Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi

Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi

Giới thiệu

Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi


Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi của tác giả M.D. Morgan Scott Peck.

Kể từ khi The Road Less Traveled được xuất bản lần đầu, tôi hân hạnh nhận được nhiều thư của độc giả. Những lá thư ấy thật tuyệt vời. Tất cả đều rất sắc sảo và đầy quan tâm. Bên cạnh những lời tưởng lệ, đa số các thư đều có kèm những món quà thú vị: những bài thơ minh họa, những trích dẫn hữu ích từ các tác giả khác, những châm ngôn hàm súc và những mẩu chuyện kể lại các kinh nghiệm cá nhân. Các thư ấy có ý nghĩa rất lớn cho cuộc sống của chính bản thân tôi. Qua đó tôi tin rằng trên đất nước này đang có một lực lượng đông đảo những người – đông đảo hơn mình vốn tưởng – đã và đang âm thầm kiên trì bước đi trên con đường trưởng thành tinh thần “chẳng mấy ai đi”. Họ cám ơn tôi vì đã giúp làm vơi bớt nỗi cô đơn trên hành trình của họ. Tôi cám ơn họ cũng vì họ đã giúp làm vơi bớt nỗi cô đơn trên hành trình của tôi.

Một số độc giả hỏi về niềm tin của tôi đối với tinh hiệu quả của trị liệu tâm lý. Tôi đã xác nhận rằng dĩ nhiên chất lượng của các nhà trị liệu rất khác nhau. Và tôi vẫn tin rằng phần đông những người không đạt được kết quả gì khi làm việc với một chuyên viên trị liệu giỏi, đấy bởi vì họ thiếu nhiệt tình và ý chí cần thiết để làm nghiêm túc công việc. Tuy nhiên, tôi đã bỏ sót không nêu một sự kiện rằng một thiểu số rất nhỏ người ta – khoảng 5 phần trăm – có những vấn đề tâm thần thuộc bản chất không hưởng ứng sự trị liệu tâm lý, và thậm chí việc khảo sát chuyên sâu có thể làm cho những vấn đề ấy trở nên tệ hại hơn.

Bất cứ ai đọc xong và hiểu quyển sách này thì hầu chắc không thuộc về con số 5 phần trăm ấy. Dẫu sao đi nữa, trách nhiệm của một nhà trị liệu giỏi là phải biện biệt kỹ lưỡng và nhiều khi rất từ từ để xác định ai là người không nên dấn sâu vào công việc phân tâm – và thay vào đó, hướng dẫn họ đến với những hình thức trị liệu khác có thể hữu ích cho họ.

Nhưng thế nào là một nhà trị liệu giỏi? Một số độc giả của The Road Less Traveled (Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi) đang có ý tìm đến tâm lý trị liệu đã đặt câu hỏi rằng làm sao có thể chọn được nhà trị liệu thích hợp, làm sao xác định được một nhà trị liệu giỏi hay không giỏi. Lời khuyên đầu tiên của tôi là bạn phải rất nghiêm túc khi làm công việc chọn lựa này. Đây là một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn có thể có trong cuộc đời bạn đấy. Nhận trị liệu tâm lý là một cuộc đầu tư lớn, không chỉ về tiền bạc mà nhất là về thời giờ và năng lực quí báu mà bạn phải bỏ ra. Nói theo ngôn ngữ của giới mua bán cổ phiếu thì đây là một cuộc đầu tư với hệ số rủi ro rất cao. Nếu bạn chọn lựa đúng, cuộc đầu tư này sẽ đem lại cho bạn những món lãi tinh thần mà bạn chưa bao giờ dám mơ. Còn nếu bạn chọn lựa sai, có thể cũng chẳng thiệt hại gì, nhưng chắc chắn là bạn sẽ uổng phí phần lớn tiền bạc, thời giờ và sức lực mà bạn bỏ vào đó.

Vậy, bạn đừng ngần ngại đi dò la tìm hiểu một vòng trước đã. Và cũng đừng ngần ngại tín nhiệm vào trực giác của bạn. Thường thì chỉ cần một cuộc tiếp xúc, bạn sẽ có thể xác định ngay vị này là “thứ thiệt” hay là “tay mơ”. Nếu gặp vị “tay mơ”, bạn hãy thanh toán chi phí cho buổi gặp duy nhất ấy và tìm kiếm một vị khác. Những trực giác ấy thường khó xác định, song chúng có thể bật ra từ những dấu hiệu nho nhỏ mà rất rõ ràng. Hồi tôi bắt đầu tìm đến tâm lý trị liệu, năm 1966, tôi rất quan tâm và thắc mắc nhiều về tính đúng đắn của sự dính líu của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong phòng đợi của vị y sĩ, tôi thấy những tờ Ramparts và New York Review of Books – cả hai đều là những tờ báo tự do và đều có những chủ trương phản chiến. Tôi hiểu rằng mình đã gõ đúng cửa, ngay cả trước khi tôi gặp ông ta!

