Luận Ngữ Và Bàn Tính

Luận Ngữ Và Bàn Tính

 

Giới thiệu

Luận Ngữ Và Bàn Tính

 

 

Tóm tắt

“Luận Ngữ và Bàn tính” là cuốn sách viết về triết lý kinh doanh của Shibusawa Eiichi, nhà kinh doanh vĩ đại của Nhật Bản. Cuốn sách được chia thành hai phần chính:

  • Phần I: Luận Ngữ và Kinh doanh

Trong phần này, Shibusawa Eiichi trình bày triết lý kinh doanh của mình dựa trên tư tưởng của Khổng Tử, đặc biệt là cuốn Luận Ngữ. Ông cho rằng kinh doanh là một hoạt động mang tính đạo đức, và người kinh doanh cần phải có những phẩm chất đạo đức như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

  • Phần II: Bàn tính và Kinh doanh

Trong phần này, Shibusawa Eiichi trình bày những nguyên tắc kinh doanh căn bản, dựa trên nền tảng của khoa học và thực tiễn. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tính hợp lý, hiệu quả và tính minh bạch trong kinh doanh.

Review

“Luận Ngữ và Bàn tính” là một cuốn sách có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn. Cuốn sách đã góp phần định hình nên triết lý kinh doanh của Nhật Bản, và vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.

Ưu điểm

  • Cuốn sách có nội dung phong phú và toàn diện, bao gồm cả khía cạnh đạo đức và thực tiễn của kinh doanh.
  • Cuốn sách được viết bằng một phong cách súc tích và dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng độc giả.
  • Cuốn sách cung cấp cho người đọc những bài học kinh nghiệm quý giá về kinh doanh.

Nhược điểm

  • Cuốn sách có một số phần hơi khô khan và mang tính lý luận cao.

Kết luận

“Luận Ngữ và Bàn tính” là một cuốn sách đáng đọc cho những ai quan tâm đến kinh doanh và muốn tìm hiểu về triết lý kinh doanh của Nhật Bản.

***

Được xưng tụng là “thủy tổ – nhà lãnh đạo tối cao của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản”, “một trong 12 người lập ra nước Nhật”, “nhà lãnh đạo cao quý và vị tha”, Shibusawa Eiichi chính là nhân vật đã đặt nền móng cho sự khuếch trương kinh tế thời Minh Trị, kết hợp một cách nhuần nhuyễn luân lý đạo đức vào hoạt động kinh doanh ở Nhật Bản, và là nguồn cảm hứng cho những thế hệ doanh nhân Nhật Bản ngày nay.

Peter Drucker – một nhà tư vấn về quản trị kinh tế tư nhân, tác giả của nhiều đầu sách bán chạy về kinh doanh – nói về Shibusawa như sau: “Bản thân Shibusawa, trong suốt gần 50 năm, đã hoạt động như một ‘trung tâm phát triển quản trị’ một cách không chính thức và không được trả công. Ông đã tư vấn và hướng dẫn hàng trăm công chức, doanh nhân và nhà quản trị trẻ. Ông đã tổ chức một cách không mệt mỏi những chương trình đào tạo và câu lạc bộ quản trị, chủ xướng các khóa huấn luyện, hội thảo và nhóm thảo luận đủ các loại hình”.

Đó là lý do khiến Tsuchiya Takao – một nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu về Shibusawa Eiichi – cho rằng, nếu so sánh với những người sáng lập những công ty hàng đầu Nhật Bản như Iwasaki Yatarō của Mitsubishi, Matsushita Kōnosuke của Panasonic, Morita Akio của Sony, Honda Sōichirō của Honda Motor, Shibusawa lại ít được biết tới. Mặc dù ở Nhật Bản có hàng loạt tượng đồng của ông được dựng lên để vinh danh, cũng như ông được xưng tụng là cha đẻ của triết lý kinh doanh hiện đại Nhật Bản.

“Luận ngữ và bàn tính” là cuốn sách mà trong đó Shibusawa Eiichi viết lại tôn chỉ cho suốt cuộc đời kinh doanh của mình: một tôn chỉ tràn đầy tính nhân văn và nề nếp đạo đức Á Đông. Tôn chỉ kinh doanh của Eiichi tìm cách điều hòa, kết hợp nhuần nhuyễn tư tưởng và triết lý của “Luận ngữ” (cuốn sách hàng đầu về tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện bản thân của phương Đông) với chiếc Bàn tính (vật dụng không thể thiếu của doanh nhân). Từ xưa đến nay nhiều người luôn có một quan niệm rằng những người kinh doanh, buôn bán để làm giàu đều là phường gian dối, trí trá. Thế nhưng với những trải nghiệm trong mấy chục năm dấn thân theo nghiệp kinh doanh, Shibusawa khẳng định rằng người làm kinh doanh cần phải có đạo đức và người có đạo đức có thể làm giàu, và sự giàu sang đạt được nhờ có nền tảng đạo đức sẽ bền vững hơn.

Triết lý kinh doanh của Shibusawa Eiichi là:

– Kinh doanh phải vì sự phồn vinh thịnh vượng của quốc gia chứ không nên chỉ vì sự giàu sang phú quý của bản thân.
– Kinh doanh phải gắn liền với đạo đức, với nhân nghĩa, với chữ tín… thì hoạt động kinh doanh mới ổn định, sự giàu sang đạt được mới vững bền.
– Kinh doanh mang lại tiền tài của cải rồi tiền tài của cải đó phải phục vụ cho ý nghĩa nhân sinh, cho các hoạt động công cộng nhằm mang lại lợi ích cho đông đảo quần chúng nhân dân.

P/S 1: Mỗi cuốn sách một số phận, và cuốn sách này không ngoại lệ, kể từ khi được đề xuất cho đến khi thành hình hài đã trải qua không ít thăng trầm. Trải qua tất cả, cuối cùng cuốn sách cũng được xuất bản. Những kỷ niệm trong quá trình dịch, những cung bậc cảm xúc khi làm cuốn sách này xin giữ lại cho riêng tôi và tôi sẽ cất giữ nó cẩn thận ở một góc trong lòng. Sau tất cả tôi xin nhận phần lỗi về mình nếu bản dịch còn nhiều thiếu sót và sai lầm không đáng có. Với kiến văn còn hạn chế vậy mà dám bạo gan dám dấn thân vào một địa hạt vô cùng khó khăn, tôi mong rằng độc giả sẽ thể tất cho những vấn đề còn chưa chu toàn trong bản dịch.
Lời Bình

Một tác phẩm quan trọng sắp được ra mắt!!! Thật vui quá!!! Người dịch Nguyễn Mạnh Sơn và Nhà sách Nhã Nam đang làm một việc tuyệt vời!!!

Trước đó TS. Nguyen Luong Hai Khoi đã cho ra mắt cuốn sách mở đường giới thiệu về Shibusawa đến độc giả Việt Nam qua tác phẩm dịch hết sức công phu VŨ DẠ ĐÀM.

Đây có thể là một ấn phẩm quan trọng nhất của năm nay! Và ý nghĩa của nó sẽ dần thấm vào xã hội Việt Nam nhiều năm sau nữa!!! Mong lắm thay!!!

TS. Nguyễn Đức Thành

————————————–

SHIBUSAWA EIICHI: HIỆN THÂN TINH THẦN DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN

Trần Văn Thọ – Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo

Trong khoảng 150 năm phát triển kinh tế, Nhật Bản đã sản sinh ra nhiều nhà doanh nghiệp vĩ đại. Nói đúng hơn, không có họ thì Nhật không có một nền công nghiệp hiện đại như ngày nay. Những người sáng lập Toyota, Honda, Sony, Matsushita, Canon, v.v… đều là những nhà doanh nghiệp được người Nhật truyền tụng mãi với lòng tự hào. Nhưng vượt lên trên tất cả những người nầy có lẽ là Shibusawa Eiichi (1840-1931). Ông hội tụ tất cả – mọi đức tính, mọi tố chất của một nhà lãnh đạo. Và hơn thế nữa, sống trong buổi giao thời của hai chế độ, sống trong giai đoạn đất nước đứng trước nguy cơ bị Tây phương xâm chiếm, thái độ và hành động của một kẻ sĩ thức thời ở ông đã góp phần quyết định vào sự thành công của Minh Trị duy tân. Và về đạo đức trong kinh doanh, như ta sẽ thấy sơ lược dưới đây, và thấy chi tiết trong sách này, cũng như các cuốn sách mà nhà nghiên cứu Nhật Bản Nguyễn Lương Hải Khôi đã dịch, cổ kim Đông Tây có ai hơn Shibusawa? Câu chuyện Shibusawa còn đáng kể mãi là vì nó phản ảnh một tấm gương sáng của người lãnh đạo chính trị trong chế độ mới, vì lợi ích quốc gia đã cầu hiền từ những người của chế độ cũ. Nếu không thì tài năng của Shibusawa đã bị mai một và có thể người Nhật đã không có một đất nước như ngày nay.

Sinh ra vào giai đoạn cuối của thời đại Edo trong một gia đình trồng dâu nuôi tằm tại Saitama, một tỉnh giáp Edo (tên cũ của Tokyo) về phía bắc, Shibusawa lúc nhỏ đã rất thông minh, ham học. Ông được Tokugawa Yoshinobu, tướng quân cuối cùng của thời Edo, tuyển vào cung để dạy cho công tử học. Sau công tử của tướng quân được gửi sang Pháp du học và Shibusawa cũng được gửi theo để dạy kèm. Trong lúc ở Pháp, Shibusawa khám phá nhiều điều mới lạ của một xã hội tiên tiến. Đặc biệt ông quan tâm đến tổ chức và hoạt động của công ty, của hệ thống ngân hàng. Thế rồi ông vừa làm công việc dạy kèm vừa vùi đầu vào việc nghiên cứu, ghi chép các vấn đề này.

Khi Shibusawa về nước (1868) thì chế độ tướng quân đã sụp đổ, thay vào đó là chính quyền mới được lập ra chung quanh Minh Trị Thiên Hoàng, và tướng quân cuối cùng đã về ở ẩn tại Shizuoka, một tỉnh ở vùng núi Phú Sĩ. Shibusawa cũng theo chủ về ở Shizuoka. Về ở ẩn nhưng ông vẫn băn khoăn về vận mệnh đất nước, nhất là ông nghiên cứu và tập hợp tư liệu về việc xây dựng và tổ chức một nền kinh tế tiên tiến, nhưng bây giờ lại không được thi thố tài năng. Ông suy nghĩ nhiều về phương cách truyền bá sự hiểu biết của mình mong góp phần biến cải xã hội. Ông bèn lập ra Sở giảng dạy thương pháp (luật về thương mại) tại nơi ở của mình với mong muốn giúp những doanh nhân vừa ra đời trong thời đại mới hiểu biết về cách tổ chức một công ty hiện đại.

Cùng lúc đó, chính quyền Minh Trị đương bắt tay vào việc xây dựng đất nước dưới các khẩu hiệu “phú quốc cường binh”, “quyết theo kịp phương Tây”, v.v.. và nhận ra rằng họ đương thiếu một chuyên gia am hiểu các vấn đề tài chánh, ngân hàng,… Họ chuẩn bị gửi người đi du học nhưng được thông tin về Shibusawa, họ đã quyết định mời ông tham gia chính quyền và cho giữ ngay một chức vụ quan trọng trong Bộ Tài chánh. Với cương vị và uy tín nầy, Shibusawa đã thi thố được hết tài năng của mình. Năm 1872, ông thiết lập hệ thống ngân hàng hiện đại, trong đó lập các ngân hàng tiên tiến và kiểu mẫu, sau đó trở thành điển hình cho một loạt các ngân hàng công và tư hình thành trong giai đoạn 1877-1880. Trong các thập niên 1880 và 1890, Shibusawa còn lập ra hàng chục công ty hiện đại trong các lãnh vực kéo sợi, dệt vải, đóng tàu, hàng hải, bảo hiểm, đường sắt, v.v.. Rất nhiều công ty hàng đầu của Nhật hiện nay thuộc nhiều lãnh vực khác nhau đã bắt nguồn từ công lao xây dựng của Shibusawa. Để nâng cao địa vị của giới doanh nhân, ông còn khởi xướng lập Phòng thương mại Nhật Bản và nhiều đoàn thể kinh tế khác. Thật không ngoa khi có nhiều nhà phân tích đã gọi Shibusawa là ông tổ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản.

Shibusawa còn là một trong những người đầu tiên hô hào đạo đức trong kinh doanh, chủ trương nhà kinh doanh phải là người yêu nước và có hoài bão đem năng lực cải tiến xã hội, góp phần vào việc xây dựng đất nước và làm cho đồng bào mình được no ấm. Những công ty ông lập ra sau khi hoạt động đã lên quỹ đạo, ông rút lui nhường lại cho người trẻ để có thì giờ lập những công ty khác hoặc làm những việc khác, vì ông thấy trong một đất nước non trẻ còn quá nhiều lãnh vực cần ông phát huy năng lực. Ông có trên dưới 10 người con nhưng không hề áp đặt những công ty, những tổ chức do ông sáng lập phải nhận con ông vào trong ban lãnh đạo. Ông chủ trương con cháu ông phải tự lập, tự mình học hỏi, trau dồi và nếu xứng đáng thì xã hội sẽ trọng dụng.

