962); Bureaucracy (1944, 1962); Human Action: A Treaty on Economics (1949, 1963, 1966, 1996); Planning for Freedom (1952, 1962, 1974, 1980); Theory and History: An Interpretation of Social and Economic Evolution (1957).
Bốn mươi năm sau khi von Mises qua đời, tác phẩm đầu tiên của ông – cuốn Liberalismus (chủ nghĩa tự do truyền thống) – được xuất bản bằng tiếng Việt, Phạm Nguyên Trường dịch, Đinh Tuấn Minh hiệu đính. Tên gốc của tác phẩm có nghĩa “Chủ nghĩa tự do” nhưng nhà xuất bản và dịch giả thống nhất lựa chọn tựa đề “Chủ nghĩa tự do truyền thống” nhằm phản ánh đúng tinh thần của von Mises và tránh nhầm lẫn về mặt thuật ngữ. Bởi khái niệm “tự do” hay “chủ nghĩa tự do” hiện nay được sử dụng với rất nhiều nghĩa khác nhau, và trong đó có không ít nghĩa đi ngược khái niệm vốn có của nó, được Mises sử dụng. Qua bản dịch này chúng tôi mong muốn mở con đường để tìm hiểu kĩ hơn về di sản của Mises. Mặc dù có nhiều ý kiến phê phán các quan điểm của ông, song ảnh hưởng của Mises là rất rõ nét đối với tư tưởng kinh tế-xã hội phương Tây thế kỉ XX và XXI.
Chúng tôi cũng xin lưu ý bạn đọc rằng đây là sách tham khảo, phản ánh hoàn toàn quan điểm của tác giả, chủ yếu dành cho những người làm công tác nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan cũng như sự tôn trọng tính toàn vẹn của tác phẩm, chúng tôi xin được giới thiệu đầy đủ bản dịch đến bạn đọc. Rất mong bạn đọc cân nhắc khi tiếp nhận quan điểm của tác giả với tinh thần phê phán cần thiết.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Xin làm rõ ngay từ đầu và loại bỏ mọi sự mù mờ về mặt ngữ nghĩa, người tự do được hiểu là người tin vào việc sự dụng mọi lực lượng của chính phủ nhằm thúc đẩy sự công bằng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội trên bình diện địa phương, bang, quốc gia và quốc tế … Người tự do tin rằng chính phủ là công cụ tốt cho việc phát triển xã hội, người muốn đưa những nguyên tắc của đạo Thiên chúa giáo vào đời sống” (Tờ Atlantic, tháng 7 năm 1953, trang 27)
Quan điểm như thế về “chủ nghĩa tự do” đã giữ thế thượng phong vào năm 1962, tức là năm tác phẩm này được dịch sang tiếng Anh, Mises tin rằng dịch sát nghĩa tên gọi ban đầu của tác phẩm là Liberalismus có thể sẽ gây ra hiểu lầm. Vì vậy mà ông đề nghị gọi bản tiếng Anh là Cộng đồng tự do và thịnh vượng (The Free and Prosperous Commonwealth). Nhưng năm sau ông quyết định không nhường thuật ngữ “chủ nghĩa tự do” cho các triết gia xã hội chủ nghĩa nữa. Trong lời giới thiệu cho lần xuất bản thứ hai và thứ ba tác phẩm Hành vi của con người, tác phẩm quan trọng nhất của đời ông, Mises viết rằng những người ủng hộ cho triết lí tự do cần phải giành lại “thuật ngữ ‘chủ nghĩa tự do’ .. vì đơn giản là không có thuật ngữ nào thể hiện được đúng đắn phong trào trí thức và chính trị vĩ đại đó”, một phong trào dẫn đến nền văn minh hiện đại bằng cách thúc đẩy thị trường tự do, chính phủ hạn chế và tự do cá nhân. Thuật ngữ “chủ nghĩa tự do” được dùng trong tác phẩm này theo nghĩa đó.
Nhằm giúp những độc giả mới làm quen với các công trình của Ludwig von Mises (1881-1973), xin nói thêm rằng ông đã là người phát ngôn nổi bật của Trường phái kinh tế Áo. Trường phái này được gọi như thế vì Mises và hai vị tiền bối nối tiếng của ông là Carl Menger và Eugen von Behm Bawerk đều là những người sinh trưởng ở nước Áo. Hòn đá tảng của Trường phái kinh tế Áo là lí thuyết về cách đánh giá chủ quan về giá trị hữu dụng cận biên. Lí thuyết này chỉ ra rằng tất cả mọi hiện tượng kinh tế, cả đơn giản lẫn phức tạp, đều là kết quả của những đánh giá mang tính chủ quan của từng cá nhân. Mises giải thích và phân tích phương pháp luận, giá trị, hành vi, giá cả, thị trường, tiền tệ, tập đoàn độc quyền, sự can thiệp của chính phủ, tăng trưởng nóng và sụp đổ kinh tế… trên cơ sở của lí thuyết đánh giá chủ quan đó và đã có những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực tiền tệ và tính toán kinh tế.
Mises bảo vệ luận án tiến sĩ ở trường đại học tổng hợp Vienna vào năm 1906. Đề tài luận văn của ông, Lí thuyết về tiền tệ và tín dụng, được xuất bản ở Đức vào năm 1912 và ở Anh vào năm 1934, là tác phẩm đầu tiên trong rất nhiều công trình lí thuyết của ông về kinh tế học. Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, ngoài những tác phẩm và bài báo viết về kinh tế, trong đó có tác phẩm tạo được tiếng vang như Chủ nghĩa xã hội, Mises còn là cộng sự của Phòng thương mại Áo (cố vấn về kinh tế cho chính phủ Áo) và giảng dạy bán thời gian tại trường tổng hợp Vienna. Ông còn hướng dẫn những buổi thảo luận của các nhà nghiên cứu kinh tế, nhiều người trong số họ đã trở thành những học giả có ảnh hưởng quốc tế. Năm 1926 ông thành lập Viện nghiên cứu chu kì kinh tế ở Áo, Viện này vẫn còn cho đến ngày nay.
Ngay sau khi Hitler giành được chính quyền ở Đức, Mises đã nhìn thấy rằng nước Áo sẽ gặp rắc rối. Cho nên năm 1934 ông đã chuyển sang làm việc cho Viện nghiên cứu quốc tế ở Thụy Sĩ. Ở đây, ông bắt đầu chấp bút tác phẩm Nền kinh tế quốc dân (Nationaloekonomie-1940). Mặc dù ở châu Âu xã hội chủ nghĩa quốc gia hồi đó chẳng có mấy người biết tiếng Đức đọc tác phẩm này, nhưng cách lí giải những nguyên lí kinh tế sâu sắc của Mises đã tìm được nhiều độc giả qua bản dịch tiếng Anh, và sau đó được Mises viết lại cho độc giả Mĩ dưới nhan đề Hành vi của con người (Human Action – xuất bản lần đầu năm 1949)
Nhằm chạy khỏi châu Âu lúc đó đã bị phát xít Hitler chiếm đóng, Mises và vợ đã rời khỏi Thuỵ Sĩ và đến định cư ở Mĩ vào năm 1940. Tiếng tăm của ông đã vang dội ở châu Âu, nhưng ở Mĩ thì chưa mấy người biết. Vì vậy mà ông phải bắt đầu gần như từ con số không. Những tác phẩm bằng tiếng Anh bắt đầu xuất hiện dưới ngòi bút của ông: Chính phủ toàn trí toàn năng và Bộ máy quan liêu, cả hai đều được xuất bản vào năm 1947. Sau đó là tác phẩm Hành vi của con người, một tác phẩm quan trọng nhất của cuộc đời ông, được xuất bản vào năm 1949. Và những tác phẩm khác: Kế hoạch hoá vì tự do (1952), Tâm lí bài tư bản (1952), Lí thuyết và lịch sử (1957), Những nguyên lí căn bản của kinh tế học (1962), lần lượt xuất hiện. Tất cả đều là những tác phẩm cực kì quan trọng về lí thuyết kinh tế.
Năm 1947 Mises giúp thành lập hội Mont Pelerin Society. Ông giảng dạy tại nhiều trường đại học Mĩ và Mĩ Latin và tiến hành những buổi hội thảo về kinh tế học tại trường đại học tổng hợp New York trong suốt 24 năm. Ông còn là cố vấn cho Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia và Quĩ giáo dục kinh tế.
Mises nhận được nhiều danh hiệu như: tiến sĩ danh dự của trường các Grove City College (1957), đại học tổng hợp New York (1963),và đại học tổng hợp Freiburg ở Đức (1964). Thành tựu của ông được trường học cũ, tức trường đại học tổng hợp Vienna, công nhận và theo truyền thống châu Âu, trường này đã kỉ niệm lần thứ 50 ngày ông nhận bằng tiến sĩ và “tái” cấp bằng cho ông. Năm 1962, đến lượt chính phủ Áo vinh danh ông. Hiệp hội các nhà kinh tế học Mĩ bầu ông làm hội viên danh dự vào năm 1969.
Ảnh hưởng của Mises vẫn tiếp tục mở rộng. F. A. Hayek, người học trò nổi tiếng nhất của ông từ những ngày ông còn giảng dạy ở châu Âu, cũng là người từng được giải Nobel về kinh tế học, viết: “Ảnh hưởng của Mises đã vượt qua khuôn khổ cá nhân …. Ngọn lửa mà ông thắp lên đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho một phong trào mới, một phong trào ngày càng có thêm sức mạnh”. Còn Giáo sư Israel Kirzner của trường đại học tổng hợp New York, một trong những người học trò nổi tiếng nhất của ông ở Mĩ, thì mô tả ảnh hưởng của ông đối với sinh viên hiện nay như sau: “Sự quan tâm đầy nhiệt tình và hăng hái đang tái xuất hiện đối với trường phái Áo mà ta chứng kiến hiện nay có đóng góp mang tính quyết định của Mises”.
Mises là một lí thuyết gia sắc bén và rất thận trọng, nhưng ông không phải là lí thuyết gia ngồi trong tháp ngà. Được dẫn dắt bởi lí luận khoa học rằng xã hội tự do với nền kinh tế thị trường là con đường duy nhất đưa đến sự hài hoà và hoà bình cả trong nước lẫn trên trường quốc tế, Mises cảm thấy trách nhiệm phải áp dụng những lí thuyết mà ông trình bày vào lĩnh vực chính sách của chính phủ. Trong tác phẩm Chủ nghĩa tự do, Mises không chỉ giải thích một cách ngắn gọn nhiều hiện tượng kinh tế quan trọng mà còn trình bày một cách rõ ràng quan điểm của ông về chính phủ và vai trò, tuy hạn chế nhưng vô cùng quan trọng, của chính phủ trong việc bảo đảm sự hợp tác của xã hội, chỉ có như thế thì thị trường tự do mới có thể hoạt động được. Quan điểm của Mises vẫn rất mới mẻ và hiện đại và độc giả sẽ thấy rằng ngày hôm nay lí giải của ông vẫn còn nguyên giá trị.
Thông điệp của Mises: tư tưởng cai trị thế giới, là điệp khúc được nhắc đi nhắc lại trong tất cả các tác phẩm của ông. Nhưng tư tưởng này được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm Chủ nghĩa tự do. “Kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh”, giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa toàn trị, “sẽ không được giải quyết bằng vũ lực mà bằng tư tưởng. Chính tư tưởng đưa con người vào các nhóm đấu tranh và đặt vũ khí vào tay họ, tư tưởng quyết định vũ khí sẽ được dùng để chống lại ai và vì ai. Cuối cùng, chính tư tưởng chứ không phải vũ khí sẽ quyết định kết quả”, ông đã viết như thế vào năm 1927.
Trên thực tế, chính hi vọng giữ cho thế giới không tiếp tục lao vào hỗn loạn và xung đột đã thuyết phục người ta từ bỏ chủ nghĩa can thiệp của chính phủ và chấp nhận chính sách tự do.
Quỹ Giáo dục Kinh Tế, tháng 8 năm 1985.
Mời các bạn đón đọc Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống của tác giả Ludwig von Mises.
Download ebook
Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống – Ludwig von Mises
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Chủ Nghĩa Tự Do Truyền Thống – Ludwig von Mises Tweet! Cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng…