Chúa Tể Đầm Lầy – Michel Tournier
Riêng nhan đề Chúa tể đầm lầy là một sự hướng đến thần thoại của dân tộc Đức, đến những biểu tượng sâu thẳm. Nhưng tiểu thuyết cũng bắt gặp một huyền thoại có tính phổ biến hơn, đó là huyền thoại về Gã hung thần.
Một tuổi nhỏ mất hẳn tình thương, một thời mới lớn chuốc nhục, một nghề thấp kém, tất cả đã biến Abel Tiffauges thành kẻ thù của xã hội. Nhưng một giai đoạn của đời y là làm học sinh giúp cho y đinh ninh rằng có một sự đồng lõa âm thầm giữa việc đời và phần số của y: số là một hôm ra trước hội đồng kỷ luật, y cầu sao cho trường bị cháy rụi. Bình thường lời mong cầu như thế chẳng bao giờ thành, thì nay trận hỏa hoạn giải phóng lại xảy ra…
Trong con người Tiffauges có tính chất của vị sứ đồ và của Gã hung thần, mà sứ đồ thì dẫn dắt và cứu độ cho hung thần. Nhờ thế mà đang khi một vụ hiếp dâm lăm le bắt y đi tù đày thì đợt tổng động viên 1939 giúp y được miễn tố: ngôi trường bị cháy lần nữa!
Làm tù binh năm 1940, y bị đưa sang vùng phía đông nước Phổ. Nhưng trong khi đồng bọn kêu trời tại vùng đất bao la hoang dại thì Tiffauges lại cho là vùng đất màu nhiệm mình hằng mong đợi, và cảm thấy mình được giải phóng một cách khác thường trong cảnh ngộ tù tội.
Hai gã hung thần thượng đẳng đang ngự trị trong chốn rừng xanh và đầm lầy: Goring, là Gã hung thần vùng Rominten, tàn sát nai và ngốn thịt rừng, và Hitler, là Gã hung thần vùng Rastenburg kẻ nhồi sung đại bác bằng thịt trẻ con nước Đức. Tiffauges trở nên Gã hung thân vùng Kaltenborn, một pháo đài Đức của ngày xưa mà nay là nơi chọn lọc và rèn luyện lớp thanh niên nhắm trở thành tinh hoa của Đức quốc xã.
Bước bôn ba tiêu biểu của một gã vô chính phủ lọt vào cạm bẫy của phát xít, cuộc đời ba chìm bảy nổi hiện thực của một tù binh Pháp trên đất Đức, một chuỗi biến tấu có mạch lạc về chủ đề chất thịt tươi sống và nuôi dưỡng thế nào cho thịt được tươi sống, chân dung dăm Gã hung thần, cuốn tiểu thuyết này còn có một tham vọng sâu xa hơn: tham vọng diễn dịch cuộc “thế chiến quái đản”, cái chủ nghĩa Hitler, các trại tập trung và sự tràn sang của hồng quân theo một hướng thuần túy biểu tượng và không dùng đến các lợi khí xưa củ của lịch sử và tâm lý..
Mời các bạn đọc tại : Chua Te Dam Lay – Michel Tournier
Riêng nhan đề Chúa tể đầm lầy là một sự hướng đến thần thoại của dân tộc Đức, đến những biểu tượng sâu thẳm. Nhưng tiểu thuyết cũng bắt gặp…