Lila Borowa, cô gái Ba Lan, mồ côi mẹ, bố nhà nông, nghiện rượu; Aleksei Dragonow, người Nga, mồ côi cả cha lẫn mẹ sau vụ nổ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl năm 1986, ở với dì. Họ gặp nhau do một sự tình cờ ở trong rừng và trở thành bạn thân khi Lila mới sáu tuổi, Aleksei tám tuổi. Ông Borowy, bố cô bé, không chấp nhận tình bạn này và thường giở thói bạo hành, lắm phen cho cả hai no đòn, đến nỗi Aleksei thề là sẽ cứu bạn thoát khỏi người bố vũ phu. Chẳng bao lâu số phận khiến họ phải xa nhau. Những tưởng con đường của họ sẽ chẳng bao giờ gặp nhau, tuy nhiên hai thứ tình cảm mạnh hơn định mệnh đã luôn luôn gắn bó họ: tình yêu và lòng căm thù.
Nhiều năm sau đó, dẫu ở cách xa, Aleksei, chàng trai nặng tình nghĩa và giàu lòng bao dung thường xuyên về làng thăm bạn, dù mỗi lần như vậy cô gái Lila chỉ làm tổn thương, thậm chí xúc phạm bạn mình: “Mỗi bận anh về là một lần em làm tổn thương anh, phản bội anh, lừa đảo anh, anh ra đi, chữa trị vết thương, vết thương trên cơ thể và vết thương lòng, anh tha thứ – lần nào anh cũng tha thứ cho em, rồi anh quay trở lại. Sau một năm, sau hai, ba năm, nhưng luôn luôn quay trở lại. Không hề thay đổi, như mặt trời mọc và lặn, như thủy triều lên và xuống. Và em đã lợi dụng sự yếu đuối này của anh, vẫn tiếp tục càng ngày càng làm tổn thương anh”.
Thế nhưng, bản thân cô gái cũng phải kìm nén nỗi đau thể xác và tinh thần: “Em đã nhớ anh như điên dại… Em rất lấy làm tiếc về sự đê tiện và sự nhát gan của mình… Em khinh bỉ chính mình… Em lại giam mình trong nhà tắm, mặc dầu cả nhà đi vắng, em cầm lưỡi dao cạo và… tự rạch da làm cho mình đau, đồng thời kết tội bản thân vì những gì em đã làm hại anh, cũng như để làm át đi nỗi đau mất anh. Sau đó em đã tự nhổ vào mặt mình, để càng thêm khinh bỉ cái sự hèn yếu này của em”.
Lila tựa hồ ngọn lửa, còn Aleksei như con thiêu thân. Mối tình lắm gian nan và nhiều trắc trở của Lila và Aleksei cũng là định mệnh và lời nguyền của đôi bạn trẻ. Nhưng cả Lila lẫn Aleksei không thể hoặc không muốn cưỡng lại. Cái còn lại vẫn là hy vọng. Lila nói về nỗi cô đơn của mình: “Em đã phải mua tình bạn của họ – cô gái nói nhỏ. Con gái thì em trả bằng quà, tặng phẩm, con trai thì em trả bằng làm tình, để cho em hết bị cô đơn. Để một người nào đó quan tâm đến em, một người nào đó trò chuyện với em trong giờ giải lao hoặc sau giờ tan học. Anh Aleksei, anh có biết, thế nào là nỗi cô đơn không anh?”.
“Hy vọng” là tên của cuốn tiểu thuyết, cũng là tên gọi của ngôi nhà thơ mộng, tọa lạc trên trảng cỏ, giữa rừng già nguyên sinh, quanh năm róc rách tiếng suối chảy, vi vu tiếng thông reo, líu lo tiếng chim hót, đẹp như miền cổ tích. Những áng văn đẹp, mượt mà, về cánh rừng, về con suối, về “ngôi nhà cổ tích” và những bí ẩn của ngôi nhà này cùng những con người từng sống và đang sống trong đó khẳng định điều này.
Nét độc đáo của cuốn tiểu thuyết hiện đại nhuốm màu cổ tích, là ở chỗ, nó thực đến đau lòng và rất đời. Bằng những dòng hồi tưởng giầu nội tâm, nữ nhà văn Katarzyna Michalak kể cho ta nghe câu chuyện đầy tính nhân văn, xúc động đến trào nước mắt, về tình bạn và tình yêu, về giận và thương, về lòng quả cảm và sự hy sinh mà mỗi người chúng ta đều có thể tìm thấy bóng dáng cuộc đời mình trong đó.
Thanh Trà
***
Tóm tắt
Tiểu thuyết Hy Vọng của nhà văn Ba Lan Katarzyna Michalak kể về câu chuyện tình yêu đầy bi kịch giữa Lila Borawa, một cô gái Ba Lan, và Aleksei Dragonow, một chàng trai người Nga.
Lila và Aleksei gặp nhau khi còn nhỏ, và nhanh chóng trở thành bạn thân. Tuy nhiên, số phận đã chia cắt họ khi Aleksei được đưa đi sống với dì ở Nga.
Nhiều năm sau, Aleksei trở về làng thăm Lila, nhưng mỗi lần như vậy, Lila chỉ làm tổn thương anh. Cô luôn ôm ấp trong lòng nỗi căm thù đối với người Nga, và Aleksei là biểu tượng của nỗi căm thù đó.
Tình yêu và lòng căm thù cứ quấn lấy nhau, khiến Lila và Aleksei không thể thoát ra. Họ yêu nhau nhưng cũng ghét nhau, họ muốn bên nhau nhưng cũng muốn xa nhau.
Cuối cùng, định mệnh đã đưa họ đến với cái chết, nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi.
Đánh giá
Tiểu thuyết Hy Vọng là một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng cũng rất đỗi bi thương. Tác phẩm đã khắc họa thành công những cung bậc cảm xúc phức tạp của Lila và Aleksei, từ tình bạn, tình yêu, đến lòng căm thù và sự hy sinh.
Nét độc đáo của cuốn sách là ở chỗ, nó kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ tích. Ngôi nhà “Hy Vọng” nơi Lila và Aleksei gặp nhau lần đầu tiên là một nơi đẹp như trong truyện cổ tích, nhưng cũng là nơi chứa đựng nhiều bí mật và đau thương.
Tiểu thuyết Hy Vọng là một tác phẩm văn học đáng đọc, mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm về tình yêu, lòng căm thù và định mệnh.
Một số nhận xét của độc giả về tiểu thuyết
- “Một câu chuyện tình yêu đẹp nhưng cũng rất đỗi bi thương. Tôi đã khóc khi đọc những trang cuối cùng của cuốn sách.”
- “Tác phẩm đã khắc họa thành công những cung bậc cảm xúc phức tạp của Lila và Aleksei. Tôi có thể cảm nhận được tình yêu, lòng căm thù và sự hy sinh của họ.”
- “Nét độc đáo của cuốn sách là ở chỗ, nó kết hợp giữa yếu tố hiện đại và cổ tích. Tôi đã rất ấn tượng với ngôi nhà “Hy Vọng” nơi Lila và Aleksei gặp nhau lần đầu tiên.”