Ebook  Trong Bể Bơi  PDF epub azw3 mobi

Ebook Trong Bể Bơi PDF epub azw3 mobi

 

Giới thiệu Ebook

Trong Bể Bơi

 

 


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết hài hước đen Câu Chuyện Của Khoa Thần Kinh – Trong Bể Bơi của tác giả Hideo Okuda & Mộc (dịch).

Khoa Thần kinh nằm dưới tầng hầm mờ tối của Bệnh viện Đa khoa Irabu, ánh sáng bên ngoài chẳng thể lọt vào, chỉ có thứ ánh sáng xanh lờ nhờ không mấy thiện cảm hay đáng tin cậy. Nhưng mỗi lần bệnh nhân tới thăm khám, ngay lập tức sẽ có tiếng đáp lại “Mời vào”, Tiến sĩ Y khoa Irabu Ichiro trắng trẻo mập mạp đang chờ đợi để được nghe những lời bộc bạch của họ. Thông thường, người tới khám Khoa Thần kinh đều trong tình trạng hoảng sợ, họ nghiện điện thoại di động, rối loạn cương dương, rối loạn ám ảnh cưỡng chế… Đằng sau các căn bệnh kỳ lạ này là những con người đang phải gồng gánh áp lực của cuộc sống hiện đại.

Nhưng, phương pháp đối phó với các căn bệnh của bác sĩ Irabu mới thật là khó tin:

“Stress á? Ra mấy khu phố mua bán sầm uất vào ban đêm, gặp yakuza xem thế nào? Động tới yakuza chỉ có nước hồn xiêu phách lạc. Phiền não không đâu sẽ bị thổi bay hết. Vì bị yakuza rượt đuổi mà. Một khi tính mạng bị đe dọa, còn tâm trí nào để lo lắng về công ty với gia đình đây.”

“Trên trái đất này, chỗ không người rộng hơn chỗ có người nhiều đấy. Thế nên cố nhắm trúng rồi ném thì nhiều khả năng vẫn không trúng người đâu. Đừng lo lắng thái quá, cứ vậy nên mới bị ám ảnh rồi bận tâm đến cả chuyện rò rỉ điện đấy.”

Câu Chuyện Của Khoa Thần Kinh – Trong Bể Bơi” là cuốn tiểu thuyết hiếm hoi sử dụng phương pháp “hài hước đen” để chữa bệnh. Đạo diễn Lý An từng nói, điện ảnh không dẫn dắt chúng ta vào đêm tối mà đưa chúng ta đi qua đêm tối, kiểm tra một lượt, rồi lại đưa chúng ta ra ngoài ánh sáng, để chúng ta hiểu được cách đối mặt với ánh sáng. Tiểu thuyết cũng vậy. Cuốn sách này đã lật đổ logic của tư duy, cho phép chúng ta nhìn ngắm thế giới tinh thần sâu xa khó lường, thấu hiểu hơn về mong cầu thực sự của con người hiện đại ngày ngày phải sống trong áp lực và chữa lành chúng ta bằng tiếng cười.

Cuốn sách này dành tặng cho những con người bận rộn đã quên mất cách nở nụ cười, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần. Cuộc sống luôn cần chút kích thích, sẽ rất nhàm chán nếu chỉ quay cuồng giữa gia đình và công việc. Hãy đến, trải nghiệm sự lạ kỳ của bác sĩ Irabu và tìm lại cuộc sống tự do tự tại cho chính mình. Thay vì than vãn, sao không mở cuốn sách này ra, sau khi đọc xong, biết đâu bạn lại thấy cuốn sách này còn hiệu nghiệm hơn bất kỳ phương thuốc nào khác?

Câu Chuyện Của Khoa Thần Kinh gồm có:

  1. Trong Bể Bơi
  2. Xích Đu Trên Không

***

Tiểu thuyết Hài Hước Đen là gì?

Tiểu thuyết hài hước đen là thể loại tiểu thuyết sử dụng yếu tố hài hước để khai thác những chủ đề nghiêm trọng, u tối, hoặc nhạy cảm như cái chết, bệnh tật, chiến tranh, nghèo đói, và sự bất công trong xã hội. Loại tiểu thuyết này không đơn thuần mang lại tiếng cười nhẹ nhàng mà sử dụng tiếng cười để châm biếm, mỉa mai, và phê phán những vấn đề sâu sắc, mang tính triết lý hoặc xã hội.