Nhưng khuynh hướng chính trị, tuổi tác, phái tính của vị y sĩ của bạn không phải là những yếu tố quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn: đó có phải là một con người có sự quan tâm đích thực không? Cả vấn đề này nữa, bạn thường có thể xác định một cách nhanh chóng – dù vị y sĩ sẽ không rối rít nắm tay bạn và dõng dạc thề thốt sẽ hết mình với bạn đâu. Những vị y sĩ giàu quan tâm thường là những vị tỏ ra cẩn trọng, mực thước và nhiều khi hơi nghiêm nghị. Nhưng bạn có thể trực giác và nhận biết bên trong vẻ nghiêm nghị ấy là sự nồng nhiệt hay sự lạnh lùng.

Các y sĩ sẽ phỏng vấn bạn để quyết định xem có thể nhận bạn làm thân chủ hay không. Vậy bạn cũng cần phải biết phỏng vấn vị y sĩ để xem có thể nhận vị ấy làm nhà điều trị cho mình hay không. Nếu thấy cần, bạn đừng ngần ngại hỏi xem vị y sĩ nghĩ gì về – chẳng hạn – phong trào giải phóng phụ nữ, về đồng tính luyến ái hay về tôn giáo… Bạn có quyền nhận được những câu trả lời nghiêm túc, cởi mở và thành thực. Đối với những loại câu hỏi khác – chẳng hạn cuộc trị liệu sẽ kéo dài bao lâu, hay những nốt đỏ trên da bạn có thể phải là triệu chứng của một tâm bệnh hay không – thì bạn nên tín nhiệm vị y sĩ nào thú nhận rằng mình không biết. Thật vậy, những người am hiểu nhiều và thành công trong bất cứ nghề nghiệp nào mà sẵn sàng thú nhận mình không biết về những điều họ không biết – thì thường đó là những chuyên gia thực sự đáng tin cậy.

Khả năng của một nhà trị liệu không có nhiều quan hệ lắm với những học vị mà họ có thể có. Tình yêu, lòng can đảm và sự khôn ngoan không thể được chứng nhận qua những tấm bằng. Chẳng hạn, những bác sĩ tâm thần “được hội đồng chứng nhận” – tức những nhà trị liệu có học vị cao nhất – đã trải qua quá trình đào tạo kỹ lưỡng đến nỗi khi làm việc với họ, bạn có thể tin rằng mình không đang rơi vào một tay “dỏm”. Thế nhưng, không phải bao giờ một bác sĩ tâm thần cũng làm công việc trị liệu giỏi hơn – hay thậm chí giỏi bằng – một nhà tâm lý, một nhân viên công tác xã hội hoặc một giáo sĩ. Thực tế, hai trong số những nhà trị liệu kiệt xuất nhất mà tôi được biết thậm chí đã chưa bao giờ tốt nghiệp đại học.

Nghe ngóng dư luận cũng thường là cách tốt nhất để bạn tìm kiếm một nhà trị liệu. Nếu một bạn hữu mà bạn tín nhiệm đã tỏ ra hài lòng với công việc của một nhà trị liệu nào đó, thì bạn nên đến gõ cửa vị ấy xem sao. Một cách khác, đặc biệt đáng áp dụng khi bạn có những vấn đề về thể lý nữa – đó là bạn nên bắt đầu với một bác sĩ tâm thần. Là những người đã trải qua đào tạo y khoa, các bác sĩ tâm thần thường là những nhà trị liệu đắt tiền nhất; nhưng họ cũng có điều kiện tốt nhất để nắm hiểu thấu đáo mọi góc cạnh trong vấn đề của bạn. Vào cuối buổi gặp, sau khi vị bác sĩ tâm thần đã nắm được khái quát các chiều kích của vấn đề của bạn, bạn có thể yêu cầu vị ấy giới thiệu mình cho một nhà trị liệu không chuyên ngành y và ít tốn kém hơn, nếu điều này thích đáng. Những bác sĩ tâm thần giỏi nhất thường sẵn sàng nói cho bạn biết ai là những chuyên viên trị liệu đáng tin cậy trong vùng của bạn. Dĩ nhiên, nếu vị bác sĩ tâm thần trao cho bạn ấn tượng tốt và nhiệt tình muốn nhận bạn làm thân chủ, bạn có thể xúc tiến công việc với chính vị ấy.

