Bàn về Tinh Thần Pháp Luật – Montesquieu
[toc]
Giới thiệu ebook
Bàn về Tinh Thần Pháp Luật – Montesquieu
Năm 1982, tôi dịch xong cuốn Bàn về Khế ước xã hội (Du Contrat social) của J. J. Rousseau. Mười năm sau (1992), bản dịch được Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành. Nhiều bạn đọc phản ánh với tôi niềm phấn khởi lần đầu tiên được đọc bản dịch đầy đủ Contrat social mà trước kia chỉ có Nguyễn An Ninh lược dịch một chương. Tuy vậy, cũng có bạn gợi ý, đáng lẽ Thanh Đạm nên dịch Esprit des lois (Tinh thần pháp luật) của Montesquieu, vì đó là một bộ đôi xây dựng lý thuyết về xã hội công dân và Nhà nước pháp quyền, dẫn tới cuộc Đại cách mạng Pháp 1789, mà Montesquieu lại là người đi trước. (“Esprit des lois” ra đời năm 1748, 14 năm sau (1762) mới có “Contrat social”).
Gợi ý này giúp tôi thấy rõ điều bất cập của mình. Thật ra trước đây tôi chưa từng đọc “Esprit des lois”.
May sao anh Dương Trung Quốc, hồi miền Nam mới giải phóng, mua được cuốn Vạn pháp tinh lý – bản dịch Esprit des lois, do Trịnh Xuân Ngạn dịch thuật, xuất bản tại Sài Gòn năm 1962. Bản dịch này dựa theo sách Esprit des lois – Extrait có nhiều phần “tiểu dẫn”. Biết tôi đang quan tâm tìm hiểu vấn đề Khai sáng nên anh Quốc đã tặng tôi cuốn sách này.
Đọc Vạn pháp tinh lý, tôi vui sướng thâu nhận những ý kiến lỗi lạc của Montesquieu. Nhưng một điều băn khoăn nảy ra, vì sao Nhà xuất bản Classique Larousse tục bản chỉ có mấy chục chương của “Esprit des lois”? Vậy thì diện mạo toàn bộ tác phẩm quan trọng này như thế nào? Theo lời tiểu dẫn trong bản dịch của Trịnh Xuân Ngạn thì “Esprit des lois” gồm 31 quyển, mà ở đây Nhà xuất bản chỉ in lại 18 quyển, mỗi quyển cũng chỉ trích lấy mấy chương.
Tuy vẫn chỉ là trích dịch nhưng tôi đã chọn lọc những chương, những đoạn thực sự cần thiết cho bạn đọc Việt Nam ngày nay. Những chương, đoạn không dịch thuộc về những vấn đề mà tôi thấy là không cần thiết lắm hoặc không phù hợp.
Tiêu đề sách “De l’Esprit des lois” tôi đã dịch là “Tinh thần Pháp luật”, nay đổi lại cho đúng nguyên tác, là “Bàn về Tinh thần pháp luật” như Montesquieu đã viết. Tôi cũng dịch thêm một số phần có tính chất tiểu dẫn và phụ lục, được in trong hai cuốn sách “Montesquieu – Pages choisies – Esprit des lois – Extrait” và “Montesquieu – Pages choisies – Lettres persanes et Considérations”, nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm về tác phẩm “Tinh thần pháp luật” cũng như quá trình chuẩn bị của Montesquieu trước khi viết tác phẩm và những lời bình luận sau khi tác phẩm ra đời.1
Riêng phần tiểu dẫn, về bố cục, soạn thảo, xuất bản, về phương pháp của Montesquieu và về ảnh hưởng của tác phẩm “Tinh thần pháp luật” thì tôi xin giữ nguyên những trang dịch của Trịnh Xuân Ngạn. Vì bản dịch này dựa theo bản tiếng Pháp in năm 1958 (mà tôi không sưu tầm được), so với bản tiếng Pháp in năm 1934 (mà tôi có trong tay) thì nó cung cấp cho ta nhiều tư liệu và nhận định phong phú hơn. Tôi chỉ thay thuật ngữ “Vạn pháp tinh lý” bằng “Tinh thần pháp luật”2. Trong lần tái bản năm nay (2004) tôi phải dịch bổ sung Chương 3 và Chương 4 Quyển II (trích dịch và bổ sung) vào phần Phụ lục một bài nghiên cứu của tôi: “Tóm tắt Tinh thần pháp luật của Montesquieu” để phục vụ bạn đọc tốt hơn.
Vì tò mò khoa học, thích thú tìm hiểu các nhà Khai sáng Pháp, và muốn góp phần nhỏ bé vào việc giao lưu văn hoá Việt – Pháp trong giai đoạn đất nước đã vươn lên đổi mới, nên tôi đã dịch sách này với tất cả cố gắng và nhiệt tâm. Nhưng chắc rằng khó tránh khỏi thiếu sót. Xin sẵn sàng tiếp thu sự chỉ bảo của bạn đọc.
Hà Nội, mùa thu 2004
HOÀNG THANH ĐẠM
TIỂU SỬ MONTESQUIEU
Và những sự kiện trọng đại trong thời đại của ông3
Charles de Secondat – nam tước de La Brède – Montesquieu ra đời ngày 18 tháng 1 năm 1689, đúng trước một thế kỷ cuộc đại cách mạng tư sản Pháp nổ ra tại lâu đài La Brède gần Bordeaux ở tây nam nước Pháp, trong một gia đình dòng dõi quý tộc.
Cùng năm:
– Nhà văn Racine trình diễn lần đầu vở kịch Esther.
– Ở Nga, Pierre Đại đế (lên ngôi từ năm 1682) bắt đầu thực hiện chương trình cách tân, học tập văn minh phương Tây, cải tạo tình trạng lạc hậu, cổ hủ của nước Nga.
* Năm 1696: người mẹ qua đời4.
* Năm 1700: theo học với các giáo sĩ thuộc Giáo đoàn “Oratoire” ở Juilly. Ông học chữ Latinh giỏi hơn chữ Hy Lạp.
* Năm 1705-1708: học luật ở thành phố Bordeaux.
* Năm 1709: lên Paris tiếp tục học tập.
Cùng năm:
– Vua Louis XIV giải tán tu viện Post Royal des champs.
– Vua Charles VII (Thụy Điển) thua Nga trong trận Poltava.
* Năm 1713: người cha qua đời.
* Năm 1714: được cử làm nghị sĩ tại Nghị viện Bordeaux.
Cùng năm:
– Fénelon viết “Thư gửi Viện Hàn lâm Pháp”.
– Houdart de la Motte địch “llliade” và giải bài về Homère.
* Năm 1715: cưới vợ.
* Năm 1716: thay thế ông chú5, giữ chức vụ chánh án5 Bordeaux; được cử làm viện sĩ Viện Hàn lâm Bordeaux (thành lập từ 1712); đọc luận văn về “Chính sách tôn giáo của người Rome” và luận văn “Ký ức về các lần quốc trái”.
Cùng năm:
– Cuộc tranh luận thứ hai giữa phái Cổ điển và phái Tân tiến kết thúc; rạp hát “Hài kịch Italia” được mở cửa trở lại.
– Nhà tài chính Law thiết lập ngân hàng đầu tiên.
– Hoà ước Pháp – Anh được ký kết tại La Haye.
* Năm 17186: thiết lập giải thưởng về khoa học giải phẫu; đọc các báo cáo khoa học “Về tiếng vang”, “Công dụng của các hạch ở thận”, “Tính trong suốt của vật thể”, “Lịch sử trái đất cổ xưa và hiện đại”.
Cùng năm:
– F. M. Arouet lấy tên là Voltaire cho diễn vở kịch đầu tiên “Oedipe” của ông.
– Ngân hàng Law được công nhận là ngân hàng quốc gia.
