Các Luận Đề Triết Học

Các Luận Đề Triết Học

Giới thiệu

Các Luận Đề Triết Học


Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Các Luận Đề Triết Học của tác giả Bertrand Russell & Lưu Văn Hy (dịch):

Trong những trang tiếp theo, tôi đã tự giới hạn chủ yếu vào các vấn đề triết học liên quan đến vấn đề tôi cho là có thể nói điều gì đó tích cực và mang tính xây dựng, vì sự phê bình thuần tiêu cực có vẻ như không thích hợp. Vì lý do này, thuyết tri thức chiếm một khoảng lớn hơn siêu hình học trong tập sách hiện nay, và một số chủ đề được các triết gia thảo luận nhiều, nếu không muốn nói tất cả, được đề cập rất ngắn.
Tôi đã tìm được sự trợ giúp có giá trị từ các tác phẩm chưa xuất bản của G.E. Moore kvaf J.M. Keynes: từ G.E. Moore, về các mối quan hệ giữa dữ liệu tri giác (sense data) với các đối tượng vật chất, và từ Keynes, về khả năng có thể xảy ra và phương pháp quy nạp. Tôi cũng có lợi rất nhiều bởi những bình phẩm và những đề nghị của giáo sư Gilbert Mury. 

***

Tóm tắt:

Theo Bertrand Russell, giá trị của triết học nằm ở khả năng giúp chúng ta suy nghĩ một cách phê phán và sáng tạo về thế giới xung quanh. Triết học không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức, mà còn giúp chúng ta phát triển khả năng suy luận, phân tích, và đánh giá các vấn đề một cách khách quan.

Review:

Russell cho rằng triết học có giá trị vì nó giúp chúng ta thoát khỏi những định kiến và niềm tin mù quáng. Khi chúng ta bắt đầu suy nghĩ triết học, chúng ta sẽ nhận ra rằng những sự việc quen thuộc nhất hàng ngày cũng có thể dẫn đến những vấn đề phức tạp và khó giải quyết. Điều này giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ một cách toàn diện hơn.

Ngoài ra, triết học còn có giá trị vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và vị trí của mình trong thế giới. Khi chúng ta suy ngẫm về các vấn đề như ý nghĩa của cuộc sống, mục đích của con người, hay bản chất của thực tại, chúng ta sẽ có được cái nhìn sâu sắc hơn về chính mình và mối quan hệ của mình với thế giới xung quanh.

Đánh giá:

Tôi đồng ý với quan điểm của Russell về giá trị của triết học. Triết học không chỉ là một môn học hàn lâm, mà còn là một cách sống. Nó giúp chúng ta trở thành những người suy nghĩ độc lập và có trách nhiệm hơn.

Một số ý kiến bổ sung:

Ngoài những giá trị mà Russell đã nêu ra, triết học còn có thể giúp chúng ta phát triển các kỹ năng mềm cần thiết trong cuộc sống, chẳng hạn như:

  • Kỹ năng giao tiếp: Triết học giúp chúng ta rèn luyện khả năng diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng một cách rõ ràng và mạch lạc.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Triết học giúp chúng ta phát triển khả năng phân tích, đánh giá, và tìm ra giải pháp cho các vấn đề.
  • Kỹ năng sáng tạo: Triết học giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và suy nghĩ một cách độc đáo.

Vì vậy, triết học không chỉ là một môn học dành cho những người yêu thích suy tư, mà còn là một môn học có ích cho tất cả mọi người.

***

Lúc này đã đến cuối bài viết ngắn và thực sự không đầy đủ của chúng ta về các luận đề triết học, cuối cùng thì rất cần xem xét giá trị của triết học là gì và vì sao nó phải được nghiên cứu. Điều cần thiết hơn là phải xem xét câu hỏi này xét thấy sự kiện nhiều người, chịu ảnh hưởng của khoa học hoặc của những vấn đề thực dụng, có khuynh hướng nghi ngờ không biết triết học có điều gì tốt hơn các điểm khác biệt không có hại nhưng quá tỉ mỉ, tầm thường vô dụng không, và các cuộc tranh luận về những vấn đề liên quan đến kiến thức nào là không thể.

Quan điểm triết học này có vẻ bắt nguồn, phần nào từ quan niệm sai lầm về các mục đích của cuộc đời, phần nào từ quan niệm sai lầm về loại sứ mạng mà triết học cố gắng đạt được. Khoa học tự nhiên, qua trung gian các phát minh, hữu ích cho vô số người hoàn toàn không biết gì về nó; vì thế sự nghiên cứu khoa học tự nhiên sẽ được đề nghị, không chỉ, hoặc chủ yếu, vì ảnh hưởng lên sinh viên, mà đúng hơn vì ảnh hưởng lên nhân loại nói chung. Như thế tính thực dụng không thuộc về triết học. Nếu việc nghiên cứu triết học có bất kỳ giá trị nào cho những người khác hơn cho các sinh viên triết học, phải chỉ là gián tiếp, qua các ảnh hưởng của nó trên cuộc sống cùa những người nghiên cứu nó. Vì thế, trong những ảnh hưởng này nếu có ở bất kỳ nơi nào, giá trị của triết học phải được tìm kiếm trước hết.

Nhưng hơn nữa, nếu chúng ta không thất bại trong việc cố gắng xác định giá trị của triết học, trước hết chúng ta phải làm giải thoát tâm trí của chúng ta khỏi những định kiến về cái được gọi một cách sai lầm là những con người ‘thực dụng’. Người ‘thực dụng’, như từ này thường được dùng, là người chỉ nhận ra được các nhu cầu vật chất, là người nhận thức rằng con người phải có thực phẩm nuôi sống thể xác, nhưng hoàn toàn mù tịt về nhu cầu cung cấp thức ăn cho tinh thần. Nếu mọi người đều sung túc, nếu nghèo đói và bệnh tật đã giảm tới mức thấp nhất có thể, vẫn còn lại nhiều thứ phải làm để tạo ra một xã hội có giá trị; và thậm chí trong thế giới hiện tại nhu yếu phẩm cho tâm trí chí ít cũng quan trọng bằng nhu yếu phẩm cho thể xác. Riêng trong số nhu yếu phẩm cho tâm trí mà giá trị của triết học sẽ được tìm thấy; và chỉ những người không thờ ơ với nhu yếu phẩm này mới có thể tin chắc rằng sự nghiên cứu triết học không lãng phí thời giờ.

Triết học, giống như tất cả các nghiên cứu khác, chủ yếu nhắm vào kiến thức. Kiến thức nó nhắm vào là loại kiến thức cung cấp tính đồng nhất và hệ thống cho phần chính yếu của các khoa học, và loại bắt nguồn từ sự kiểm tra mang tính quyết định các nền tảng của những thâm tín, những định kiến, và những niềm tin của chúng ta. Nhưng không thể xác nhận rằng triết học đã rất thành công trong các nỗ lực cung cấp những câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi của nó. Nếu bạn hỏi một nhà toán học, một nhà khoáng vật học, một sử gia, hoặc bất kỳ một học giả nào khác, khối lượng xác định nào đã được khoa học của họ xác định, câu trả lời của họ sẽ kéo dài chừng nào bạn còn muốn nghe. Nhưng nếu bạn hỏi một triết gia cùng câu hỏi như thế, nếu thật thà, ông ta sẽ phải thú nhận rằng nghiên cứu của ông không đạt được những kết quả tích cực như các khoa học khác đã đạt được. Đúng như thế, một phần được giải thích rằng, khi kiến thức rõ ràng liên quan đến bất kỳ đề tài nào trở nên có thể chấp nhận được, đề tài này không được gọi là triết học, mà trở thành một khoa học riêng biệt. Toàn bộ nghiên cứu các thiên thể, hiện nay thuộc về thiên văn học, trước kia bao gồm trong triết học. Tác phẩm tuyệt vời của Newton được gọi là ‘những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên’. Tương tự, nghiên cứu về tâm trí của con người, vốn là một phần của triết học, hiện nay được tách khỏi triết học và trở thành khoa tâm lý học. Như thế, ở mức độ lớn, tính không chắc chắn của triết học thì rõ ràng hơn thực tế: những câu hỏi đã có khả năng có các câu trả lời rõ ràng được đặt trong các môn khoa học, trong khi chỉ những câu hỏi mà hiện nay chưa có câu trả lời rõ ràng nào, vẫn hình thành phần còn lại được gọi là triết học.

Tuy nhiên, đây chỉ là một phần của sự thật liên quan đến tính không chắc chắn của triết học. Có nhiều câu hỏi-và trong số đó những câu hỏi có tầm quan trọng sâu sắc nhất đối với đời sống tinh thần của chúng ta-mà, đến chừng mức chúng ta có thể thấy vẫn phải không giải thích được cho trí tuệ của con người nếu khả năng của nó không trở thành một trật tự khá khác biệt với điều hiện nay chúng là. Liệu vũ trụ có bất kỳ tính đồng nhất nào về kế hoạch hay mục đích không, hoặc liệu nó có phải là một sự tụ hội tình cờ của các nguyên tử? Liệu ý thức có phải là một phần trường tồn của vũ trụ, đem lại niềm hy vọng phát triển vô hạn về sự thông thái, hay liệu nó có phải là sự ngẫu nhiên ngắn ngủi trên một hành tinh nhỏ bé mà ở đấy sự sống cuối cùng phải trở thành không thể có được? Thiện và ác cũng có tầm quan trọng đối với vũ trụ hay chỉ đối với con người? Những câu hỏi như thế được triết học nêu ra, và được nhiều triết gia khác nhau trả lời rất khác nhau. Nhưng có vẻ như, dù các câu trả lời có thể tìm được theo cách khác hay không, các câu trả lời được triết học đề nghị không có câu nào trong đó là đúng hiển nhiên. Nhưng dẫu niềm hy vọng tìm được một câu trả lời có mong manh thế nào đi nữa, nó vẫn là phần việc triết học tiếp tục xem xét những câu hỏi như thế, để làm cho chúng ta hiểu tầm quan trọng của chúng, để kiểm tra tất cả các cách tiếp cận chúng, và giữ mãi sự quan tâm mang tính suy đoán trong vũ trụ dễ bị bác bỏ bởi việc giam mình trong kiến thức có thể xác định rõ ràng.

Quả thực, nhiều triết gia đã cho rằng triết học có thể thiết lập sự thật của những câu trả lời nào đó cho các câu hỏi nền tảng như thế. Họ cho rằng những gì có tầm quan trọng nhất trong các niềm tin tôn giáo đều có thể được chứng minh là thật bằng sự chứng thực chính xác. Để có thể đánh giá những nỗ lực như thế, điều cần thiết là khảo sát kiến thức của con người, và hình thành quan điểm về các phương pháp và các giới hạn của nó. Về đề tài như thế, thật không khôn ngoan khi phát biểu một cách giáo điều; nhưng nếu các nghiên cứu trong những chương trước không dẫn chúng ta đi lạc, chúng ta sẽ buộc phải từ bỏ hy vọng tìm được các chứng cứ triết học cho các niềm tin tôn giáo. Vì thế, chúng ta không thể bao gồm bất kỳ các câu trả lời minh bạch nào cho những câu hỏi như thế như một phần giá trị của triết học. Vì lý do đó, một lần nữa, giá trị của triết học không phụ thuộc vào bất kỳ khối lượng được cho là kiến thức có thể khẳng định rõ rệt do những người nghiên cứu nó đạt được.

Trên thực tế, giá trị của triết học sẽ được tìm kiếm phần lớn trong chúng tính không chắc chắn của nó. Một người không có một chút kiến thức triết học nào sẽ trải qua một cuộc sống bị giam cầm trong các định kiến bắt nguồn từ lẽ thường, từ các niềm tin quen thuộc theo tuổi tác hoặc theo quốc gia, và từ các sự tin chắc lớn lên trong tâm trí mà không có sự hợp tác hay đồng thuận của lý lẽ có suy nghĩ cân nhắc. Đối với một người như thế, thế giới có khuynh hướng trở nên rõ ràng, hữu hạn, hiển nhiên; các đối tượng chung không khởi động bất kỳ câu hỏi nào, và các khả năng xa lạ bị gạt bỏ một cách khinh miệt.

Ngược lại, như trong các chương đâu, ngay khi chúng ta bắt đầu triết lý, chúng ta nhận thấy rằng những sự việc quen thuộc nhất hàng ngày dẫn đến những vấn đề mà chỉ có thể có được những câu trả lời rất không đầy đủ. Triết học, mặc dù không thể nói chắc chắn cho chúng ta biết đâu là câu trả lời đúng cho những nghi ngờ mà nó khơi ra, có thể gợi ý nhiều khả năng mở rộng các tư tưởng của chúng ta và làm chúng thoát khỏi sự chuyên chế của phong tục. Như thế, trong khi giảm bớt cảm giác về tính chắc chắn về những sự việc là, nó làm tăng rất nhiều kiến thức của chúng ta về những gì chúng có thể là; nó loại bỏ chủ nghĩa giáo điều có phần ngạo mạn của những người chưa bao giờ du hành vào vùng giải phóng sự nghi ngờ, và nó giữ mãi cảm giác ngạc nhiên của chúng ta bằng cách trình bày những sự việc quen thuộc theo khía cạnh không quen thuộc.

Ngoài tính thực dụng của nó trong việc cho thấy những khả năng không bị nghi ngờ ra, triết học có một giá trị-có lẽ là giá trị chính yếu-qua tính quan trọng của các đối tượng mà nó suy gẫm, và sự tự do thoát khỏi các mục tiêu cá nhân hẹp hòi phát xuất từ sự suy ngẫm. Đời sống của người theo bản năng bị đóng lại trong phạm vi của những lợi ích riêng của họ: gia đình và bạn bè có thể được bao gồm, nhưng thế giới bên ngoài không được lưu ý ngoại trừ khi nó có thể giúp hoặc cản trở những gì đến trong phạm vi các ước muốn theo bản năng. Trong một cuộc sống như thế sẽ có một điều gì đó bồn chồn và bị hạn chế, so với nó đời sống triết lý êm đềm và tự do. Thế giới riêng tư có các lợi ích theo bản năng là một thế giới nhỏ, được bố trí trong màn sương của thế giới lớn và quyền lực mà không chóng thì chày phải đặt thế giới vào tình trạng đổ nát nghiêm trọng. Nếu chúng ta không thể mở rộng các lợi ích của chúng ta như thế để bao gồm toàn bộ thế giới bên ngoài, chúng ta sẽ vẫn như binh lính trong một pháo đài bị bao vây, biết kẻ thù ngăn chặn không cho thoát ra và sự đầu hàng cuối cùng là không thể tránh được. 
Mời các bạn mượn đọc sách Các Luận Đề Triết Học của tác giả Bertrand Russell & Lưu Văn Hy (dịch).

Download

Các Luận Đề Triết Học

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Các Luận Đề Triết Học Tweet! Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Các Luận Đề Triết Học của tác giả Bertrand Russell & Lưu Văn Hy (dịch):…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close