Chú Chó Nhìn Thấy Gì? – Lật Tẩy Những Góc Khuất Trong Cuộc Sống Xã Hội
Giới thiệu
Chú Chó Nhìn Thấy Gì? – Lật Tẩy Những Góc Khuất Trong Cuộc Sống Xã Hội
Tóm tắt & Review (Đánh giá) sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì? – Lật Tẩy Những Góc Khuất Trong Cuộc Sống Xã Hội của tác giả Malcolm Gladwell.:
Có cùng cấu trúc và giọng văn cân nhắc chỉn chu, song bạn sẽ thấy 19 bài viết trong cuốn sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì đề cập đến những khía cạnh hoàn toàn khác nhau của cuộc sống từ việc:
“Mù tạt giờ đây xuất hiện với cả tá chủng loại. Vì đây ketchup vẫn nguyên xi y dạng?”
“Những điều về sức khỏe phụ nữ mà cha đẻ của thuốc ngừa thai không hề biết”
“Cuộc sống của một người có đáng bị hủy hoại chỉ vì lời buộc tội đạo văn?”… Mỗi bài viết điều có khả năng thu hút bạn, khiến bạn phải ngẫm nghĩ, hay đem lại cho bạn ý niệm lờ mờ nào đó về trí não của kẻ khác”.
Malcolm Gladwell cho rằng, chúng ta nghĩ thế nào không phải là vấn đề chủ yếu. Cái hấp dẫn đó là cách chúng ta nhìn các sự kiện, sự việc thế nào, qua con mắt của người khác, từ trong đầu của một ai đó khác.
Chú chó nhìn thấy gì là tổng hợp những bài viết mà Malcolm Gladwell tâm đắc nhất trong tờ The New Yorker, nơi ông đã là một cây viết từ năm 1996.
Cuốn sách chia làm ba phần:
Phần thứ nhất: viết về những kẻ bị ám ảnh và những người mà Gladwell vẫn ưa gọi là các thiên tài ẩn thân, như Ron Popeil – người đã rao bán chiếc máy Chop -O- Matic; Shirley Polykoff – người hỏi một câu trứ danh “Là nàng hay không phải là nàng? Chỉ có thợ làm tóc của nàng mới đoan chắc”.
Phần thứ hai được dành toàn bộ cho những học thuyết, những cách thức tổ chức kinh nghiệm. Chúng ta nên suy nghĩ ra sao về những người vô gia cư hay những scandal tài chính hay những thảm họa như vụ nổ tàu Challenger?
Phần thứ ba suy ngẫm về cách phán đoán của chúng ta về người khác. Làm cách nào chúng ta biết được liệu ai đó xấu xa, lanh lẹ hay rất giỏi làm việc gì đó?
Xuất bản lần đầu tiên vào ngày 20/10/2009, rất nhanh chóng, Chú chó nhìn thấy gì ngay lập tức trở thành cuốn sách hay nhất, ăn khách nhất ở Mỹ về cả ba chủ đề: báo chí, tiểu luận và tâm lý học lâm sàng. Cuốn sách đưa Malcolm Gladwell trở thành một trong những người khám phá nổi bật nhất về những điều kỳ lạ ẩn giấu trong cuộc sống xã hội.
TÁC GIẢ: MALCOLM GLADWELL
Malcolm Gladwell sinh năm 1963 ở Anh, tốt nghiệp khoa sử Đại học Toronto – Canada. Từ 1987-1996 làm phóng viên thể thao và kinh tế, trưởng chi nhánh New York cho tờ Washington Post. Từ năm 1996 là phóng viên chính thức của Tạp chí The New Yorker.
Từ những kỹ năng có được của một nhà báo xuất sắc, Malcolm Gladwell đã trở thành một trong những tác giả hàng đầu về đề tài khoa học xã hội với rất nhiều cuốn best-seller trên toàn thế giới.
Sách và bài viết của Gladwell thường tiếp cận và giải quyết vào những mối liên hệ đầy bất ngờ, ẩn sau những sự việc trong xã hội và các nghiên cứu khoa học xã hội. Ông cũng thường xuyên đào sâu, mở rộng ý nghĩa, ứng dụng của các nghiên cứu lí thuyết, học thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực xã hội học, tâm lý học, và tâm lý học xã hội. Gladwell được trao cho Huân chương Canada – Huân chương cao quý thứ hai của Canada vào ngày 30 tháng 6 năm 2011.
Tóm tắt
Chú chó nhìn thấy gì là một tập hợp 19 bài viết của tác giả Malcolm Gladwell, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2009. Các bài viết trong cuốn sách đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống xã hội, từ kinh doanh, khoa học, đến tâm lý học.
Review
Malcolm Gladwell là một nhà báo và tác giả nổi tiếng với phong cách viết hấp dẫn và khả năng khám phá những điều thú vị ẩn giấu trong cuộc sống. Trong Chú chó nhìn thấy gì, Gladwell đã thể hiện xuất sắc những điểm mạnh này của mình.
Các bài viết trong cuốn sách được viết một cách lôi cuốn và hấp dẫn, với những dẫn chứng và phân tích sắc sảo. Gladwell đã sử dụng những câu chuyện và nghiên cứu thực tế để giúp người đọc hiểu rõ hơn về những chủ đề mà ông đề cập.
Một số bài viết nổi bật trong cuốn sách bao gồm:
- “Mù tạt giờ đây xuất hiện với cả tá chủng loại. Vì đây ketchup vẫn nguyên xi y dạng?” – Bài viết này tìm hiểu về sự phát triển của ngành công nghiệp mù tạt và lý do tại sao ketchup vẫn giữ nguyên hình thức ban đầu.
- “Những điều về sức khỏe phụ nữ mà cha đẻ của thuốc ngừa thai không hề biết” – Bài viết này kể về câu chuyện của nhà khoa học Gregory Pincus, người đã phát minh ra thuốc ngừa thai. Gladwell cho thấy rằng Pincus đã bỏ qua một số yếu tố quan trọng về sức khỏe phụ nữ khi phát triển thuốc ngừa thai.
- “Cuộc sống của một người có đáng bị hủy hoại chỉ vì lời buộc tội đạo văn?” – Bài viết này tìm hiểu về vụ kiện đạo văn của nhà khoa học Lawrence Summers. Gladwell cho thấy rằng Summers đã bị đối xử bất công trong vụ kiện này.
Đánh giá
Chú chó nhìn thấy gì là một cuốn sách hấp dẫn và bổ ích. Cuốn sách cung cấp cho người đọc những góc nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh.
Điểm cộng:
- Phong cách viết hấp dẫn và lôi cuốn
- Các bài viết được viết một cách chi tiết và đầy đủ thông tin
- Cung cấp cho người đọc những góc nhìn mới mẻ về thế giới xung quanh
Điểm trừ:
- Một số bài viết có thể hơi dài dòng
Kết luận
Chú chó nhìn thấy gì là một cuốn sách đáng đọc dành cho những ai quan tâm đến thế giới xung quanh.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi vẫn thường lẻn vào phòng làm việc của cha và “nghía” qua những giấy tờ bày trên bàn ông. Cha là một nhà toán học. Cha viết trên giấy kẻ ô những hàng dài gọn ghẽ đầy con số và ký hiệu bằng bút chì. Tôi ngồi vắt vẻo bên rìa ghế của cha và nhìn vào mỗi trang giấy với vẻ ngỡ ngàng và kinh ngạc. Thật thần bí làm sao, trước hết là bởi − cha được trả tiền cho những thứ mà vào lúc bấy giờ có vẻ như chỉ là một đống lộn xộn không hơn. Nhưng quan trọng hơn, tôi không tài nào thoát ra khỏi thực tế là con người mình luôn yêu thương thắm thiết nhường kia lại đang tỉ mẩn làm việc gì đó hàng ngày, ngay bên trong đầu óc của ông, mà tôi vẫn chưa thể hiểu được.
Đây thực ra là một phiên bản của những điều mà về sau tôi mới biết được, một điều mà các nhà tâm lý học vẫn gọi là vấn đề trí não của kẻ khác. Những đứa trẻ mới tròn một tuổi ngỡ rằng nếu chúng mê bánh snack Cá vàng, thế thì ắt hẳn cả cha yêu lẫn mẹ yêu cũng đều ưa bánh Cá vàng hết cả. Bọn nhóc chưa thể thấu triệt được rằng những gì có trong đầu óc chúng không giống như những gì tồn tại trong trí não của tất cả những người khác. Chẳng chóng thì chầy, bọn trẻ cũng sẽ bắt đầu hiểu ra rằng cha mẹ không nhất thiết phải yêu thích bánh Cá vàng như chúng, và khoảnh khắc ấy chính là một trong những dấu mốc nhận thức vĩ đại nhất trong quá trình phát triển của nhân loại. Vậy vì đâu một đứa trẻ hai tuổi lại gây nhiều nỗi kinh hoàng đến thế? Là bởi chúng đang kiểm nghiệm một cách có hệ thống một nhận thức thú vị và mới lạ, rằng thứ gì đó mang lại niềm vui thích cho chúng có thể lại chẳng khiến người khác vui thích. Ngay cả khi đã phổng phao khôn lớn, chúng ta cũng không bao giờ đánh mất suy nghĩ hay ho đó. Khi gặp một người làm nghề bác sĩ ở một cuộc hội họp đông đảo, điều đầu tiên chúng ta muốn biết là gì? Không phải là “Anh làm công việc gì ấy nhỉ?” Vì, chúng ta đều biết sơ sơ là bác sĩ thì làm gì rồi. Thay vào đó, chúng ta muốn biết được nếu từ sáng đến tối cứ ở riết bên cạnh những người ốm bệnh thì sẽ ra sao. Chúng ta muốn biết xem trở thành bác sĩ thì sẽ như thế nào, bởi chúng ta chắc như đinh đóng cột là điều đó chẳng hề giống với việc ngồi suốt ngày trước máy vi tính, giảng dạy ở trường học hoặc buôn bán ô tô. Những câu hỏi kiểu đó chẳng hề ngốc nghếch hay hiển nhiên chút nào. Sự hiếu kỳ về đời sống nội tại bên trong những công việc ngày-qua-ngày của người khác là một trong những điều căn bản nhất của những nguồn thúc đẩy con người, và cũng chính là nguyên cớ dẫn tới những ghi chép mà bạn đang cầm trên tay đây.
Tất cả các phần trong cuốn Chú chó nhìn thấy gì đều được lấy từ tờ The New Yorker, tờ báo tôi đã cộng tác và viết bài từ năm 1996. Trong rất nhiều bài viết mà tôi đã chấp bút trong suốt thời gian đó, những phần này khiến tôi tâm đắc nhất. Tôi nhóm chúng lại thành ba phần. Phần thứ nhất nói về những kẻ bị ám ảnh và những người tôi vẫn ưa gọi là các thiên tài ”nhỏ lẻ” − không phải Einstein, Winston Churchill, Nelson Mandela hay những kiến trúc sư siêu quần bạt chúng của thế giới, mà là những nhân vật như Ron Popeil, người đã rao bán chiếc Chop-O-Matic, và Shirley Polykoff, người đã đặt một câu hỏi trứ danh: “Liệu nàng có nhuộm hay là không? Chỉ thợ làm tóc của nàng biết được.”. Toàn bộ phần thứ hai được dành cho những học thuyết, những cách thức tổ chức kinh nghiệm. Chúng ta nên suy nghĩ thế nào về những người vô gia cư, những xì-căng-đan tài chính hoặc những thảm họa như vụ nổ tàu Challenger? Phần thứ ba lại dành để suy ngẫm về những tiên đoán của chúng ta về người khác. Làm cách nào chúng ta biết được liệu ai đó xấu xa, lanh lẹ hay rất giỏi làm việc gì đó? Như bạn sẽ thấy, tôi nghi ngờ về việc chúng ta có thể đưa ra mỗi đánh giá kiểu này chính xác tới độ nào.
Và vượt trên tất thảy những điều nhỏ lẻ này, việc chúng ta nghĩ thế nào không phải là vấn đề chủ yếu. Thay vào đó, tôi thấy hứng thú hơn với việc miêu tả những suy ngẫm của một ai đó về người vô gia cư hay tương cà hay các xì-căng-đan tài chính. Tôi không biết phải rút ra kết luận gì về vụ nổ tàu Challenger. Với tôi, đó chỉ là một đám lộn xộn tạp nham − những cột số má cùng ký hiệu không thể lý giải nổi được in gọn ghẽ trên giấy kẻ ô. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào những vấn đề ấy qua con mắt của ai đó, từ trong đầu của một người khác thì sao nhỉ?
Ví như, bạn sẽ tình cờ đọc đến một bài viết mà trong đó tôi cố gắng nhận ra sự khác biệt giữa “đờ người” và “hoảng loạn”. Bài báo đó được khơi gợi từ vụ nổ máy bay chết người của John F. Kennedy hồi tháng bảy năm 1999. Anh là một phi công thiếu kinh nghiệm trong điều kiện thời tiết xấu, người đã “mất định hướng không gian” (như các phi công vẫn thường hay nói) và bổ nhào xuống theo đường xoáy trôn ốc. Để hiểu được những gì anh đã trải qua, tôi nhờ một viên phi công đưa tôi lên cao bằng chiếc phi cơ tương tự như chiếc Kennedy đã bay, trong cùng điều kiện thời tiết như vậy và bảo anh ta bổ nhào theo hình xoáy trôn ốc. Đó không phải một mánh lới khuếch khoác. Mà là đòi hỏi bức thiết. Tôi muốn hiểu được tai nạn máy bay kiểu đó sẽ như thế nào, bởi nếu bạn muốn lý giải được vụ nổ đó, thì chỉ đơn giản biết Kennedy đã làm gì là chưa đủ. Bài viết “Vấn đề hình ảnh” đề cập đến việc làm thế nào để hiểu được những hình ảnh từ vệ tinh, ví như những bức ảnh mà nội các của Bush nghĩ là họ có được về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Saddam Hussein. Tôi bắt tay vào chủ đề đó vì đã dành cả buổi chiều cùng một bác sĩ X-quang quan sát những phim nhũ ảnh, và ngay giữa lúc đó − hoàn toàn bất ngờ − ông bỗng nói rằng ông tưởng tượng những vấn đề mà những người như ông gặp phải khi đọc phim X-quang chụp vú hẳn rất giống với những vấn đề mà nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) vấp phải khi xem các bức ảnh chụp từ vệ tinh. Tôi muốn biết điều gì đã diễn ra trong đầu ông bác sĩ, còn ông thì lại hiếu kỳ rằng điều gì diễn ra trong trí não của các đặc vụ CIA. Tôi vẫn nhớ, vào khoảnh khắc ấy, tôi đã cảm thấy choáng váng vô cùng. Sau đó, có hẳn một bài viết mà tựa đề được lấy làm tên cho cuốn sách này. Đó là bài viết về tiểu sử sơ lược của Cesar Millan − một nhân vật được mệnh danh là người thuần hóa khuyển. Millan có thể xoa dịu những con vật cuồng nộ và hung hăng nhất chỉ bằng những cái ve vuốt của bàn tay. Điều gì diễn ra trong đầu Cesar khi anh làm việc đó? Đó chính là thứ khơi gợi cảm hứng cho tôi viết bài báo này. Nhưng sau khi tôi đã thực hiện được một nửa bài viết, tôi nhận ra có một câu hỏi thậm chí còn hay hơn: Khi Millan trình diễn ngón phép thuật của mình, điều gì xảy ra trong trí não của chính con chó? Đó là điều chúng ta thực sự muốn biết − con chó đã thấy gì?
Mời các bạn mượn đọc sách Chú Chó Nhìn Thấy Gì? – Lật Tẩy Những Góc Khuất Trong Cuộc Sống Xã Hội của tác giả Malcolm Gladwell.
Download
Chú Chó Nhìn Thấy Gì? – Lật Tẩy Những Góc Khuất Trong Cuộc Sống Xã Hội
Giới thiệu Chú Chó Nhìn Thấy Gì? – Lật Tẩy Những Góc Khuất Trong Cuộc Sống Xã Hội Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh giá) sách Chú Chó Nhìn Thấy…