* Năm 1721: xuất bản “Những bức thư Ba Tư” (Lettres Persanes)7, không ghi tên tác giả. Sách được hoan nghênh, tái bản bốn lần trong năm đó, có kẻ in lậu nữa. Ông trở thành nhân vật nổi tiếng từ đấy và thường lui tới phòng khách của phu nhân De Lambert, gia nhập câu lạc bộ “Entresol” – một thứ hàn lâm viện tự do, để cùng nhau nghiên cứu các vấn đề khoa học về đạo đức và chính trị. Câu tạc bộ này có sự tham gia của linh mục (Saint Pierre d’Argention).
Cùng năm:
– Chính phủ Pháp mở cuộc điều tra về ngân hàng Law (hiện tượng thua lỗ).
– Hiệp ước đồng minh Pháp – Anh – Tây Ban Nha được ký kết.
* Năm 1722: trình bày bài “Đối thoại giữa Sylla và d’Eucrate”.
* Năm 1723: xuất bản tác phẩm “Bàn về chính trị” (De la politique).
* Năm 1724: xuất bản tác phẩm “Suy nghĩ về chính thể quân chủ phổ thông” (Réflexions sur la monarchie universelle).
* Năm 1725: xuất bản tiểu thuyết “Đền thờ Gnide” (La temple de Gnide) – tiểu thuyết trữ tình.
Cùng năm:
– Marivaux xuất bản “Hòn đảo và những người nô lệ” (L’ile des esclaves).
– Voltaire trình diễn vở bi kịch “Hérode và Marie”.
– Bang giao Pháp – Tây Ban Nha trở nên căng thẳng.
– Vua Pierre Đại đế ở Nga băng hà.
* Năm 1726: thôi giữ chức vụ Chánh án Bordeaux mà trước đây ông đã làm thế chân ông chú mình.
* Năm 1727: xuất bản tiểu thuyết trữ tình ngắn “Du lịch ở Paphos” (Le voyage à Paphos); được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm nước Pháp ngày 22-12-1727.
* Năm 1728: du lịch qua các nước Áo, Hung, Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan.
Cùng năm:
– Voltaire viết “Nàng Hăngriađơ” (La Henriade).
– J. J. Rousseau sống ở Turin.
– Marivaux viết “Điều bất ngờ thứ hai trong tình yêu” (La seconde surprise de l’amour).
– Georges II lên ngôi ở Anh.
– Phát hiện ra eo biển Béring.
* Năm 1729: sang Anh sống hai năm, ở nhà Lord Chesterfield; được nhận làm thành viên Hiệp hội Hoàng gia Anh tại Luân Đôn.
Cùng năm:
– Voltaire từ Anh trở về Paris.
– J. J. Rousseau làm việc tại nhà mệnh phụ De Varen.
– Hoà ước Sicile được ký kết giữa Pháp – Anh – Hà Lan – Tây Ban Nha.
* Năm 1731: trở về Pháp, đọc nhiều báo cáo tại Viện Hàn lâm Bordeaux (các văn bản này đều đã thất lạc). Sau đó ông lui về ở lâu đài Brède.
Cùng năm:
– Voltaire viết “Lịch sử vua Charles VII”.
– Linh mục Prévost viết tiểu thuyết “Manon Lescaut”.
– Dainel De Foe qua đời.
* Năm 1734: xuất bản sách “Nhận định về nguyên nhân thịnh đạt và suy thoái của Rome” (Considérations sur les causes de la gradeur des Romains et de leur décadence); kết giao với linh mục Castel, người trở thành cộng tác viên đắc lực của ông.
Cùng năm:
– Voltaire ra sách “Thư tín triết học” (Lettres philosophiques).
– Bach (Jean Sébastien), nhạc sĩ thiên tài người Đức soạn bản giao hưởng nổi tiếng “Oratoire de Noel”.
– Chiến tranh kế vị ở Ba Lan.
– Quân Pháp thắng trận ở Parme và Guastalla (Italia).
* Năm 1741-1747: tập trung toàn lực nghiên cứu, soạn thảo tập sách lớn “Tinh thần pháp luật”. Phần lớn thời gian sống ở lâu đài Brède, ông làm việc quá sức đến nỗi gần như bị loà mắt.
* Năm 1748: xuất bản sách “Tinh thần pháp luật” ở Genève, in thành 2 tập, có một loại in thành 3 tập, khoảng 1000 trang.
Cùng năm:
– Voltaire viết truyện “Zadig”.
– Diderot kết bạn chí thân với J. J. Rousseau.
– Richardson (ở Anh) viết tiểu thuyết “Clarisse Harlowe”.
* Năm 1749: bị công kích: Tạp chí Nouvelles Ecclésiastiques (Tin Giáo hội) viết bài phê phán Tinh thần pháp luật, coi tác giả là thuộc phái thần giáo (déiste).
Cùng năm:
– Diderot cho ra “Thư viết về những người mù” (Lettres sur les aveugles).
– Buffon viết “Lịch sử tự nhiên” (Histoire naturelle), bị trường Sorbonne bác bỏ thuyết của ông về trái đất.
* Năm 1750: trả lời những người Jansénistes bằng tác phẩm luận chiến “Bảo vệ Tinh thần pháp luật” (Défense de l’Esprit des lois).
Cùng năm:
– J. J. Rousseau viết “Khảo luận về các khoa học và nghệ thuật” (Discours sur les sciences et les arts).
– Voltaire sang thăm nước Phổ.
– Dupleix, toàn quyền Pháp ở Ấn Độ giành thắng lợi trong việc tranh chấp với Anh. Thiết lập quyền bảo hộ của Pháp ở vùng Carnatic.
* Năm 1751: viết truyện cổ tích “Lysimaque” đăng tạp chí “Le Mercure”.
Cùng năm:
– Voltaire viết “Thế kỷ của Louis XIV” (Le siècle de Louis XIV).
– Diderot xuất bản quyển “Bách khoa toàn thư”.
– Nổ ra cuộc bút chiến quanh bài “Khảo luận về khoa học và nghệ thuật” của J. J. Rousseau.
* Năm 1752: sách “Tinh thần pháp luật” bị cơ quan kiểm duyệt của Toà thánh Rome phê bình một cách ôn hoà. Trường Sorbonne cũng giám định tác phẩm này nhưng không tuyên bố gì chính thức. Nhưng Chính phủ Pháp ban hành lệnh cấm lưu hành sách “Tinh thần pháp luật” (lệnh ra ngày 29-11-1751).
Cùng năm:
– Viết bài: “Hứng thú với Bách khoa toàn thư” (Gout pour L’Encyclopédie).
* Năm 1754: viết truyện cổ tích huyền thoại “Arsace và Isménie”.
Cùng năm:
– Condillac “Nghị luận về cảm xúc” (Traité des sensations).
– J. J. Rousseau khởi công xây dựng công trường Vua Louis XV.
– Toàn quyền Dupleix rời bỏ Ấn Độ.
* Năm 1755: qua đời ngày 10 tháng 2, để lại nhiêu nguyên cảo trong đó có tập “Những tư tưởng của tôi” (Mes pensées), thọ 56 tuổi.
Cùng năm:
– J. J. Rousseau viết “Khảo luận về sự bất bình đẳng” (Discours sur l’inégalité).
– Quân đội Anh và Mỹ chiếm đóng xứ Arcadie.
– Liên lạc ngoại giao giữa Anh và Pháp bị cắt đứt.
Mời các bạn đón đọc Bàn về Tinh Thần Pháp Luật của tác giả Baron de Montesquieu.
Download ebook
Bàn về Tinh Thần Pháp Luật – Montesquieu
FULL: |
Download App tải ebook,sách nói, khóa học tốt nhất: https://h.nhuttruong.com/app
Website: https://www.trươngđịnh.vn
Page:https://www.facebook.com/truongdinhvn/
Mail:[email protected]
[toc] Giới thiệu ebook Bàn về Tinh Thần Pháp Luật – Montesquieu Tweet! Năm 1982, tôi dịch xong cuốn Bàn về Khế ước xã hội (Du Contrat social) của J.…