Biến Thể – Những Huyền Thoại Hy-La Chọn Lọc Và Kể Lại

Biến Thể – Những Huyền Thoại Hy-La Chọn Lọc Và Kể Lại

Giới thiệu

Biến Thể – Những Huyền Thoại Hy-La Chọn Lọc Và Kể Lại


Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Biến Thể – Những Huyền Thoại Hy-La Chọn Lọc Và Kể Lại của tác giả Ovide & Quế Sơn (dịch):

Tóm tắt:

Biến Thể (Metamorphoses) của Ovid là một tác phẩm văn học vĩ đại của thế giới, kể về các huyền thoại Hy Lạp và La Mã cổ đại. Tác phẩm gồm 15 thiên, tổng cộng hơn 12.000 dòng thơ, được Ovid hoàn thành vào năm 8 sau Công nguyên.

Chủ đề xuyên suốt của Biến Thể là sự biến đổi, không chỉ là sự biến đổi hình dạng của con người, động vật, cây cối mà còn là sự biến đổi của tâm hồn, số phận. Ovid tin rằng mọi thứ trong vũ trụ đều luôn thay đổi, không có gì là bất biến.

Review:

Biến Thể là một tác phẩm văn học có giá trị to lớn, không chỉ về mặt văn học mà còn cả về mặt triết học. Tác phẩm đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học và nghệ thuật phương Tây.

Về mặt văn học, Biến Thể là một tác phẩm nghệ thuật bậc thầy. Ovid có một vốn từ vựng phong phú và khả năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện. Ông đã kể lại các huyền thoại một cách sinh động và hấp dẫn, kết hợp giữa yếu tố thần thoại và hiện thực.

Về mặt triết học, Biến Thể thể hiện tư tưởng của Ovid về sự biến đổi. Ovid tin rằng mọi thứ trong vũ trụ đều luôn thay đổi, không có gì là bất biến. Sự biến đổi có thể là tích cực hoặc tiêu cực, nhưng nó là một phần tất yếu của cuộc sống.

Đánh giá:

Biến Thể là một tác phẩm văn học kinh điển, xứng đáng được đọc và suy ngẫm. Tác phẩm mang lại cho người đọc những trải nghiệm phong phú về văn học, triết học và nghệ thuật.

Một số ý kiến đánh giá khác:

  • “Biến Thể là một tác phẩm nghệ thuật bậc thầy, một bức tranh toàn cảnh về thế giới cổ đại.” – Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
  • “Biến Thể là một tác phẩm triết học sâu sắc, thể hiện tư tưởng của Ovid về sự biến đổi.” – Giáo sư Nguyễn Văn Trung
  • “Biến Thể là một tác phẩm văn học có giá trị to lớn, xứng đáng được đọc và suy ngẫm.” – Nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Minh Thái
***

Huyền thoại thơ Ovid

NHẬT CHIÊU

Hoa thủy tiên tàn

nàng Echo im lặng

hoa làm sao dư vang

thánh ca thầm gởi hoa tàn

gió trên mặt nước còn lan sóng tình

mà sao lấy bóng bỏ hình.[1]

Đọc Biến Thể (Metamorphoses) của Ovid sau hơn hai nghìn năm, ta vẫn còn cảm thấy cái tươi tắn mới mẻ lạ thường của nó như thể nó viết cho ngày hôm nay hay nó viết cho bất kỳ ngày nào khi con người vẫn còn là con người, chứ chưa phải là cái máy, khi con người còn sống trong dòng biến dịch luân lưu vô tận như tư tưởng biến thể của Ovid.

Chính kiệt tác của Ovid cũng biến thể không ngừng kể từ khi nó xuất hiện, lưu hành vào năm thứ 8 của Tây lịch, được viết vào những ngày mà Chúa Jesus có thể vừa bắt đầu nói chuyện như một trẻ thơ. Từ hoàng đế Augustus ra lệnh lưu đày Ovid ngay khi tác phẩm vừa hoàn thành đến người bình thường biết đọc và từ đó trải qua hơn hai mươi thế kỷ người ta đọc Ovid, trong đó có tôi và bài thơ trên lấy cảm hứng từ truyện Echo và Narcissus trong Biến Thể, một truyện có thể gợi lên nhiều ý nghĩa khác nhau như hầu hết các huyền thoại Hy La mà Ovid kể lại bằng giọng điệu bông đùa nhưng đầy hiểu biết về tâm lý con người, sự sống thiên nhiên và những tương quan thân mật trong vũ trụ.

•••

Publius Ovidius Naso ra đời vào năm 43 trước Tây lịch trong một gia đình La Mã thượng lưu. Lớn lên trong một thời đại bình yên dưới triều Augustus, Ovid yêu đời sống lộng lẫy của kinh thành, quyết định trở thành nhà thơ của tình yêu và chẳng mấy chốc lừng danh với tác phẩm Ars Amatoria (Nghệ Thuật Yêu Đương). Nhưng hoàng đế Augustus bỗng dưng muốn thiết lập một trật tự mới và luân lý mới cho La Mã, trong năm thứ 8 đầu Tây lịch ra lệnh lưu đày Ovid đến tận Biển Đen, cách ly ông với đời sống tráng lệ của kinh thành và nhà thơ chết trong đau buồn đày ải vào năm 17 hay 18 chưa một lần được đặt chân trở lại La Mã. Tại sao Ovid bị lưu đày thì chưa bao giờ được giải thích rõ ràng. Có thể vì viết sách “vô luân” như Nghệ Thuật Yêu Đương. Có thể vì dan díu với nàng Julia cháu gái Augustus hay có liên quan đến một âm mưu chống hoàng đế. Mọi lý do đều có vẻ vô lý. Nhưng bạo quyền thì hợp lý bao giờ?

Chỉ biết trước khi rời La Mã, ông đã hoàn thành bản thảo của kiệt tác Metamorphoses (Biến Thể) và trong tâm trạng bất an, ông tự tay đốt bản thảo nhưng may mắn là nhiều phiên bản chép lại đã lưu hành trong vòng bạn bè và người hâm mộ.

Tuy lệnh lưu đày không kèm theo biện pháp trừng phạt nào khác, các tác phẩm của Ovid (trong hình thức các tập giấy không đóng, giấy cuộn theo kiểu sách thời đó), vẫn âm thầm biến mất khỏi thư viện thành phố dù nhiều người kín đáo lưu giữ và đọc Ovid với bản chép tay mà mình có được, từ Nghệ Thuật Yêu Đương cho đến Biến Thể.

Ovid bị đày đến bờ phía tây của Hắc Hải, một thị trấn gọi là Tomis, biên cương xa nhất của Đế chế La Mã (ngày nay là Constanta thuộc Romania).

Trong những năm tháng buồn chán còn lại sau kiệt tác Biến Thể, Ovid vẫn viết. Bắt đầu là Fasti (Lễ Hội) về lịch pháp của những lễ hội La Mã nhưng không hoàn thành, chỉ chạm đến 6 tháng trong năm qua 6 chương sách. Kế đó là Tristia (Buồn) một loạt những bức thư tưởng tượng từ những nhân vật huyền thoại viết theo hình thức bi ca tự tình. Ngoài hư cấu, còn có tác phẩm viết từ trải nghiệm thực là Epistulae ex Ponto (Thư từ Hắc Hải).

Nhưng thực ra chỉ cần Metamorphoses (Biến Thể) thôi, Ovid đã là nhà thơ hàng đầu La Mã rồi, kế vị xuất chúng Virgil, tác giả sử thi Aeneid, Nhưng Ovid là nhà thơ của tình yêu, của niềm đam mê đời sống, của dòng luân lưu biến thể, của chơi đùa chứ không triết lý và nghiêm trang như Virgil.

Có một niềm thân thiết vũ trụ lạ lùng trong thơ Ovid. Thần linh với con người, các thời đại bao la, thiên nhiên với từng cá nhân, con người biến thành cỏ hoa (lau sậy, thủy tiên, nguyệt quế…); thành cầm thú (gấu, chim, nhện…); thành những vì sao; thậm chí thành âm vang. Hoặc ngược lại, đá có thể thành người hay nam nữ hoàn chuyển hoặc hòa làm một… tất cả biến đổi liên tục. Từ hình thể này sang hình thể kia. Không có hữu thể bất dịch, chỉ có biến thể.

Tất nhiên, không phải Ovid sáng tác ra các huyền thoại đó, cũng không tạo dựng ra triết lý biến thể mà ông mượn huyền thoại và tư tưởng biến thể từ nhiều nguồn khác nhau. Nhưng tất cả đi vào thơ ông, hòa quyện với nhau một cách mới mẻ, sinh động lạ lùng. Và dù không có gì mới dưới ánh mặt trời, sau hơn hai nghìn năm, đọc Ovid vẫn còn kinh ngạc và choáng ngợp.

Độc giả Việt Nam lần đầu tiên đọc bản dịch Biến Thể sẽ khó tin nó được viết khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch.

Còn ở Phương Tây, xưa nay nó vẫn là nguồn ảnh hưởng lớn đến mức các thiên tài hàng đầu đều hầu như chịu mang nợ Ovid, một ảnh hưởng tràn ngập trong văn chương và mỹ thuật. Những Chaucer, Shakespeare, Milton, Goethe… cho đến Joseph Brodsky và hàng loạt Borges, Bulgakov, Calvino, Marquez, Joyce, Rusdie… không sao kể xiết!

Kiệt tác Biến Thể tuy kể về các huyền thoại khác nhau, trên 250 truyện, chia làm 15 thiên, tổng cộng dài hơn 12.000 dòng thơ nhưng vẫn là một tác phẩm có hình thức nhất quán như sử thi do giọng điệu độc đáo của Ovid và chủ đề Biến Thể không ngớt trở đi trở lại dù không phải lúc nào nhà thơ cũng nhất quyết kể một chuyện là phải có biến hóa hình hài.

“Biến Thể” là một từ mà Ovid không dùng để gọi tên tác phẩm của mình, “Metamorphoses” theo tiếng Hy Lạp; chính là đời sau, (thời của Seneca chẳng hạn) đã gọi kiệt tác của Ovid như thế và nó đã trở thành cái tên bất tử như ta biết ngày hôm nay.

Mở đầu với cuộc biến thể khởi nguyên của vũ trụ. Vũ trụ thành hình từ hỗn mang (chaos) rồi nhân loại đến, bước qua các thời đại Vàng, Bạc, Đồng, Sắt.

Gần phần ba các truyện đầu, biến thể là do thần linh gây ra với truyện tình đầu tiên là Daphne hóa thành cây nguyệt quế để thoát khỏi cuộc theo đuổi mê cuồng của thần Apollo.

Hơn phần ba kế tiếp, ta chứng kiến những đam mê dữ dội của bản thân con người. Và những huyền thoại từ đầu đến đây hầu hết thuộc về Hy Lạp.

Mãi đến cuối thiên 14, huyền thoại La Mã mới xuất hiện với Aeneas đi tìm đất mới (Italy) để lập quốc và khi xong việc Aeneas cũng hóa thần. Tuy vậy hành trình của chàng vẫn đan xen nhiều huyền thoại Hy Lạp.

Biến thể cuối cùng Tướng quân Julius Caesar hóa thành một ngôi sao.

•••

Nói rằng Ovid đam mê thám hiểm những đam mê trong tâm hồn con người với những hành động liều lĩnh hơn là trầm tư triết lý như Virgil thì không hẳn là đúng. Biến Thể được bọc trong một làn sương triết lý về biến dịch có thể thấy ngay ở những trang đầu và cuối:

“Tôi sẽ chú tâm kể chuyện về những hình hài biến đổi thành những hình thể mới. Hỡi chư vị thần linh, chính các ngài cũng đã tạo ra những sự biến dịch, vậy hãy truyền cho tôi nguồn thần cảm cho sự sáng tạo này, và hãy đi cùng bản trường ca của tôi với những giai điệu miên man từ thuở khai thiên lập địa cho tới tận ngày nay…”, “Không sự vật nào giữ được mãi hình thể của nó; mọi thứ đều đối nghịch bởi vì ngay trong một vật thể, cái lạnh đấu tranh chống cái nóng, cái ẩm chống cái khô, cái mềm chống cái cứng, cái nặng chống cái nhẹ.”[2]

Và mượn tư tưởng Pythagoras, Ovid biến triết gia này thành nhân vật của mình trong Biến Thể và để cho ông phát ngôn:

“… Tự nhiên, kẻ làm mới vĩ đại, luôn tạo ra những hình dạng khác. Trong toàn thể vũ trụ, hãy tin tôi đi, không có cái gì chết đi, nó chỉ biến đổi và làm mới hình dạng nó thôi.”

Tư tưởng bao quát Biến Thể đó cũng như tư tưởng Tài Mệnh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du tuy không có gì là mới nhưng được tập trung thể hiện qua những hình tượng khắc họa trong những mê cung tâm lý ly kỳ diệu vợi đã làm cho hai kiệt tác có sức hút mãnh liệt.

Có thể thấy điều đó qua đơn cử truyện Echo và Narcissus.

Narcissus là chàng trai tuyệt đẹp, tự yêu bóng mình dưới nước, chết thành hoa thủy tiên.

Echo là tiểu nữ thần, bị trừng phạt chỉ thốt ra một ít lời âm vang theo người khác.

Hai huyền thoại này được Ovid kết hợp, tạo nên một câu chuyện đáng nhớ đầy ý nghĩa tâm lý và triết lý.

Narcissus là một thiếu niên 16 tuổi vĩnh cửu, chàng bắt đầu tự ý thức về tình yêu của mình với cái bóng của chính mình. Ý thức về tôi và kẻ khác, tôi và chính tôi.

Cũng như Echo ý thức được tiếng nói của mình chỉ là bắt chước người khác, đau khổ vì mất tiếng nói riêng.

Nhưng cái chính là Ovid đã thể hiện thế nào những nội tâm đầy tính phân ly ấy trong thơ? Narcissus nói:

“…Cái mà tôi ham muốn thì tôi có đây. Sự giàu có cảm xúc khiến tôi cảm thấy thiếu thốn. Ôi, giá gì tôi có thể tách mình ra khỏi thân thể mình! Và đây là điều ước nguyện lạ lùng đối với một người tình si, tôi mong cho người tôi yêu hãy ở xa tôi…”

Trong tình hình dịch thuật ở Việt Nam, bản dịch Biến Thể đầy đủ của Quế Sơn giúp người đọc lần đầu đến với Ovid một niềm vui mới, hiểu biết mới và tình yêu mới. Giảng dạy và học tập văn học nước ngoài, nhất là ở đại học, có cơ duyên quen biết với một thiên tài tuyệt vời xa cách hơn hai thiên niên kỷ bất ngờ có thể đi giữa chúng ta, ấm áp thân tình với nụ cười bất tuyệt.

Cực kỳ tài tình, Ovid diễn tả những nghịch lý lạ lùng nhất trong tâm hồn con người khi họ rơi vào những tình huống bi đát khi yêu bóng mình, yêu người đồng giới, yêu người đồng huyết thống, hoặc tình yêu và cái chết diễn ra trong cùng một thời điểm cho thấy những chân dung đa dạng vô cùng khi con người cố vượt lên vận mệnh, xoay mình giữa hai bản năng trọng yếu: Chết và Yêu (Thanatos và Eros).

Ovid, có thể gọi chàng là nhà thơ của tình yêu hay nhà thơ của nhà thơ?

Mời các bạn mượn đọc sách Biến Thể – Những Huyền Thoại Hy-La Chọn Lọc Và Kể Lại của tác giả Ovide & Quế Sơn (dịch).

Download

Biến Thể – Những Huyền Thoại Hy-La Chọn Lọc Và Kể Lại

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Biến Thể – Những Huyền Thoại Hy-La Chọn Lọc Và Kể Lại Tweet! Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Biến Thể – Những Huyền Thoại Hy-La Chọn…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close