Nếu bạn bị khó khăn về tài chánh và bạn không có bảo hiểm y tế cho việc trị liệu tâm lý theo hình thức ngoại trú, có lẽ sự chọn lựa duy nhất của bạn là tìm đến một trung tâm sức khoẻ tâm thần do chính phủ hay do một bệnh viện bảo trợ. Ở đó, chi phí sẽ được ấn định dựa theo khả năng thực tế của bạn – và bạn có thể an tâm rằng mình sẽ không rơi vào một lang băm. Dĩ nhiên, việc trị liệu ở các trung tâm thường không được cặn kỹ, và bạn không có nhiều khả năng để chọn lựa nhà trị liệu cho mình. Nhưng nói chung, kết quả thường rất khả quan.

Những chỉ dẫn vắn tắt trên đây có thể không đạt mức chi tiết như bạn đọc mong muốn. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh hàng đầu, đó là việc trị liệu tâm lý đòi hỏi một mối quan hệ mật thiết (xét về mặt tâm lý) giữa hai con người – nên không gì có thể miễn chước cho bạn trách nhiệm phải tự mình chọn lựa con người thích hợp mà mình có thể tín nhiệm để nhận làm người hướng dẫn mình. Nhà trị liệu tốt nhất cho người này có thể không phải là tốt nhất cho người kia. Mỗi người, cả nhà trị liệu lẫn bệnh nhân, đều độc đáo; và bạn phải cậy dựa vào sự phán đoán theo trực giác độc đáo của riêng bạn. Bởi vì bao giờ cũng còn đó tính rủi ro, nên tôi chúc bạn may mắn. Và bởi vì hành vi nhận trị liệu tâm lý – với tất cả những hệ lụy của nó – là một hành vi đầy can đảm, nên tôi nghiêng mình thán phục bạn.

M. Scott Peck

Bliss Road

New Preston, Conn. 06777

***

Tóm tắt

Trong chương này, tác giả M. Scott Peck đã trả lời một số câu hỏi của độc giả về việc chọn nhà trị liệu tâm lý. Ông nhấn mạnh rằng việc chọn nhà trị liệu là một quyết định quan trọng, và cần phải cẩn thận cân nhắc các yếu tố như:

  • Khả năng chuyên môn của nhà trị liệu
  • Sự quan tâm và đồng cảm của nhà trị liệu
  • Sự phù hợp giữa nhà trị liệu và thân chủ

Tác giả cũng đưa ra một số lời khuyên cụ thể để giúp độc giả chọn nhà trị liệu phù hợp, bao gồm:

  • Tìm hiểu thông tin về nhà trị liệu, chẳng hạn như học vị, kinh nghiệm, và lĩnh vực chuyên môn.
  • Tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân, hoặc các chuyên gia khác.
  • Tìm đến một trung tâm tư vấn tâm lý uy tín.

Đánh giá

Chương này cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về việc chọn nhà trị liệu tâm lý. Các lời khuyên của tác giả là thực tế và dễ hiểu, giúp độc giả có thể tự tin lựa chọn nhà trị liệu phù hợp với nhu cầu của mình.

Những ý kiến riêng

Tôi đồng ý với tác giả rằng việc chọn nhà trị liệu là một quyết định quan trọng. Một nhà trị liệu giỏi có thể giúp thân chủ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và phát triển bản thân. Tuy nhiên, việc chọn nhà trị liệu cũng có thể là một thách thức, bởi vì có rất nhiều nhà trị liệu trên thị trường với trình độ và kinh nghiệm khác nhau.

Tôi đánh giá cao những lời khuyên của tác giả trong chương này. Những lời khuyên này là thực tế và hữu ích, giúp độc giả có thể lựa chọn nhà trị liệu phù hợp.

Dưới đây là một số ý kiến riêng của tôi về việc chọn nhà trị liệu tâm lý:

  • Khi tìm kiếm nhà trị liệu, bạn nên tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân, hoặc các chuyên gia khác. Đây là một cách tốt để tìm hiểu về kinh nghiệm và uy tín của các nhà trị liệu.
  • Bạn nên tìm đến một trung tâm tư vấn tâm lý uy tín. Các trung tâm này thường có đội ngũ nhà trị liệu được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm.
  • Bạn nên tham gia một buổi tư vấn thử với nhà trị liệu trước khi quyết định bắt đầu trị liệu. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá xem nhà trị liệu có phù hợp với mình hay không.

Tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn được nhà trị liệu tâm lý phù hợp.

Mời các bạn mượn đọc sách Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi của tác giả M.D. Morgan Scott Peck.

Download

Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose

Giới thiệu Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi Tweet! Tóm tắt & Review (Đánh Giá) sách Con Đường Chẳng Mấy Ai Đi của tác giả M.D. Morgan Scott Peck. Kể…

Bookmark (0)
Please login to bookmarkClose