Shibusawa bỏ công sức cho giáo dục và làm từ thiện. Ông đã tham gia sáng lập nhiều trường đại học, kêu gọi đóng góp vô vị lợi từ các công ty. Đại học Hitotsubashi, nơi tôi học ngày xưa, bắt đầu bằng một cơ sở giáo dục do ông sáng lập thời đầu Minh Trị (Sở giảng dạy thương pháp nói trên).

Tên tuổi của Shibusawa Eiichi được truyền tụng mãi ở Nhật Bản, chiếm một vị trí lớn trong sách giáo khoa cho học sinh các cấp. Ông là một trong những nhân vật lãnh đạo vĩ đại của thời Minh Trị và có thể nói ông là nhà doanh nghiệp vĩ đại nhất của Nhật xét từ mọi phương diện tài năng, đức độ, và mức độ ảnh hưởng đến quá trình đưa nước Nhật thành một cường quốc kinh tế.

Tôi có một kỷ niệm đẹp với người cháu đích tôn 4 đời của Shibusawa Eiichi, đó là Shibusawa Masahide (1925-). Ông cố nội (tằng tổ phụ) của Masahide là Shibusawa Eiichi và ông cố ngoại là Iwasaki Yataro (ông tổ sáng lập tập đoàn Mitsubishi). Từ đầu thập niên 1990, tôi có quan hệ khá thân thiết với ông Shibusawa Masahide, lúc đó ông là Giám đốc Quỹ Kỷ niệm Shibusawa Eiichi, đồng thời là hiệu trưởng trường Nữ học quán Tokyo (Tokyo Jogakkan). Khi tôi vận động các giới ở Nhật để thành lập Trung tâm Kinh tế châu Á Thái bình dương (VAPEC) tại Việt Nam (năm 1993), ông Masahide có tham gia vào ban cố vấn.

Một kỷ niệm rất đẹp là như thế này: Năm 1993 cuốn sách (bằng tiếng Nhật) của tôi (xuất bản năm 1992) được Giải thưởng Châu Á Thái bình dương (do Nhật báo Mainichi và Viện nghiên cứu Á châu tổ chức). Tôi đã dùng tiền thưởng đó tặng cho trường trung học phổ thông (Cấp 3) ở Hội An để làm quỹ học bổng cho học sinh nghèo. Thật ra ở bậc trung học cơ sở (Cấp 2) tôi học ở trường khác, một trường ở huyện Điện Bàn (Quảng Nam). Lẽ ra tiền học bổng nên chia hai để tặng cho cả hai trường, nhưng nghĩ là số tiền không lớn nên chỉ dành cho một nơi, còn nơi khác sẽ cố gắng tìm một quỹ khác.

Sau đó ít lâu, trong một buổi ăn trưa trò chuyện với ông bà Shibusawa Masahide, tôi vui miệng kể chuyện học bổng nói trên và tâm sự là nếu có số tiền lớn hơn tôi đã giúp cả trường cấp 2 nữa. Ông Masahide nói ngay: “Vậy để tôi giúp số tiền bằng tiền giải thưởng cuốn sách để anh lập quỹ học bổng cho Trường cấp 2”. Tôi rất ngạc nhiên vì sự phản ứng rất nhanh và rất tự nhiên của ông Masahide. Thế là cả hai trường đều có quỹ học bổng. Qua câu chuyện này, tôi muốn nói đến tinh thần vì công ích, vì xã hội đã thấm vào máu thịt của con cháu Shibusawa Eiichi.

Có nhiều định nghĩa về tinh thần doanh nghiệp (entrepreneurship) nhưng theo tôi, một tố chất quan trọng trong tinh thần doanh nghiệp là văn hóa, là đạo đức kinh doanh, là lòng yêu nước, là tinh thần phụng sự xã hội. Ở Việt Nam ta hiện nay rất cần những nhà doanh nghiệp có những tố chất như Shibusawa Eiichi.

Tokyo, mùa anh đào năm 2019

Sách Khai Minh trân trọng giới thiệu bạn đọc !

Mời các bạn mượn đọc sách Luận Ngữ Và Bàn Tính của tác giả Shibusawa Eiichi & Nguyễn Mạnh Sơn (dịch).

 

Download

Luận Ngữ Và Bàn Tính

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

  Giới thiệu Luận Ngữ Và Bàn Tính     Tweet! Tóm tắt “Luận Ngữ và Bàn tính” là cuốn sách viết về triết lý kinh doanh của Shibusawa Eiichi,…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose