Cái Cười của Thánh nhân – Nguyễn Duy Cần

Cái Cười của Thánh nhân – Nguyễn Duy Cần

[toc]


Giới thiệu ebook

Cái Cười của Thánh nhân – Nguyễn Duy Cần


Cái Cười Của Thánh Nhân không chỉ là một quyển biên khảo về văn chương u mặc phương Đông, mà còn hàm chứa trong nó những giá trị nhân văn. Những câu chuyện cổ, những bài văn u mặc trong quyển sách cho ta thấy cuộc đời dưới một lăng kính khác hài hước hơn, thú vị hơn và sâu sắc hơn. Một cuốn sách không chỉ để mua vui mà còn khiến người đọc phải suy ngẫm.

“Cái cười của Thánh nhân” là tiếng cười của người thoát vòng tục lụy, tiếng cười vang của con người tự do, tiếng cười vang vọng ngàn năm khắp mấy cõi trời… Đó là tiếng cười của Lão Tử, của Trang Tử và của bao hiền nhân khác biết tung tăng đùa chơi với cuộc đời.

Nguyễn Duy Cần đã mượn chuyện ngàn xưa để cười chuyện thời nay đó! Chúng ta đang ở trong một thế giới vật chất đầy đủ nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhưng tinh thần của chúng ta mệt lắm, khổ lắm bởi tầm nhìn, tầm nhận thức của chúng ta. Chúng ta đang sống vì những việc mà mình cho là quan trọng lắm, giá trị lắm, cần thiết lắm và những cuộc tranh giành, chiến tranh, đau khổ cũng vì đó mà diễn ra…

Dường như cuộc sống đang thiếu vắng dần sự bình yên, thiếu vắng dần hạnh phúc! Đọc Cái cười của Thánh Nhân để chúng ta biết cười mình, biết xót xa thân phận của mình và biết tự giải thoát để có tiếng cười đầy hoan lạc trong cuộc đời.

– Bác sĩ Trương Thìn, 27/02/2012
***

Một nhà văn tây phương có viết:

“Tình yêu là một vị thần bất tử,
U mặc là một lợi khí,
Cười là một sự bổ ích.
Không có ba cái đó, không đủ nói đến văn hóa toàn diện”

Cười đùa quả là một sự bổ ích, u mặc quả là một lợi khí căng thẳng, ngột ngạt, cái khô khan của những chủ thuyết một chiều, cái máy móc của tâm hồn do văn minh cơ khí điều khiển uốn nắn… đang biến loài người thành những bộ máy vô hồn, không dám nói những gì mình nghĩ, không dám làm những gì mình muốn… mà chỉ thở bằng cái mũi của kẻ khác, nhìn bằng cặp mắt của kẻ khác, nghe bằng lỗ tai của kẻ khác… theo nghệ thuật tuyên truyền siêu đẳng của văn minh cơ khí ngày nay! Một con người hoàn toàn là sản phẩm của xã hội, chưa biết sống và dám sống theo ý mình… đó là mục tiêu chính mà u mặc nhắm vào.

Chính u mặc đã khiến cho bà Roland, khi lên đoạn đầu đài đã “cười to” với câu nói bất hủ này: “Ôi Tự Do, người ta đã nhân danh mi mà làm không biết bao nhiêu tội ác!”

Lâm Ngữ Đường, mà trí thức Trung Hoa tặng cho danh hiệu “u mặc đại sư” có nói: “U mặc là một phần rất quan trọng của nhân sinh, cho nên khi mà nền văn hóa của một quốc gia đã đến một trình độ khá cao rồi ắt phải có một nền văn hóa u mặc xuất hiện”.

U mặc xuất hiện là để đặt lại mọi nghi vấn về các giá trị thông thường của xã hội mà đời nào cũng tự do là “văn minh nhất” lịch sử! Nhà văn Georges Duhamel khuyên người Tây Phương, trong hoàn cảnh hiện thời, cần phải đặt lại tất cả mọi giá trị của văn minh, vì chưa có xã hội nào trong văn minh lịch sử mà người trong thiên hạ điêu linh thống khổ bằng! Ở xã hội Trung Hoa ngày xưa, thời Xuân Thu Chiến Quốc, một thời đại điêu linh nhất đã phải sinh ra một ông Lão, một ông Trang, để đặt lại tất cả mọi giá trị của xã hội đương thời.

Nhà văn họ Lâm cho rằng: “Tinh thần ở u mặc Trung Hoa ngày xưa cũng đã thấy bàng bạc ngay trong kho tàng ca dao Trung Quốc. Trong Kinh Thi, Thiên Đường Phong, một tác giả vô danh, vì thấy rõ cái “trống không” của cuộc đời hết sức vô thường của con người, đã trào lộng hát lên:

Ngài có xe ngựa, sao không cưỡi, không tế…
Đợi lúc chết rồi, kẻ khác hưởng đi mất thôi!

Đó là một phần nào đã bộc lộ cái trạng thái u mặc.

Mời các bạn đón đọc Cái Cười của Thánh nhân của tác giả Nguyễn Duy Cần.

Download ebook

Cái Cười của Thánh nhân – Nguyễn Duy Cần


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:www.truongdinh.vn@gmail.com

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

[toc] Giới thiệu ebook Cái Cười của Thánh nhân – Nguyễn Duy Cần Tweet! Cái Cười Của Thánh Nhân không chỉ là một quyển biên khảo về văn chương u…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close