Bầu Trời Chiến Tranh – Alexander Pokryshkin

Bầu Trời Chiến Tranh – Alexander Pokryshkin

[toc]


Giới thiệu ebook

Bầu Trời Chiến Tranh – Alexander Pokryshkin


Bầu trời chiến tranh / Lê Liên dịch. – H . Quân đội nhân dân, 1983

Đây là tập hồi ký chiến tranh ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của lớp thanh niên Xô-viết trong quân đội, tiêu biểu là những phi công, thợ máy, chỉ huy đã hăng say trong học tập và dũng cảm trong chiến đấu, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của nhân dân Liên Xô trong những năm 1941 – 1945.

Tác giả tập sách: Nguyên soái không quân, ba lần anh hùng Liên Xô cũng đã lập công xuất sắc: tham dự 156 trận – hạ 59 máy bay của địch.

Ở đây chúng ta được gặp gỡ các nhân vật có tính cách đa dạng trong sinh hoạt, chiến đấu, tình bạn, tình yêu. Các chiến sĩ không quân ta cũng học tập được nhiều kinh nghiệm của không quân Xô viết trong xây dựng và chiến đấu

Dịch theo bản tiếng Pháp (CIEL DE GUERRE) của Giăng Săm-pơ-noa ..

Nhà xuất bản Tiến Bộ, Mát-xcơ-va

Tham khảo nguyên bản tiếng Nga (HEБO BOЙHЫ) (A.M Khơ-run-giê-go ghi)

Nhà xuất bản Quân sự, Bộ Quốc phòng, Mát-xcơ-va

***

Aleksandr Ivanovich Pokryshkin là phi công chiến đấu nổi tiếng và Nguyên soái Không quân Liên Xô. Ông là một trong bốn người được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết ba lần vào các năm 1943 và 1944. Ông là một trong bốn người được phong danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết ba lần vào các năm 1943 và 1944.

Trong Thế chiến thứ hai, Pokryshkin là nhà chiến thuật lớn của Không quân Liên Xô, ông đã một tay thay đổi hầu như toàn bộ chiến thuật lỗi thời của quân đội Liên Xô vốn vẫn được dùng khi chiến tranh bắt đầu năm 1941, dẫn tới ưu thế sau này của Không quân Liên Xô khi đối đầu với Không quân Đức Quốc xã.

Tháng 6 năm 1941, trung đoàn của Pokryshkin đóng tại Moldavia gần biên giới và ngay ngày đầu của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, ngày 22 tháng 6 năm 1941, sân bay của trung đoàn đã bị máy bay ném bom Đức oanh tạc. Lần đầu tiên tham gia không chiến của Pokryshkin là một thảm họa, thấy một chiếc máy bay thuộc loại chưa bao giờ gặp, ông tấn công và bắn hạ nó, đến lúc này Aleksandr mới nhận ra chiếc máy bay này có ngôi sao đỏ của Hồng quân ở cánh, hóa ra đó lại là một chiếc máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2 của Không quân Liên Xô vốn vẫn được giữ bí mật. Sau đó, ông đã phải bay lượn điên cuồng trước những chiếc MiG-3 của đồng đội để ngăn cả họ bắn hạ những chiếc “máy bay địch” khác vốn cũng là máy bay ném bom Su-2.

Thành tích thực sự đầu tiên đến với ông vào ngày hôm sau, khi Pokryshkin hạ một chiếc Bf-109 trông số 5 máy bay chiến đấu mà ông và đồng đội gặp khi đang bay trinh sát. Ngày 3 tháng 7, ông bị lực lượng phòng không Đức bắn rơi tại hậu phương của Đức Quốc xã và phải mất 4 ngày mới quay về được đơn vị. Chỉ trong những tuần đầu tiên của chiến tranh này, Pokryshkin đã bắt đầu nhận ra sự lạc hậu của học thuyết chiến tranh Xô viết, và bắt đầu phác thảo những ý tưởng của riêng mình. Ông ghi chép cẩn thận mọi chi tiết của các trận không chiến mà ông và đồng đội đã tham gia, từ đó đưa ra những phân tích tỉ mỉ cho từng sự kiện. Pokryshkin chiến đấu và làm việc trong điều kiện hết sức phức tạp, thường xuyên phải rút lui, thông tin liên lạc kém hoặc thậm chí không có, phải đối mặt với đối phương có lực lượng vượt trội. Sau này Pokryshkin đã nói: “Ai chưa từng chiến đấu trong giai đoạn 1941–1942 thì chưa nếm được mùi vị thật sự của chiến tranh”.

Trong giai đoạn này Pokryshkin đã vài lần thoát chết trong gang tấc. Để bảo vệ chiếc máy bay của mình, một trong số ít chiếc còn có thể tham gia chiến đấu, Pokryshkin đã lắp thêm vào thân máy bay một khẩu súng máy lấy từ một chiếc ném bom khác. Trong một trận không chiến, phát hiện ông đang sử dụng khẩu súng máy duy nhất, một phi công ném bom Đức đã bổ nhào và thả một quả bom nhỏ vào ngay khoang lái của Pokryshkin, rất may cho ông là quả bom được thả ở cự ly quá gần và nó đã không thể nổ.

Mùa Thu năm 1941, Pokryshkin lái một chiếc MiG-3 cất cánh trong điều kiện mưa tuyết sau khi hai đồng đội đã cất cánh thất bại với nhiệm vụ xác địch vị trí đoàn xe tăng Đức của von Kleist mà Hồng quân vừa mất dấu. Sau khi bay nhiều giờ ở tầm thấp với lượng nhiên liệu hạn hẹp và điều kiện thời tiết phức tạp, cuối cùng ông đã tìm thấy mục tiêu và trở về căn cứ an toàn với thông tin quý giá về vị trí của chúng, nhờ thành tích này Pokryshkin đã được tặng thưởng Huân chương Lênin.

Cuối mùa hè năm 1942 trung đoàn của Pokryshkin được điều động từ tiền tuyến về để chuyển sang dùng một loại máy bay mới, những chiếc P-39. Trong quá trình làm quen với những chiếc máy bay mới ở hậu phương, Pokryshkin thường xuyên xung đột với vị chỉ huy mới của trung đoàn, người không thể chịu đựng được những chỉ trích của Pokryshkin đối với học thuyết về chiến tranh đường không của Liên Xô. Vị chỉ huy này cuối cùng đã đưa Pokryshkin ra tòa án binh với cáo buộc rằng ông đã hèn nhát và không phục tùng mệnh lệnh của cấp trên. Pokryshkin bị cấm bay, loại khỏi ban chỉ huy của trung đoàn và khai trừ khỏi Đảng. Tuy nhiên ông đã nhanh chóng được minh oan khi những chỉ huy quân sự cấp cao hơn can thiệp, bác vụ án và khôi phục chức vụ cho Pokryshkin.

Năm 1953 Pokryshkin được phong Thiếu tướng Không quân. Từ năm 1968 đến năm 1971 ông là Tư lệnh Không quân Liên Xô. Năm 1972, Pokryshkin được phong quân hàm Nguyên soái Không quân và chuyển ra lãnh đạo tổ chức dân sự Hội tình nguyện giúp đỡ quân đội, không quân và hải quân Đô-xáp (DOSAAF) cho đến năm 1981.

Pokryshkin mất ngày 13 tháng 11 năm 1985 tại Moskva ở tuổi 72. Ở Novosibirsk đã có một con đường, một quảng trường và một ga tàu điện ngầm được mang tên ông.

Mời các bạn đón đọc Bầu Trời Chiến Tranh của tác giả Alexander Pokryshkin.

Download ebook

Bầu Trời Chiến Tranh – Alexander Pokryshkin


FULL:


AZW3


EPUB


MOBI


PDF

Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

[toc] Giới thiệu ebook Bầu Trời Chiến Tranh – Alexander Pokryshkin Tweet! Bầu trời chiến tranh / Lê Liên dịch. – H . Quân đội nhân dân, 1983 Đây là…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose