Cẩm Nang Tự Học IELTS
[toc]
Giới thiệu ebook
Cẩm Nang Tự Học IELTS
Boring
Đó là tất cả những gì chúng ta cảm nhận được khi đọc phần lớn các sách IELTS hiện nay. Nhưng “boring” còn có thể tha thứ được nếu như chúng thật sự có hiệu quả. Đáng buồn, phần lớn các sách IELTS hiện nay mình cho rằng không hiệu quả.
Vấn đề của các sách IELTS hiện nay không phải là thiếu từ vựng, thiếu ngữ pháp hay thiếu kinh nghiệm hoặc bí quyết làm bài thi IELTS cũng như học tiếng Anh. Vấn đề nằm ở chỗ hầu như tất cả các sách trên thị trường đã “quên” mất một thứ quan trọng nhất.
Đó là Tâm lý (belief system).
Tâm lý mới là nguyên nhân số một quyết định số điểm IELTS của bạn. Mỗi người chúng ta tồn tại một hệ thống tâm lý (belief system) khác nhau do được nuôi dưỡng, giáo dục trong các môi trường khác nhau.
Tâm lý có liên quan đến văn hóa, lối tư duy, môi trường sống và nhận thức. Nó khiến bạn hành động mà không suy nghĩ. Nó khiến cho hành động của bạn khác với người khác và hành động của người khác khác hoàn toàn với bạn. Nó khiến cho chúng ta khác nhau. Nó quyết định mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta… một cách vô thức.
Những gì bạn và bạn của bạn hiểu về IELTS hiện nay được hình thành bởi truyền thông, nhà trường, xã hội, bạn bè, gia đình, sách báo và thậm chí là các trang mạng xã hội như Facebook. Nhưng liệu nhận thức của bạn (và bạn của bạn) về IELTS và quá trình học IELTS hiện nay có thực sự giúp bạn đạt được mục tiêu?
Khả năng cao là không.
Đơn giản là vì belief system của phần lớn người học IELTS (hay tiếng Anh nói chung) đã bị bóp méo. Chính vì vậy, việc học từ vựng, ngữ pháp hay kỹ năng dù hăng say đến đâu cũng trở nên gần như vô tác dụng. Trước khi học, bạn phải thay đổi cái belief system trước.
Cuốn sách này khác với các cuốn sách khác ở chỗ nó tập trung thay đổi belief system của bạn thay vì cố nhồi nhét thêm từ vựng hay ngữ pháp khiến bạn… gấp sách lại để năm sau đọc tiếp.
Bây giờ, bạn hãy nhắm mắt và tự hỏi:
Đã bao giờ bạn mong muốn ai đó thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của bạn về IELTS? Mà bạn vẫn chưa làm được?
Cuốn sách này viết ra chỉ với mục đích như vậy. Biến mong muốn nhỏ nhoi đó của bạn trở thành hiện thực. Bạn sẽ sớm phát hiện ra, đây không giống như một cuốn sách nào đó mà bạn đã từng đọc rồi cất đi. Cuốn sách này sẽ để lại một dấu ấn mạnh trong cuộc đời bạn.
Bạn sẽ thay đổi hoàn toàn belief system, once and for all.
Mình nhận được nhiều câu hỏi về “bí quyết” luyện thi IELTS và cũng có cơ hội lắng nghe, trao đổi về hoàn cảnh của mỗi bạn. Mình cũng không muốn giấu giếm gì và sẽ chia sẻ hết toàn bộ những gì mà mình biết. Có thể các bạn sẽ thấy mình lặp đi lặp lại một số ý. Các bạn có thể coi đây là một hình thức tẩy não. (Từ “tẩy não” được sử dụng trong cuốn sách này với ý nghĩa tích cực. Không giống với cách mà các phương tiện truyền thông – marketing hay dùng để tẩy não người tiêu dùng nhằm đạt được mục đích hoặc lợi ích nhóm. Bạn đọc có thể hiểu “tẩy não” ở đây là bước tẩy bỏ và rửa sạch những cặn bám trong cách tư duy, nhận thức để quá trình học ngôn ngữ diễn ra đơn giản và thuận lợi hơn).
Hy vọng điều đó sẽ giúp ích cho các bạn!
Công thức của mình rất đơn giản (nhưng không phải ai cũng làm được):
CÁCH HỌC ĐÚNG → ĐAM MÊ
ĐAM MÊ → CHĂM CHỈ
CHĂM CHỈ → KẾT QUẢ
Dựa trên công thức trên, nếu cách học bị sai, thì cái nút “đam mê” sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến “chăm chỉ” bị ảnh hưởng, làm cho “kết quả” không cao. Điều này dẫn tới việc bạn không thể ngồi học lâu được, và lúc nào cũng thấy khó khăn và mệt mỏi.
Vì vậy, khi học tiếng Anh (cụ thể là IELTS), bạn cần học càng đơn giản càng tốt, càng ít sách càng tốt, càng ít thầy càng tốt. Nhưng hãy luyện tập thật nhiều. Viết nhiều, nói nhiều, nghe nhiều, đọc nhiều.
Để làm được điều này, bạn cần có đam mê. Để đam mê, bạn cần cách học đúng. Như vậy, lại một lần nữa, chúng ta cần cách học đúng.
Thế, bạn có muốn biết mình học tiếng Anh như thế nào không???
READING: Nếu bạn đến nhà mình, các bạn sẽ thấy KHÔNG có nhiều sách IELTS, không có nhiều ứng dụng (apps) học tiếng Anh trên điện thoại (hay nói chính xác là không có app nào cả), thậm chí đến cả ebook IELTS trong laptop cũng không có luôn. Vì mình học tiếng Anh với Google. Từ nào không biết là mình tra Google, chỉ cần gõ từ khóa và vài cú click sẽ hiện lên định nghĩa, phát âm, từ đồng nghĩa (synonym). Tìm xem nghĩa nào phù hợp với bài đọc. Không bao giờ nghiên cứu tất cả các nghĩa của một từ, vì nó sẽ khiến cho chúng ta bị loạn. Mục đích của việc tra từ là để giúp chúng ta đọc HIỂU bài đọc, chứ không phải để học từ. Sau đó lật sang tab Google Image xem ảnh liên quan đến từ đấy, rồi lên Google News xem cách báo chí dùng từ đấy như thế nào. Những thao tác này chỉ hết 9 giây, nhờ nó mình học được một từ và không bao giờ quên từ vừa học.
Nếu học theo cách học truyền thống, bạn sẽ phải lật từ điển giấy, mà từ điển giấy đâu có khả năng giải thích thuật ngữ, và nhất là cụm từ. Nhưng Google có thể.
Khi mình học và thi chứng chỉ Food Handling Certification ở Canada, có rất nhiều bài đọc dài và nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Nếu dùng từ điển giấy thì cứ 10 từ/cụm từ mình tra có lẽ chỉ có 5 từ mình hiểu, và trong 5 từ đấy may ra có 1 từ được giải thích cặn kẽ, trong khi thời gian bỏ ra để tra từ quá nhiều.
Một số ví dụ như: Cross-contamination, Bacterial Intoxication, Blast Chiller, Food-borne illness, flow of foods, a carrier,…
Từ điển giấy có thể giúp mình hiểu được bao nhiêu từ trong số này?
Nhờ Google, mình đã hoàn thành chứng chỉ trong 3 ngày.
Để được điểm Reading cao, chúng ta cần phải đọc thật nhiều. Để đọc nhiều, chúng ta cần đam mê. Để có đam mê, ta cần cách học đúng (như mình đã trình bày ở trên).
Vậy, hằng ngày mình đọc những gì?
– Giáo trình về các chủ đề: Business, Accounting, Law, Taxation, Finance (đọc RẤT nhiều)
– Báo giấy (đọc hằng ngày, đọc rất nhiều)
– Tạp chí (thi thoảng)
– Sách về các đề tài: Business, Self-Help, Psychology, Health (thi thoảng)
Nếu trước đây mình đọc 3 bài Reading IELTS/ngày đã thấy mệt, thì hiện nay, khối lượng nội dung mình đọc mỗi ngày gấp 10-20 lần. Nhưng tại sao mình không thấy mệt? Vì mình đọc nội dung mình thích, không phải với quyển từ điển bên cạnh, mà là với “anh” Google.
LISTENING: Đây là kỹ năng dễ nhất và có thể nói là dễ ăn điểm. Tất nhiên, để được điểm cực kỳ cao, bạn cần phải cẩn thận khi viết câu trả lời.
Nếu bạn thấy họ nói nhanh quá, nghe không hiểu thì cũng không nên quá lo lắng vì sẽ có một ngày, kể cả khi bạn không tập trung nghe, bạn vẫn sẽ hiểu được hết những điều người ta nói. Đây là quy luật tự nhiên. Để đạt được điều này, bạn cần nghe thụ động một thời gian đầu cho quen, và nghe chủ động khi bạn đã tiến bộ.
Nếu bạn là Beginner, bạn nên nghe thụ động. Vì sao? Vì bạn sẽ không bị áp lực và không cảm thấy chán học. Đồng thời, bạn sẽ quen dần với các âm và cách họ biểu cảm. Khi làm bài nghe, nên ghi chú lại và lưu ý không nên kéo dài thời gian nghe thụ động quá lâu.
Còn nếu bạn là Non-beginner, bạn không nên nghe thụ động nữa. Vì như vậy sẽ khiến bạn mất tập trung và phản xạ không nhạy. Hãy luôn luôn nghe chủ động bằng cách đặt lại câu hỏi, điền từ, trả lời câu hỏi. Ngoài ra, không nên ghi quá nhiều, chỉ lấy những chỗ nào thật quan trọng. Một bài nghe không nên ghi nhiều hơn 5 từ. Ghi càng nhiều càng loạn.
Cách mình thường dùng để tăng kỹ năng nghe gồm:
– Nói chuyện với Tây, xem phim Mỹ hay phim truyền hình Mỹ (không nên dùng phụ đề),
– Nghe nhạc Âu – Mỹ,
– Xem các kênh YouTube sử dụng tiếng Anh,
– Làm bài thực hành,…
SPEAKING: Bài thi Speaking sẽ dễ nếu như bạn luyện nói với dân bản xứ. Các bạn cần một chút tự tin nếu không muốn mất tiền đi học trung tâm. Có thể tổ chức các nhóm ra Hồ Gươm hay Nhà thờ Đức Bà làm bảng khảo sát (questionnaire) về các chủ đề xã hội tự chọn như: Giao thông, Việt Nam, Khoa học, Môi trường,…
Đây là hoạt động bổ ích nhất, và miễn phí khi học Speaking. Người nước ngoài khi đến Việt Nam thường rất mong có người Việt ra bắt chuyện với họ. Nếu bạn chạy đến nói chuyện, họ sẽ rất vui và nói chuyện với bạn cực kỳ thoải mái.
Ngoài ra để luyện kỹ năng Speaking tốt thì kỹ năng nghe cũng phải luyện nhiều.
Bên cạnh đó, bạn không được ngại thể hiện suy nghĩ hay ngại nói về bản thân. Chỉ khi các bạn có thể nói về bản thân thật tốt và tự tin, thì chủ đề nào các bạn cũng thấy dễ.
Tránh xa các lớp học có giáo viên phát âm không chuẩn. Đây là các lớp làm tiếng Anh của bạn kém đi, chắc chắn đấy! Vì đó không phải tiếng Anh-Anh hay Anh-Mỹ mà là Anh-Việt.
Mỗi khi làm việc chân tay gì đó, bạn có thể cho bộ não vận động bằng cách nói tiếng Anh một mình, về một chủ đề mình thích hoặc chọn chủ đề dễ. Đây là cách mình áp dụng suốt ngày. Lúc nào rảnh cũng nói tiếng Anh một mình, nói các chủ đề.
Về phát âm, mình học theo bộ CD duy nhất là Pronunciation Workshop. Không học thêm tài liệu/sách/thầy nào khác.
Không nên học thuộc theo kiểu transcript speaking (ghi lại những gì mình nghe), vì cách này sẽ khiến bạn bị loạn và sợ học Speaking kinh khủng mỗi khi nói không khớp. Đây là cách dễ dàng nhất để khiến bạn sợ học.
TÓM TẮT
1. Cách học đúng → Đam Mê → Chăm Chỉ → Kết quả.
2. Không cần nhiều sách + apps + ebook để học IELTS. Càng ít càng tốt.
3. Để có nền tảng tốt cho kỹ năng Speaking, bạn phải học thật tốt kỹ năng Listening.
Mời các bạn đón đọc Cẩm Nang Tự Học IELTS của tác giả Kiên Trần.
Download ebook
Cẩm Nang Tự Học IELTS
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Cẩm Nang Tự Học IELTS Tweet! Boring Đó là tất cả những gì chúng ta cảm nhận được khi đọc phần lớn các sách IELTS hiện…