Bí Mật Của Những Cuộc Đời
FULL: |
[toc]
Giới thiệu
Bí Mật Của Những Cuộc Đời
ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI
Cuộc đời của anh cảnh sát điều tra, cuộc đời của một người quá thành đạt để rồi vừa là tội nhân vừa là nạn nhân… trong cái vòng quay chóng mặt của tình và tiền tài danh vọng…
Hai người lại là bạn thân của nhau từ nhỏ. Tình thân và tự trọng khiến hai người càng hiểu nhau, hiểu đời hơn để tự xử lý cho phải lẽ trong đêm trước khi tội nhân bị xử bắn…
Năng lượng Mới số 338
Nguyễn Như Phong
Trại giam của Công an tỉnh Nam Sơn nằm trên một quả đồi thấp cách trung tâm thành phố khoảng sáu cây số có tên là đồi Dẻ vì thế mà cũng được mọi người gọi bằng cái tên Trại đồi Dẻ.
Người ta kể rằng, ngày xửa ngày xưa, khi mà những vạt rừng còn chạy dài từ chân núi Hoàng Sơn đến tận gần thị xã thì khu vực này mọc rất nhiều cây dẻ và trên quả đồi có nhiều cây dẻ cổ thụ to cỡ một người ôm. Có hai địa danh được coi là nơi chứa nhiều bí ẩn và huyền bí ở tỉnh là đồi Dẻ và đầm Tà. “Ma già đồi Dẻ, ma trẻ đầm Tà”, các bà các mẹ cứ lấy câu đó để dọa trẻ con, cái chính là ngăn không cho chúng ra đó chơi.
Đầm Tà là một khu đầm rộng có đến hơn năm trăm hécta bạt ngàn lau sậy, là nơi trú ngụ của các loại chim bắt cá như cò, le le, cốc. Có ba đứa trẻ cả gan lấy thuyền thúng bơi ra giữa đầm và chẳng may bị vòi rồng hút ráo cả lên trời và từ đó, vào những đêm trăng xuông, thi thoảng người ta lại nghe thấy giữa thinh không tiếng trẻ con nói léo nhéo. Còn ở đồi Dẻ, nghe nói vào cái dịp đói năm 1945, có một lần người ta thấy có đến một chục người già ôm nhau nằm chết đói trên đồi Dẻ. Hóa ra đó là một số người của làng Bến quyết ra đi để chết cho gia đình đỡ một miệng ăn và thế là họ chọn đồi Dẻ… Dân quanh vùng quyên góp lập cho họ một miếu thờ và từ ngày đó, đồi Dẻ bỗng trở nên linh thiêng.
Nhưng đến năm 1965 thì Ty Công an tỉnh Nam Sơn chọn nơi này để xây dựng trại giam. Nghe nói là chính ông Phó ty Công an tỉnh bổ nhát búa đầu tiên đập miếu thì chỉ ba ngày sau, ông phát bệnh đau đầu rồi hóa người quẫn trí. Nhưng rồi trại giam vẫn cứ được xây và quy mô ngày càng mở rộng hơn. Năm 1990, trại được đầu tư lớn, xây lại gần như toàn bộ. Trại có bốn khu giam. Khu A là dành cho bệnh xá của phạm nhân, nhà trẻ, nhà giam những người bị tâm thần hoặc bị bệnh truyền nhiễm. Khu B gồm hai dãy, có mười phòng giam là khu phạm nhân nữ. Khu C là khu lớn nhất, gồm sáu dãy nhà giam và có ba mươi phòng giam, mỗi phòng diện tích khoảng hơn bảy chục mét. Khu này giam đủ loại tội phạm và với nhiều mức án khác nhau. Còn khu D là khu dành riêng cho những loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm và phạm nhân bị kết án tử hình đang chờ thi hành án.
Khu D có mười buồng giam tử tù và mỗi buồng chỉ giam một người. Buồng giam tử tù rộng khoảng 6m2, trong đó có một bệ xi măng dài 2,2m rộng 1,1m là nơi cho tử tù nằm, góc trong cùng là hố xí và một vòi nước. Nhưng sau này, với lý do phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho tử tù được sống khỏe mạnh cho đến lúc ra trường bắn chịu sự trừng phạt của pháp luật, người ta quyết định bỏ vòi nước và thay vào đó là một xô nhựa loại 30 lít. Mùa hè thì cứ hai ngày tử tù được tắm một lần còn mùa đông, khi nào họ cần tắm thì báo và quản giáo cho phạm nhân tự giác mang nước vào cho tử tù tắm.
Gần đây, khi mà trại giam xây được khu lò hơi để nấu ăn thì nước nóng đâm ra dư thừa và thế là khi nào trời rét quá, tử tù được “ưu tiên” tắm nước nóng. Lúc đầu thì ai cũng nghĩ đó là chuyện đơn giản. Nhưng rồi có lần một đoàn khách nước ngoài thuộc một tổ chức nhân đạo nào đó đi đến trại và họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tử tù được tắm nước nóng và thế là khi trở về, họ ca ngợi chính sách nhân đạo của trại hết lời.
Hồi xây dựng, khi thiết kế có mười buồng giam tử tù, ông Chủ tịch tỉnh đã phê phán công an là dự báo tình hình tội phạm bằng con mắt bi quan. Cái lý của ông là xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh, dân càng giàu thì tội phạm phải càng ít đi, vì thế chỉ cần xây bốn buồng tử tù là được. Ai ngờ đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, tội phạm cứ tăng vùn vụt và các buồng giam đều quá tải. Riêng tử tù, có lúc lên đến hơn hai chục, mà chủ yếu là buôn bán ma túy, vì thế nhiều khi phải lấy các buồng giam khác để giam tử tù. Mỗi lần như vậy thì quản giáo đến khổ bởi họ phải thực hiện thêm bao nhiêu phần việc ngoài nhiệm vụ.
+ Tác phẩm đầu tay thường ghi một dấu ấn với người cầm bút, về cả cảm xúc lẫn hoàn cảnh ra đời. Với anh, ấn tượng về tác phẩm đầu tay đọng lại là gì?
Nhà văn Nguyễn Như Phong (NV NNP): Thời gian đóng quân ở Lào, tôi đã viết truyện ngắn “Đại đội trưởng của tôi” và được đăng trên Báo Văn nghệ năm 1978. Đó là câu chuyện tôi hư cấu, nhưng thấp thoáng hình ảnh người đại đội trưởng của tôi khi đó. Vài tháng sau, tôi mới được cầm số báo có truyện ngắn đầu tay chuyển từ Việt Nam sang. Ngày ấy, Báo Văn nghệ là tòa lâu đài văn học của nước nhà nên được đăng truyện ngắn ở đây là điều danh giá với người sáng tác, đặc biệt là người mới cầm bút như tôi. Thế là anh em trong đơn vị đã gọi tôi là “nhà văn”. Tôi mới tập viết, gửi truyện ngắn về, nhưng bố tôi (nhà văn Hoài An) khi đó làm biên tập ở Báo Văn nghệ không đọc một truyện nào. Ông đưa cho nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú và bảo: “Cô đọc, nếu thấy nó viết được thì khuyên nó tiếp tục, còn không thì thôi”.
Mời các bạn đón đọc Bí Mật Của Những Cuộc Đời của tác giả Nguyễn Như Phong.
Download
Bí Mật Của Những Cuộc Đời
ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI
FULL: |
FULL: AZW3 EPUB MOBI PDF [toc] Giới thiệu Bí Mật Của Những Cuộc Đời ebook PDF-EPUB-AWZ3-PRC-MOBI Tweet! Cuộc đời của anh cảnh sát điều tra, cuộc đời của một người…