Biểu Tượng Ngôn Ngữ Trong Ca Từ Của Trịnh Công Sơn
Giới thiệu
Biểu Tượng Ngôn Ngữ Trong Ca Từ Của Trịnh Công Sơn
Với quan điểm, biểu tượng là vấn đề trung tâm của ngôn ngữ nghệ thuật. Quyển sách trình bày nghiên cứu về hệ thống biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, bao gồm nhóm có chất liệu trực quan, không có chất liệu trực quan và chuyển hóa giữa trực quan và phi trực quan. Quá trình giải mã này được xem như là chiếc chìa khóa giúp người đọc đi sâu vào thế giới tâm hồn của người nghệ sĩ tài hoa.
Trịnh Công Sơn là một hiện tượng hiếm gặp. Trong đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay, bên cạnh những dòng nhạc như nhạc cách mạng, nhạc trẻ, nhạc dân ca, nhạc tiền chiến, nhạc thính phòng… thì nhạc Trịnh Công Sơn tồn tại như một dòng nhạc độc lập, trở thành một hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử ca nhạc và ngay cả trong lĩnh vực văn học từ trước đến nay. Là một nghệ sĩ sáng tác với một triết lý đơn giản: “Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”, từ khi đến với công chúng lần đầu, năm 1958, nhạc Trịnh ngày càng chiếm được tình cảm của đông đảo công chúng yêu nhạc thuộc đủ mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề. Nhạc Trịnh luôn luôn là tiếng nói đồng cảm với bất cứ ai là người Việt Nam bởi nhạc của ông là tiếng nói tha thiết của quê hương, tình yêu, và thân phận con người. Qua hành trình âm nhạc của Trịnh Công Sơn, chúng ta cảm nhận được một gương mặt Việt Nam trong lịch sử: đau thương trong chiến tranh, khao khát hòa bình. Đặc biệt, những bản tình ca của Trịnh Công Sơn đã, sẽ và mãi trở thành món ăn tinh thần của người Việt, nhất là trong giới trẻ.
Làm nên sức sống của nhạc Trịnh chính là phần ca từ. Nhạc sĩ Văn Cao cho rằng âm nhạc của Trịnh Công Sơn là kết quả của một cuộc hôn phối kì diệu giữa phần ca từ với phần âm nhạc, hai phần này hòa quyện vào nhau đến mức khó có thể tách rời, làm nên hồn cốt nhạc Trịnh, vì thế nên ông gọi nhạc sĩ họ Trịnh là “Người ca thơ”(1) Hoàng Phủ Ngọc Tường thì cho rằng: “Ca từ của Trịnh Công Sơn chính là vấn đề khiến cho ai nấy đều băn khoăn tự hỏi không biết nguồn thơ của Trịnh Công Sơn kiếm từ đâu ra ngoài thần cảm bí ẩn của những con người thời nhà Đường”(2); còn giáo sư Hoàng Ngọc Hiến thì đánh giá: “Tất cả ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn làm thành một tình ca hay nhất thế kỷ”(3); Nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam – giáo sư Dương Viết Á cho rằng “Ngay cả trong những năm tháng “chia tay” giữa thơ và ca, xét riêng về ca từ, nhiều nhạc sĩ cần được gọi thêm là nhà thơ, thậm chí nên được tuyển chọn vào các tập thơ ca thế kỷ XX: Đặng Thế Phong, Văn Cao, Trịnh Công Sơn…”(4)
Khi những đứa con tinh thần của mình đến với công chúng, nhạc Trịnh đã tạo nên một hội chứng nghe. Hội chứng ấy như một cơn địa chấn mà dư ba của nó có thể lan truyền khắp các lục địa. Không chỉ phổ biến trong nước, nhiều ca khúc của ông đã vượt biên giới, đến với các quốc gia khác như Pháp, Mỹ, Ý, Canada, Nhật Bản… được dịch sang tiếng nước bạn và được đông đảo công chúng đón nhận. Ở một số nước như Canada, Ý, Đức đã có thư viện Trịnh Công Sơn. Ông đã vinh dự là người đầu tiên ở Đông Nam Á được Liên hiệp quốc trao tặng giải thưởng âm nhạc cao quý “Vì một thế giới hòa bình” (World Peace Music Award) sau khi ông mất 3 năm (2004).
Việc tìm hiểu giá trị ca từ Trịnh Công Sơn đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là soi chiếu ca từ dưới góc độ ngôn ngữ. Là một người yêu và say mê nhạc Trịnh, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu về “biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn” để góp thêm một cái nhìn mới, giải mã các biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của người nhạc sĩ tài hoa vốn được đánh giá là “phù thủy của ngôn từ” này.
Mục đích nghiên cứu đề tài này bao gồm:
– Xác định được hệ thống các biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn, từ đó chỉ ra mối liên hệ về mặt nguồn gốc của biểu tượng gắn với các quan niệm Triết học, Tôn giáo, Văn hóa của nhân loại… và sự lĩnh hội, kế thừa, sáng tạo lại để hình thành nên những ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng cũng như các biến thể của biểu tượng trong ca từ của nhạc sĩ.
– Trên cơ sở phân tích sự kế thừa và chuyển đổi ý nghĩa của biểu tượng theo trục lịch đại, so sánh và đối chiếu trên mặt đồng đại, xác định các hướng nghĩa biểu trưng chủ yếu của hệ biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn.
– Qua những đặc điểm nổi bật về ý nghĩa hằng tại của các biểu tượng trong ca từ Trịnh, bước đầu đưa ra nhận định về quy luật chuyển hóa từ hệ biểu tượng khởi nguyên vào trong ca từ của Trịnh Công Sơn, từ ý nghĩa bản thể, phạm vi đời sống tín ngưỡng, tâm thức văn hóa cộng đồng… vào thế giới tinh thần của nhạc sĩ.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đi sâu vào nghiên cứu bản chất sự tồn tại của các biểu tượng trong ca từ của Trịnh Công Sơn, ý nghĩa biểu trưng và mức độ khái quát của từng biểu tượng. Từ đó tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhạc sĩ về con người, về tình yêu, và về cõi thế.
Phạm vi khảo sát chủ yếu của cuốn sách là những nhạc phẩm được ấn hành trong tuyển tập tình khúc Trịnh Công Sơn “Một cõi đi về” Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1992, gồm 20 ca khúc; “Khói trời mênh mông” Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1992, gồm 12 ca khúc; “Em còn nhớ hay em đã quên” Nxb Trẻ, thành phố” Hồ Chí Minh, 1993, gồm 53 ca khúc; tuyển tập “Những bài ca không năm tháng” Nxb Âm nhạc, Hà Nội, 1998, gồm 127 ca khúc; Những ca khúc trong thư mục ca khúc Trịnh Công Sơn do Phạm Văn Đỉnh sưu tầm và hiệu đính trên trang web: http://www.tcs-home.org/ban-be/pham-van-dinh/thu-muc-ca-khuc-trinh-cong-son cập nhật tháng 8 năm 2007 với gần 300 ca khúc Trịnh Công Sơn có ghi rõ nguồn trích đáng tin cậy. Tổng số ca khúc được dùng làm cứ liệu khảo sát là: 228 bài.
Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đỗ Việt Hùng, Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội – người thầy đã tận tâm hướng dẫn và cho nhiều ý kiến quý báu về hướng tiếp cận và nội dung của công trình này. Xin trân trọng gửi lời biết ơn tới PGS. TS. Hà Quang Năng, Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam – đã giúp đỡ tôi chỉnh sửa bản thảo và hoàn thiện nội dung của cuốn sách. Xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách sớm được xuất bản.
Xin được bày tỏ lòng tri ân tới các học giả đã viết về Trịnh Công Sơn – đây là một nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi có một cái nhìn khách quan hơn khi nghiên cứu ca từ Trịnh Công Sơn.
Trong điều kiện còn hạn chế về khả năng nghiên cứu, cuốn sách chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự chỉ giáo của quý bạn đọc.
Hà Nội, tháng 6 năm 2009
Tác giả
NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
Tóm tắt
Cuốn sách Biểu Tượng Ngôn Ngữ Trong Ca Từ Của Trịnh Công Sơn của tác giả Bích Hạnh là một công trình nghiên cứu về hệ thống biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ học để phân tích, giải mã các biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, từ đó tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của nhạc sĩ về con người, về tình yêu, và về cõi thế.
Review
Cuốn sách được chia thành ba phần chính:
- Phần 1: Cơ sở lý luận
Phần này giới thiệu những khái niệm cơ bản về biểu tượng ngôn ngữ, phân tích các loại biểu tượng ngôn ngữ trong văn học, và trình bày những quy luật chuyển hóa của biểu tượng ngôn ngữ.
- Phần 2: Hệ thống biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn
Phần này phân tích, giải mã các biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn, bao gồm các biểu tượng về:
* Con người: người yêu, người cha, người mẹ, người bạn,...
* Tình yêu: tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, tình yêu cuộc sống,...
* Cõi thế: thời gian, không gian, thiên nhiên,...
- Phần 3: Kết luận
Phần này tổng kết những kết quả nghiên cứu của tác giả về hệ thống biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
Ưu điểm
- Cuốn sách có nội dung phong phú, sâu sắc, cung cấp cho người đọc những kiến thức mới về hệ thống biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
- Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ học một cách khoa học, chặt chẽ, giúp người đọc hiểu được ý nghĩa biểu trưng của các biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
- Cuốn sách có nhiều minh họa sinh động, giúp người đọc dễ dàng tiếp thu nội dung.
Nhược điểm
- Cuốn sách có một số chỗ chưa được trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
- Một số biểu tượng ngôn ngữ trong ca từ của Trịnh Công Sơn còn có nhiều cách hiểu khác nhau, tác giả chưa đưa ra được những cách hiểu thống nhất.
Đánh giá chung
Cuốn sách Biểu Tượng Ngôn Ngữ Trong Ca Từ Của Trịnh Công Sơn là một công trình nghiên cứu có giá trị, góp phần giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về ca từ của Trịnh Công Sơn.
Mời các bạn mượn đọc sách Biểu Tượng Ngôn Ngữ Trong Ca Từ Của Trịnh Công Sơn của tác giả Bích Hạnh.
Download
Biểu Tượng Ngôn Ngữ Trong Ca Từ Của Trịnh Công Sơn
Giới thiệu Biểu Tượng Ngôn Ngữ Trong Ca Từ Của Trịnh Công Sơn Tweet! Với quan điểm, biểu tượng là vấn đề trung tâm của ngôn ngữ nghệ thuật. Quyển…