Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa

Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa

[toc]


Giới thiệu ebook

Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa


Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (Hán-Nôm: 指南玉音解義) là cuốn từ điển Hán-Nôm cổ nhất trong lịch sử tiếng Việt. Nó được biên soạn vào năm Tân Tỵ giữa thế kỷ 15 và thế kỷ 18. Ba bản cũ nhất còn lại được lưu tại Viện Viễn Đông Bác cổ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, và Hiệp hội Châu Á. Trong số bản này, bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm được cho là bản cũ nhất và bản Hiệp hội Châu Á (1761) được cho là mới nhất.

Tác phẩm này mở đầu với hai lời tựa khác nhau: văn xuôi chữ Hán và thơ Nôm riêng. Theo tác giả, từ điển này đều có ích cho khoa cử và để đọc các kinh điển Phật giáo. Lời tựa Nôm bắt đầu với lục bát, tiếp tục với thơ song thất lục bát, và kết thúc với lục bát. Nó đẩy mạnh một quan điểm thuộc về văn hóa Đại Việt đương thời để tương phản với giới “chính thống” của hoàng gia. Nó bỏ qua vai trò của Trung Quốc và chữ Hán trong sự phát triển của ngôn ngữ và khen ngợi chữ ghép là cách tạo chữ chính đáng của thánh hiền. Khác với lời tựa Nôm, lời tựa Hán chú trọng chữ ghép là lý do Trung Quốc có thể phát triển, và nó hoàn toàn bỏ qua khái niệm chữ Nôm. Theo lời tựa này, từ điển giải nghĩa cho tự điển Chỉ nam phẩm vị (指南品彙) của Sĩ Nhiếp.

Tác phẩm có 3.394 mục từ sử dụng chữ Nôm để giải thích từ chữ Hán. Theo Trần Xuân Ngọc Lan, 82% các chữ Nôm trong từ điển là chữ mượn âm, còn chỉ 18% là chữ ghép.

Có nhiều tranh cãi về tác giả và năm xuất bản của tác phẩm này. Cuốn sách không cho biết năm cụ thể. Tựa sách chỉ cho biết “niên thứ Tân Tị mạnh xuân cốc nhật” (年次辛巳孟春榖日). Ngoài ra, các bản còn lại được ký tên khác nhau. Dựa theo tên ký “túc tăng Pháp Tính” trong bản Hiệp hội Châu Á và bản của Nguyễn Tài Cẩn, Trần Văn Giáp và Đào Duy Anh cho rằng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, con gái Chúa Trịnh Tráng, biên soạn. Tuy nhiên, Lê Văn Quán, Trần Xuân Ngọc Lan, và Nguyễn Đình Hòa về sau cho rằng cuốn sách chắc không do người thuộc giới nữ biên soạn. Nguyễn Đình Hòa cũng chỉ ra rằng bản Hiệp hội Châu Á cũng đề “hoàng triệu Cảnh Hưng nhị thập nhị”, tức năm 1761, nhưng các bản cũ hơn không có lời ghi này. Keith W. Taylor cho rằng tựa sách và từ điển có thể có hai tác giả khác nhau; ông và Trần Xuân Ngọc Lan chỉ ra rằng bản Viện Nghiên cứu Hán Nôm không có danh hiệu “túc tăng” và có lẽ được xuất bản năm 1641. Ngô Đức Thọ cho rằng nó được xuất bản năm 1401 vì chữ húy kỵ,[8] nhưng John D. Phan tranh cãi lý lẽ này và ủng hộ những lý lẽ rằng tác phẩm được xuất bản năm 1641.

***
Trong kho tàng di sản thư tịch Hán Nôm của nước ta có một cuốn sách mà giới nghiên cứu Hán Nôm cả trong và ngoài nước phần nhiều đều đã biết tiếng. Đó là cuốn Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa. Nói là biết đến nhưng cũng chỉ là mới mấy chục năm gần đây, người nói đến sớm nhất, mà tại đây tôi xin bày tỏ sự biết ơn, chính là cố học giả danh tiếng Trần Văn Giáp(1). Dù một số ý kiến của cụ về sau có những nhà nghiên cứu nêu lên để thảo luận đi sâu nghiên cứu, nhưng trên tất cả và đặc biệt có ý nghĩa là nhờ có đôi mắt tinh đời của nhà thư tịch học Thúc Ngọc mà giới nghiên cứu ngày nay mới biết đến để sử dụng và nghiên cứu về CNNÂ. Có nhiều vấn đề để nghiên cứu CNNÂ về niên đại biên soạn và niên đại bản in, về tác giả và nội dung biên soạn. Để cho được ngắn gọn, bài này tôi chỉ nghiên cứu và thông báo về kết quả nghiên cứu của tôi về niên đại của bản in và qua đó cũng tiến được một bước trong việc xác định tác giả.

Trong bài viết của mình cụ Trần đã giới thiệu khá rõ về văn bản CNNÂ mà bản in cụ đã nêu rõ là bản AB.372 của Thư viện Khoa học xã hội, tức là bản đã chuyển sang Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) hiện nay. Nhưng điều khó khăn liên quan đến việc xác định năm khắc in là trên văn bản không có dòng niên hiệu thường thấy, mà chỉ có năm can chi: 年 次 辛 巳 孟 春 榖 日 (Niên thứ Tân Tị mạnh xuân cốc nhật).

Cả 7 trang ảnh kèm theo trong bài của cụ Trần đều chụp từ bản AB.372. Nhưng sau khi nói về bản này, Cụ có dẫn một bản khác mà cụ cho biết: “Gần đây tôi lại mới mượn được của ông bạn Phùng Uông một bản sách CNNÂ bản in cổ, có đủ tờ mặt sách đến cuối cùng, cũng giống như bản in cổ của thư viện mà đủ hơn và in rõ hơn”.

Cứ như Cụ nói, thì tờ mặt sách ở bản của Thư viện đã rách mất, mà ảnh tờ mặt sách in kèm bài vẫn là ảnh của bản Thư viện nhưng lấy từ bản chụp microfilms số 3836 do EFEO đã chụp từ trước. Còn tờ bìa ở bản sách của tôi thì từ lâu đã bị rách mất mảng lớn, chỉ còn mấy góc, nhưng nhờ có ảnh ấy, so qua cũng thấy giống bìa của bản Thư viện.
Sau khi giới thiệu bản ông Phùng Uông như trên, cụ Trần phiên và dịch đủ cả hai bài Tựa Nôm và Hán. Cuối bài Tựa chữ Hán không thấy phiên âm dòng có năm can chi, nhưng cuối có dịch dòng niên hiệu là “Hoàng triều niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22 năm Tân Tị tháng giêng ngày tốt (1761)”.

Tôi chưa được xem bản của cụ Phùng Uông, nhưng theo mô tả của Trần Xuân Ngọc Lan (TXNL) chắc đúng, vì so sánh các bản in chị cho biết ở bản của ông Đoàn Khoách – sao chụp từ bản in kí hiệu HM.2225 của Thư viện Hội á Châu (Paris) có dòng chữ như cụ Trần dịch trên mà nguyên văn chữ Hán là: “Hoàng triều Cảnh Hưng nhị thập nhị niên tuế thứ Tân Tị mạnh xuân cốc nhật”.

Trước đây khi khảo cứu văn bản CNNÂ chị TXNL có đến xem và đối chiếu sơ qua với bản của tôi, tuy không dẫn kỹ nhưng có nói đến, nhân đây ghi lại để biết địa chỉ các bản in CNNÂ mà tác giả luận án đã điều tra hơn 20 năm về trước:

CNNÂ hiện có 7 truyền bản in và chép tay đang lưu trữ ở thư viện và ở tư nhân.

Ở thư viện: Thư viện Thông tin Khoa học Xã hội giữ bản in, ký hiệu AB.372 (viết tắt bản T) và hai bản chép tay, ký hiệu VNv.201 và AB.163. Cả hai bản chép tay đều không đề tên người chép. Bản AB.163 do Viện Viễn Đông Bác Cổ thuê chép. Bản VNv.201 tiếp thu được từ Thư viện Long Cương của Cao Xuân Hạo sau Hòa Bình.

Thư viện Societe Asiatique (Hội châu Á) lưu trữ một bản in, ký hiệuHM. 2225 (viết tắt bản S). Hiện anh Đoàn Khoách có phóng ảnh của bản này.

Ở tư nhân: Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có một bản in (viết tắt bản NTC): Ông Phùng Uông và anh Ngô Đức Thọ mỗi người đều có một bản in”.

Như vậy có thể biết niên đại Cảnh Hưng Tân Tị (1761) mà tác giả đã ghi chỉ là niên đại của một bản in CNNÂ – cụ thể là bản của cụ Phùng Uông và bản của ông Đoàn Khoách (tức bản của HAC). Còn các bản: Bản AB.372 của VNCHN, bản của GS. Nguyễn Tài Cẩn và bản của Ngô Đức Thọ đều thuộc loại không có mấy chữ Hoàng triều Cảnh Hưng…, mà chỉ có 8 chữ “niên thứ Tân Tị” như đã mô tả ở trên.

Sau bài của cụ Trần có các tác giả sau đây lần lượt trao đổi hoặc có liên quan đến bài của Cụ: Hoa Bằng, Nguyễn Tài Cẩn, Đào Duy Anh, Lê Văn Quán và Trần Xuân Ngọc Lan(2). Để cho khỏi rối, bài này của tôi phải bám chặt vấn đề, chỉ đề cập đến ý kiến của các tác giả trên khi cần thiết phải có sự so sánh nhận xét trực tiếp. ở đây chúng ta đang bàn đến vấn đề năm Tân Tị – niên đại của bản in CNNA, Lê Văn Quán (LVQ) và TXNL là hai tác giả có trực tiếp khảo cứu vấn đề này. Cả hai tác giả đều đưa ra những chứng cứ, biện luận mà tóm tắt thì Lê Văn Quán kết luận:

“Cuối cùng, chúng ta chỉ có một con đường giải thích thỏa đáng hơn cả. Sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa xuất hiện phải sau khi những cứ liệu phân tích ở trên ra đời, nghĩa là phải sau thế kỷ XVI. Vì đấy là tiền đề và cũng là điều kiện cần thiết để tác giả hoàn thành tác phẩm”.

“Sau thế kỷ XVI” – như lời LVQ nói – tức là thế kỷ XVII, nhưng cụ thể là năm nào thì bỏ ngỏ, mà đồng thời cũng không thấy nói gì đến Tân Tị nữa.

Sau LVQ, TXNL nói rõ cho biết Tân Tị 1761 là niên đại ở bản chụp của ông Đoàn Khoách (cũng tức là ở bản in của HAC). Nhưng lường trước khả năng còn có một Tân Tị trước 1761, TXNL lần lượt theo niên biểu mà kê ra các năm Tân Tị trước: 1701 (Chính Hòa 22), 1641 (Dương Hòa 7), 1581 (Quang Hưng 4), 1521 (Lê Chiêu Tông, Quang Thiệu 6), 1461 (Lê Thánh Tông, Quang Thuận 2). Đến mốc 1461, TXNL dừng lại và giải thích rằng: “Sở dĩ chúng tôi dừng lại ở đây là vì nhiều chứng cứ về chữ Nôm, về tính chất của hệ thống chú âm, về địa danh v.v… không cho phép tác phẩm có thể biên soạn xong vào những năm Tân Tị sớm hơn “(tr.16).

Tính đến những Tân Tị trước 1761 là đúng, nhưng TXNL dừng lại ở Tân Tị 1461 và cho rằng không thể là Tân Tị nào sớm hơn thì ý kiến của tôi hoàn toàn khác, như sẽ trình bày dưới đây.
 

Mời các bạn đón đọc Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa của tác giả Trần Xuân Ngọc Lan.

Download ebook

Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa


FULL:


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa Tweet! Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa (Hán-Nôm: 指南玉音解義) là cuốn từ điển Hán-Nôm cổ nhất trong lịch sử tiếng…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose