Đường Mây Trên Đất Hoa

Đường Mây Trên Đất Hoa

Giới thiệu

Đường Mây Trên Đất Hoa


Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Đường Mây Trên Đất Hoa của tác giả Hòa Thượng Hư Vân:

Phần lớn các thiền sư đều ra đi không để lại dấu vết, nếu có thì chỉ lưu lại một vài giai thoại sơ lược nên rất ít ai biết rõ công phu tu tập của các ngài. Có lẽ biết rõ chúng sanh thời Mạt pháp1nghiệp dày, trí mỏng, tín tâm yếu kém, nên một vài thiền sư như ngài Hám Sơn2 (1546 – 1623), và ngài Hư Vân (1840 – 1959) đã để lại tài liệu tu tập như là một chứng tích để cho chúng sanh đời sau theo gương đó mà tu hành.

1 Mạt pháp: thời Mạt pháp được cho là bắt đầu từ 1.500 năm sau khi Thích Ca nhập diệt. Mạt pháp theo nghĩa thông thường chỉ giai đoạn mà các giáo lý Phật dạy (pháp) trở nên mai một (mạt) và chỉ còn là hình thức.

2 Ngài Hám Sơn là một đại sư Phật giáo Thiền tông và Tịnh Độ tông. Ông được mệnh danh là một trong bốn vị “thánh tăng” đời nhà Minh (ba vị còn lại là Tử Bá hiệu Đạt Quán, Liên Trì và Ngẫu Ích). Sư Hám Sơn là người để lại rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp người trong xã hội bấy giờ.

Cuộc đời tu tập và hành đạo kéo dài suốt một trăm hai mươi năm của Hòa thượng Hư Vân không chỉ là tấm bản đồ chỉ dẫn cho những người muốn tu tập, mà còn là một bức tranh sống động mô tả rõ tình trạng của Phật giáo tại Trung Hoa vào cuối thế kỷ mười chín. Ngoài giá trị về Phật học, nó còn mang giá trị rất lớn về mặt sử liệu, vì Hòa thượng Hư Vân ra đời vào lúc các nước đế quốc đang xâu xé Trung Hoa (1840) và ngài qua đời vào năm 1959, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949). Ngài đã chứng kiến năm triều đại nhà Mãn Thanh, Chiến tranh Nha phiến (1839 – 1842 và 1857 – 1860), Hòa ước Nam Kinh3, Chiến tranh Thanh – Nhật4 (1894 – 1895), cuộc nổi dậy Thái Bình Thiên Quốc và Nghĩa Hòa Đoàn (1899 – 1901), Cách mạng Tân Hợi (1911) và Chiến tranh Trung – Nhật (1937 – 1945). Ngài đã trải qua những nội ưu ngoại hoạn5 của thời thành lập Trung Hoa Dân Quốc, cuộc chiến tranh Nam – Bắc và Ngũ Tứ vận động. Ngài đã chia sẻ những khổ đau kinh hoàng của dân chúng trong trận Thế chiến thứ nhất và thứ hai, cũng như cuộc tranh chấp giữa các phe phái quân phiệt và đảng phái.

3 Hòa ước Nam Kinh được ký kết vào tháng 8 năm 1842, đánh dấu sự kết thúc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất giữa Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland với nhà Thanh của Trung Quốc. Đây là hòa ước đầu tiên bất lợi cho Trung Quốc.

4 Chiến tranh Thanh – Nhật, hay Chiến tranh Giáp Ngọ, là cuộc chiến giữa nhà Đại Thanh, Trung Hoa và Đế quốc Nhật Bản diễn ra từ tháng 8 năm 1894 đến tháng 4 năm 1895. Kết quả của cuộc chiến này là một sự chuyển dịch quyền lực chi phối khu vực châu Á từ Trung Quốc sang Nhật Bản (khác với Chiến tranh Trung – Nhật, là cuộc chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc thời kỳ 1937 – 1945).

5 Nội ưu ngoại hoạn: thù trong giặc ngoài.

Bất chấp mọi khó khăn trở ngại, tình hình chính trị xáo trộn, ngài vẫn ung dung hoằng pháp, xây dựng lại những tự viện, chùa chiền đổ nát vì chiến cuộc, chấn hưng Phật giáo, đào tạo tăng tài, xây dựng lại căn nhà pháp cho bền vững. Ngài đã xây cất hàng chục cảnh chùa, trùng tu hàng trăm tháp Tổ, dạy dỗ hàng ngàn tăng chúng và truyền giới cho hàng trăm ngàn người. Ngài không những đã đi khắp Trung Hoa hoằng dương Phật đạo mà còn qua cả Xiêm La (Thái Lan), Tây Tạng, Ấn Độ, Nam Dương, Mã Lai, Miến Điện để làm Phật sự. Trong suốt cuộc đời hành đạo, ngài luôn luôn khiêm tốn, nhẫn nhục, chịu đựng mọi sự bất hạnh mà không một lời than van, ngay cả khi bị hành hạ tra tấn chết đi sống lại, ngài vẫn chỉ một lòng niệm Phật. Cuộc đời tu học của ngài là cả một công phu với những cố gắng phi thường. Tuy thăm viếng, học hỏi rất nhiều bậc thiện tri thức nhưng ngài đã chứng đắc hoàn toàn nhờ vào những nỗ lực cá nhân. Ngài chứng nhất tâm khi thực hành tam bộ nhất bái, đạt kiến tánh6 khi chịu khổ nhục tại chùa Cao Mân. Nhờ ngài mà các truyền thống tu tập cổ xưa đã được khôi phục. Chính ngài đã nối lại mạch nguồn các tông phái, phục hồi Năm cánh hoa Thiền (Ngũ Gia)7 và xiển dương8 tinh yếu của Tịnh Độ tông, đem lại một sinh khí mới cho Phật giáo Trung Hoa lúc đang ở trong tình trạng suy đồi.

6 Kiến tánh: nhìn thấy cái thật tánh hay bản tánh chân thật của mọi sự vật, hiện tượng.

7 Ở Trung Quốc có năm phái thiền; và người Trung Quốc thường ví năm phái thiền đó với năm cánh của bông hoa. Đó là các thiền phái Lâm Tế, Tào Động, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng và Vân Môn.

8 Xiển dương: mở rộng, làm cho sáng tỏ, phát huy, phát triển (ví dụ, xiển dương Phật pháp).

Quyển Đường mây trên đất hoa này ban đầu được dịch từ ấn bản tiếng Anh Empty Cloud của Charles Luk, xuất bản năm 1959. Tuy nhiên, nhận thấy bản dịch này còn thiếu sót, chúng tôi đã tham cứu thêm quyển Biography of Venerable Master Hsu Yun và quyển Chan & Zen teaching Series 1 để bổ sung thêm, nhưng vẫn thấy các bản dịch Anh ngữ chưa được hoàn chỉnh. May mắn thay, đang lúc bối rối thì chúng tôi được biết Đại đức Thích Hằng Đạt cũng đang dịch quyển Biên niên tự thuật của Hòa thượng Hư Vân từ bản chữ Hán của cư sĩ Sầm Học Lữ. Đây là bản nguyên tác do chính Hòa thượng Hư Vân đọc cho các đệ tử của ngài ghi chép, rồi trao cho cư sĩ Sầm Học Lữ, một đệ tử thân tín đã theo hầu ngài trong nhiều năm, để biên soạn và xuất bản. Thể theo lời yêu cầu của chúng tôi, Đại đức Thích Hằng Đạt đã đồng ý cho phép chúng tôi sử dụng bản dịch này để bổ sung thêm cho những thiếu sót của ấn bản tiếng Anh, và đặc biệt đã dịch thêm phần giảng dạy rất quan trọng của Hòa thượng Hư Vân trong hai khóa thiền thất tổ chức tại chùa Ngọc Phật tại Thượng Hải vào năm 1953.

Quyển Đường mây trên đất hoa này được chia làm ba phần, phần thứ nhất là do chính Hòa thượng Hư Vân kể lại đời mình cho các đệ tử ghi chép, phần hai là do các đệ tử của ngài ghi lại những sự việc xảy ra sau đó, và phần thứ ba là lời giảng dạy của Hòa thượng trong hai khóa thiền thất. Trong việc dịch thuật một tác phẩm quan trọng như quyển sách này, chắc chắn có nhiều sai sót, kính xin các bậc cao minh chỉ giáo và thứ lỗi cho. Nếu có được chút công đức nào thì xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Ngày 30 tháng 8 năm 1996

Thích Hằng Đạt

Nguyên Phong

***

Tóm tắt:

Cuốn sách “Đường mây trên đất hoa” là tự truyện của Hòa thượng Hư Vân, một vị cao tăng Phật giáo Trung Hoa. Cuốn sách ghi lại cuộc đời tu tập và hành đạo của ngài, từ khi ngài xuất gia cho đến khi viên tịch.

Review:

Cuốn sách là một tài liệu quý giá về Phật giáo Trung Hoa. Nó không chỉ cung cấp thông tin về cuộc đời của Hòa thượng Hư Vân, mà còn phản ánh lịch sử và sự phát triển của Phật giáo Trung Hoa trong thời kỳ Mạt pháp.

Cuộc đời tu tập của Hòa thượng Hư Vân là một tấm gương sáng cho những người muốn tu hành. Ngài đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ nhưng vẫn kiên trì theo đuổi con đường giác ngộ. Ngài đã chứng đắc được quả vị Phật, và đã dành cả cuộc đời để hoằng pháp lợi sanh.

Cuốn sách được viết theo một lối văn giản dị, dễ hiểu. Nó phù hợp với tất cả mọi người, từ những người mới bắt đầu tìm hiểu Phật giáo cho đến những người đã có nhiều kinh nghiệm tu tập.

Đánh giá:

Cuốn sách “Đường mây trên đất hoa” là một tác phẩm có giá trị cao về Phật học và lịch sử. Nó là một tài liệu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo Trung Hoa.

Một số ý kiến đánh giá khác:

  • Ý kiến 1:

“Cuốn sách “Đường mây trên đất hoa” là một tác phẩm tuyệt vời. Nó đã giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Hư Vân. Tôi rất ngưỡng mộ ngài vì sự kiên trì và tinh thần hoằng pháp lợi sanh của ngài.”

  • Ý kiến 2:

“Cuốn sách này là một tài liệu quý giá cho những người muốn tìm hiểu về Phật giáo Trung Hoa. Nó cung cấp nhiều thông tin về lịch sử và sự phát triển của Phật giáo Trung Hoa trong thời kỳ Mạt pháp.”

  • Ý kiến 3:

“Cuốn sách được viết theo một lối văn giản dị, dễ hiểu. Nó phù hợp với tất cả mọi người, từ những người mới bắt đầu tìm hiểu Phật giáo cho đến những người đã có nhiều kinh nghiệm tu tập.”

Mời các bạn mượn đọc sách Đường Mây Trên Đất Hoa của tác giả Hòa Thượng Hư Vân.

Download

Đường Mây Trên Đất Hoa

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close

Giới thiệu Đường Mây Trên Đất Hoa Tweet! Tóm tắt, Review và Đánh giá sách Đường Mây Trên Đất Hoa của tác giả Hòa Thượng Hư Vân: Phần lớn các thiền…

Bookmark (0)
Please login to bookmark Close