Những tiểu thuyết hài hước đen thường nhấn mạnh sự phi lý, nghịch lý và bản chất bất toàn của con người và thế giới. Bằng cách sử dụng hài hước một cách sắc bén, tác giả không chỉ khiến độc giả cảm thấy giải trí mà còn buộc họ suy ngẫm sâu sắc hơn về ý nghĩa của các vấn đề được đề cập.

Đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết hài hước đen:

  1. Chủ đề tối tăm: Khai thác các chủ đề nặng nề như chiến tranh, cái chết, bệnh tật, hay sự đồi bại của xã hội.
  2. Châm biếm và mỉa mai: Các tác giả thường sử dụng giọng văn châm biếm, mỉa mai, nhằm nêu bật sự phi lý hoặc những sai lệch của cuộc sống.
  3. Nhân vật không hoàn hảo: Các nhân vật trong tiểu thuyết hài hước đen thường có những khuyết điểm rõ rệt và mang tính châm biếm; họ có thể hành động phi lý, tiêu cực hoặc thậm chí vô đạo đức.
  4. Lật ngược kỳ vọng của độc giả: Tiểu thuyết hài hước đen thường dẫn dắt độc giả vào những tình huống bất ngờ và trái ngược với kỳ vọng thông thường, làm nổi bật sự phi lý của cuộc sống.

Một số ví dụ tiêu biểu:

  • Catch-22 của Joseph Heller: Đây là một ví dụ kinh điển của tiểu thuyết hài hước đen, xoay quanh cuộc sống của các phi công Mỹ trong Thế chiến II. Tiểu thuyết này nổi tiếng với cách mô tả sự phi lý của chiến tranh và những mâu thuẫn, nghịch lý trong hệ thống quân đội.
  • Slaughterhouse-Five của Kurt Vonnegut: Tác phẩm này xoay quanh trải nghiệm kinh hoàng của chiến tranh nhưng lại được kể bằng giọng điệu hài hước, châm biếm, làm nổi bật sự phi lý và nỗi đau trong cuộc sống của con người.
  • Good Omens của Neil Gaiman và Terry Pratchett: Tuy nghiêng nhiều về phong cách hài hước nhẹ nhàng hơn, Good Omens vẫn có các yếu tố của hài hước đen khi nói về ngày tận thế và các quan niệm đạo đức qua lăng kính hài hước.

Những tiểu thuyết này thường khiến người đọc suy ngẫm về cuộc sống, xã hội và những điều tưởng chừng không thể đùa cợt, từ đó mở ra các góc nhìn mới và sâu sắc hơn về bản chất của con người và xã hội.

***

Hideo Okuda (1959). Nhà văn Nhật Bản nổi tiếng. Các tác phẩm của Hideo Okuda tập trung chủ yếu vào những căn bệnh tâm lý của người hiện đại, mang đậm phong cách đô thị và khác biệt hoàn toàn với các tác phẩm đương thời. Văn phong thoải mái, tươi vui nhưng vẫn khắc họa nội tâm nhân vật vô cùng sâu sắc, khả năng đẩy mạch truyện lên đến cao trào điêu luyện.
.
Tiến sĩ Y khoa Irabu Ichiro:

  • 35 tuổi
  • Cung Thiên Bình
  • Nhóm máu B
  • Người thừa kế Bệnh viện Đa khoa Irabu
  • Đi xe Porsche màu xanh nõn chuối
  • Thích tiêm vitamin cho bệnh nhân
  • Luôn có những suy nghĩ, cách thức chữa bệnh vượt ngoài sức tưởng tượng

“Anh ra mấy khu phố mua bán sầm uất vào ban đêm, gặp yakuza xem thế nào. Một khi tính mạng bị de dọa, tôi đố anh còn tâm trí nào để lo lắng về công ty với gia đình đấy.”

Mời các bạn tải đọc sách Câu Chuyện Của Khoa Thần Kinh – Trong Bể Bơi của tác giả Hideo Okuda & Mộc (dịch).

 

Download Ebook

Trong Bể Bơi

Pdf

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

  Giới thiệu Ebook Trong Bể Bơi     Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) tiểu thuyết hài hước đen Câu Chuyện Của Khoa Thần Kinh – Trong Bể Bơi của…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose